2.1. Thực trạng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư kh
2.1.1. Các quy định về nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư kh
Nhà nước thu hồi đất
2.1.1. Các quy định về nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khiNhà nước thu hồi đất Nhà nước thu hồi đất
2. ỉ. ỉ. ỉ. Nguyên tăc bôi thường khi Nhà nước thu hôi đât
Luật Đất đai năm 2013 tách nguyên tắc bồi thường về đất và nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất ra để quy định ở 02 điều luật riêng biệt (Điều 74 và Điều 88). Cụ thể như sau:
Thứ nhât, nguyên tăc bôi thường vê đât. Điêu 74 Luật Đât đai năm 2013 quy định các nguyên tắc thực hiện bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
Một là, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện với những đối tượng có đủ điều kiện do pháp luật quy định (Khoán 1 Điều 74 Luật Đất đai năm 2013). Nguyên tắc này nhằm đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời tạo được sự bình đẳng giữa các đối tượng bị thu hồi đất.
Hai là, việc bồi thường được thực hiện theo hai hình thức, ưu tiên bồi thường bằng đất có mục đích sứ dụng tương ứng với loại đất thu hồi; trường hợp khơng có đất để bồi thường thì bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể
của loại đất thu hồi được UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm quyết định thu hồi đất (Khoản 2 Điều 74 Luật Đất đai năm 2013).
Với nguyên tăc này, việc bôi thường cho người thu hôi đât sẽ ưu tiên bồi thường bằng đất tương ứng với loại đất bị thu hồi. Trường hợp khơng có đất để bồi thường thì sẽ tiến hành việc bồi thường bằng tiền, số tiền bồi thường được tính dựa trên giá đất cụ thể tại thời điểm có quyết định thu hồi đất. Quy định này nhằm loại bỏ tình trạng người có đất bị thu hồi đòi hỏi giá bồi thường quá cao do việc chuyển mục đích sử dụng đất sau khi thu hồi sẽ làm tăng giá trị đất đai. Theo quy định tại Điều 113 và Điều 114 Luật Đất đai năm 2013 thì giá đất cụ thể chính là giá đất được sử dụng đế làm căn cứ cho việc tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Giá đất cụ thể do UBND cấp tĩnh quy định và tiến hành điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với thực tế tại địa phương mình.
Ba là, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phái bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật
(Khoản 3 Điều 74 Luật Đất đai năm 2013).
Hoạt động thu hồi đất và giải quyết bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là một trong những vấn đề nhạy cảm, dễ nãy sinh khiếu kiện kéo dài. Vì vậy, các yếu tố khách quan, dân chủ, công khai, công bằng trong thực hiện bồi thường là hết sức quan trọng, đảm bảo giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước, người bị thu hồi đất và chủ đầu tư thực hiện dự án. Tính dân chủ được hiểu là trong quá trình xem xét mức bồi thường phải có sự tham gia thảo luận, lấy ý kiến của người bị thu hồi đất (thế hiện ở việc lập phương án bồi thường). Tính khách quan được hiểu là việc xem xét mức bồi thường phải được tính tốn dựa trên các yếu tố khách quan, tránh sự chủ quan từ những người làm cơng tác bồi thường. Tính cơng bằng được hiểu là những trường hợp thu hồi đất giống nhau về loại đất, địa lý, căn cứ thu hồi đất thì các chủ thể bị thu hồi đất được bồi thường với mức tương đương nhau. Cùng với đó, việc công khai, minh bạch các quyết định của cơ quan Nhà nước trong quá
trình thu hơi đât giúp cho người dân có thê tham gia giám sát các hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, phát hiện và tổ cáo những hành vi tiêu cực, trái quy định pháp luật của các cán bộ, cơng chức.
Tính kịp thời trong công tác bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất cũng là một nguyên tắc quan trọng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất, giúp họ sớm ổn định được cuộc sống.
Thứ hai, nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất. Nguyên tắc thực hiện việc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất được quy định cụ thể tại Điều 88 Luật Đất đai năm 2013:
Một là, khi Nhà nước thu hồi đất chủ sở hữu tài sản được bồi thường thiệt hại đối với những tài sản hợp pháp (Khoán 1 Điều 88 Luật Đất đai năm 2013).
