Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN QUẢN TRỊ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO. PGS.TS. NHÂM PHONG TUÂN (Trang 72 - 73)

- Nghiên cứu và phát triển

2 Von Hippel, E The sources of innovation,

4.3.2. Đối thủ cạnh tranh

Các doanh nghiệp cùng hoạt động và cạnh tranh trong ngành có thể là một nguồn cho đổi mới của doanh nghiệp. Cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới để có thể tồn tại và phát triển, như vậy cạnh tranh đã tạo sức ép cho đổi mới, đây chính là một nguồn gián tiếp của đổi mới. Một cách trực diện hơn, khi đối thủ cạnh tranh tiến hành

Chương 4: Nguồn gốc của những đổi mới

85

đổi mới công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp là “người đi sau” có thể học tập, bắt chước, hay hấp thu đổi mới của đối thủ cạnh tranh đó. Đây là nguồn đổi mới trực tiếp từ đối thủ cạnh tranh.

Khi một công ty được hưởng lợi từ kết quả hoạt động nghiên cứu và phát triên của công ty khác/ đối thủ cạnh tranh, người ta gọi cơng ty đó được hưởng lợi ích

từ hiệu ứng lan tỏa. Những hiệu ứng lan tỏa có thể có được từ tri thức khoa học cơ bản để quảng bá các ý tưởng.

Ví dụ: Một công ty nghiên cứu về thuốc giảm cholesterol, một số kết quả nghiên cứu của công ty bị các đối thủ cạnh tranh sử dụng. Các đối thủ cạnh tranh cũng có thể bắt chước thành phần hóa chất của loại thuốc mới có doanh số bán hàng khổng lồ đó. Một số cơng ty lại sống dựa vào ảnh hưởng lan truyền từ các đối thủ cạnh tranh. Các cơng ty đó thực thi chiến lược như: người đi sau bắt chước nhanh, người bắt chước, người đi sau, thực chất là chờ đợi công ty khác phát minh ra sản phẩm mới trước.

Ví dụ: Microsoft đã khơng phát minh ra hầu hết các sản phẩm phần mềm mà nó vẫn được vị trí dẫn đầu về thị phần. Cola cho người ăn kiêng và cola không caffeine không phải do Coca Cola phát minh ra, mặc dù Coca Cola dẫn đầu thị trường trong cả hai dòng sản phẩm này.

Hiệu ứng lan tỏa, hay người bắt chước/người đi sau phụ thuộc vào mức độ mà những tri thức khoa học hoặc những phát minh được bảo vệ khỏi những người đi sau/người bnắgthchước, ĩa là nó phụ thuộc vào việc bảo vệ dựa theo quyền sở hữu trí tuệ và tính chất ngầm cũng như số lượng tri thức đòi hỏi. Bảo vệ bản quyền thì chặt chẽ hơn là bảo vệ bằng sáng chế, và bảo vệ bằng sáng chế trong lĩnh vực dược thì chặt chẽ hơn trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn. Những phát minh và đổi mới càng có tính chất ngầm và càng dựa vào tri thức thì càng khó bắt chước.

Nhưng giả sử rằng các kết quả nghiên cứu của một công ty là dễ bắt chước, một câu hỏi đặt ra là tại sao vẫn có nhiều cơng ty khác tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển?

 Thứ nhất, khả năng một cơng ty có thể nhận được ảnh hưởng lan tỏa từ đối thủ cạnh tranh phụ thuộc vào việc nó địi hỏi nhiều kiến thức liên quan khơng, nghĩa là phụ thuộc vào năng lực tiếp nhận ảnh hưởng. Một cách hữu hiệu để xây dựng năng lực này là tiến hành những nghiên cứu có liên quan.

 Thứ hai, người đi đầu trong việc phát minh và thương mại hóa phát minh đó sẽ sở hữu được lợi thế của người đi đầu, kể cả trong trường hợp phát minh đó là dễ bắt chước. Khi mà sự đối mới bị đối thủ cạnh tranh bắt chước, công ty đổi mới đã gặt hái được nhiều lợi nhuận và chuyển sang đổi mới tiếp theo.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN QUẢN TRỊ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO. PGS.TS. NHÂM PHONG TUÂN (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)