Theo nguyên tắc này, người bị thu hồi đất ngồi việc được bồi thường về đất thì họ cịn được bồi thường thiệt hại đối với tài sản trên đất: nhà cửa, cơng trình xây dựng, cây cối, hoa màu... Nguyên tắc này phù hợp với sự bảo hộ của pháp luật đối với quyền sở hữu tài sản của công được ghi nhận trong Hiến pháp; đồng thời, nguyên tắc này còn thế hiện quyền của người sử dụng đất được hưởng thành quả, kết quả đầu tư trên đất được ghi nhận tại Điều 166 Luật Đất đai năm 2013. Tuy nhiên, không phải tất cả tài sản gắn liền trên đất bị thu hồi thì đều được bồi thường, mà cần phải xem xét về tính hợp pháp của tài sản đó. Đối với những tài sản hình thành sau khi có quyết định thu hồi đất hoặc những tài sản được xây dựng trước khi có quyết định thu hồi đất nhưng trái với mục đích sử dụng đất thì khơng được xem xét, bồi thường đối với những tài sản này.
Hai là, việc thu hồi đất của Nhà nước dẫn đến các đối tượng đang sử dụng đất là tố chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng việc sản xuất, kinh doanh mà
phát sinh thiệt hại thì sẽ được bôi thường thiệt hại (Khoản 2 Điêu 88 Luật Đât đai năm 2013). Đây là một điểm mới của Luật Đất đai năm 2013 khi bắt đầu xem xét bồi thường về đất với tư cách là tư liệu sản xuất của con người, ngoài ý nghĩa là tài sản của tồn dân. Vì vậy, thu hồi đất mà người bị thu hồi đất đang sử dụng để sản xuất, kinh doanh thì ngồi việc bồi thường giá trị đất còn phải bồi thường thiệt hại về mặt thu nhập, sinh kế cho người bị mất đất, mất tư liêu sản xuất.
2.1.1.2. Nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Khoản 1 Điều 83 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Đây được xem là một trong những điểm mới của Luật Đất đai năm 2013 so với pháp luật đất đai ờ các thời kỳ trước đó. Nguyên tắc hỗ trơ khi Nhà nước thu hồi đất đươc thể hiên cu thể như sau:
Thứ nhât, người sử dụng đât khi Nhà nước thu hơi đât ngồi việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hồ trợ (điểm a, khoản 1 Điều 83 Luật Đất đai năm 2013).
Những thiệt hại do hoạt động thu hồi đất gây ra đối với người có đất bị thu hồi là rất lớn. Ngồi việc bị mất quyền sử dụng đất, tài sản trên đất bị phá hủy thì người bị thu hồi đất còn đứng trước nguy cơ mất chỗ ở, mất tư liệu
sản xuất, thất nghiệp... Các chính sách bồi thường không thể bù đắp được hết những thiệt hại mà họ và gia đình phải gánh chịu. Do đó, nhằm giúp cho người bị thu hồi đất sớm ốn định được cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, pháp luật quy định khi Nhà nước thu hồi đất của người dân thì ngồi việc bồi thường theo quy định cịn phải thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người bị thu hồi đất. Nguyên tắc này hồn tồn phù hợp với vai trị cùa Nhà nước ta - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai năm 2013 quy định các khoản hồ trợ có thể bao gồm: hồ trợ ổn định đời sống và sân xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm
việc làm đôi với trường hợp thu hôi đât nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ờ...
Thứ hai, việc hồ trợ phải đảm bảo khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật (điếm b Khoản 1 Điều 83 Luật Đất đai năm 2013).
Đây được xem là địi hỏi cần thiết đối với q trình thực thi các quy định pháp luật về BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất nói chung. Đồng thời, nguyên tắc này cũng được xem là một cơ chế để kiểm soát hoạt động này, tránh những hành vi vi phạm, tiêu cực và tham nhũng xảy ra. Việc công khai, minh bạch và dân chủ khi tiến hành BT, HT và TĐC sẽ giúp cho người bị thu hồi đất được tham gia trực tiếp thỏa thuận, đưa ra ý kiến với cơ quan Nhà nước liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình; đồng thời thực hiện quyền giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình.• •
2.1.1.3. Ngun tắc tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Luật Đất đai năm 2013 chưa có quy định cụ thể về nguyên tắc thực hiện tái định cư bên cạnh chính sách bồi thường, hỗ trợ. Tái định cư vừa là một bộ phận thuộc chính sách bồi thường trong trường hợp Nhà nước bồi thường bằng đất ở. Đồng thời, tái định cư vừa là một vấn đề thuộc chính sách hồ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Cụ thế, một trong các hình thức hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là hỗ trợ tái định cư đối với những người sừ dụng đất phải di chuyển chỗ ở (điểm c khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai năm 2013).
Do pháp luật đất đai chưa đặt ra những nguyên tắc đối với việc thực hiện tái định cư cho người bị thu hồi đất, vì vậy, thực tế một số khu tái định cư chất lượng còn thấp, chưa đảm bảo được các điều kiện tốt hơn hoặc bằng so với chỗ ở cũ. Một số trường hợp người bị thu hồi đất chưa được bố trí tái
định cư kịp thời. Vì vậy, Luật Đât đai năm 2013 đã quy định vê việc lập và thực hiện dự án tái định cư, cụ thể: “Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền ”, đồng thời “Việc thu hồi đất chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư” (Khoản 2, 3 Điều 85 Luật Đất đai năm 2013).
2.1.2. Các quy định về đoi tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Đôi tượng được bôi thường khi Nhà nước thu hôi đât theo quy định cùa Luật Đất đai năm 2013 bao gồm: tổ chức; hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngồi; cộng đồng dân cư; cơ sở tơn giáo; tố chức nước ngồi có chức năng ngoại giao; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (Điều 5).
Có thể thấy, so với Luật Đất đai năm 2003 thì Luật Đất đai năm 2013 đã bỏ trường hợp người sử dụng đất là cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo pháp luật đầu tư và được Nhà nước cho thuê đất. Đồng thời, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi là đối tượng mới được Luật Đất đai năm 2013 bổ sung.
- Đối tượng được xem xét hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 47/2014/NĐ- CP thì đối tượng được hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất không chỉ giới hạn ở người có đất bị thu hồi mà còn bao gồm các đối tượng bị tác động bởi hoạt động thu hồi đất. Trong đó, đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ ổn định đời sống bao gồm các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ- CP, bao gồm các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được thể hiện cụ thể tại điều Luật này.
Đối tượng được hưởng chính sách hồ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm bao gồm hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông
nghiệp bị thu hôi đât nơng nghiệp. Tuy nhiên, khơng phải mọi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp đều được hưởng chính sách hồ trợ này. Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 47/2014/NĐ-CP thì hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp thì sẽ khơng được hưởng chính sách hồ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.
Ngồi ra, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ cũng là đối tượng được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc
làm theo quy định tại Điều 84 Luật Đất đai năm 2013.
- Đối tượng được bố trí tái định cư được quy định tại Điều 86 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 22 Nghị định 47/2014/NĐ-CP là hộ gia đình, cá nhân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở mà phải di chuyền nơi ớ.
Việc Luật Đất đai năm 2013 mở rộng thêm đối tượng được bồi thường, hồ trợ so với quy định của Luật Đất đai năm 2003 là rất cần thiết, đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất. Mặt khác, việc quy định mở rộng đối tượng được bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi là phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế thế giới, xóa dần những khác biệt về quyền sử dụng đất giữa người Việt Nam trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngồi, tạo sự bình đắng trong quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, mờ ra mơi trường đầu tư hấp dẫn, khuyến khích các chủ thể đầu tư vào Việt Nam.
2.1.3. Các quy định về điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ, tái địnhcư khi Nhà nước thu hồi đất cư khi Nhà nước thu hồi đất
2.1.3.1. Điều kiện được bồi thường về đất
Như đã phân tích, khơng phải bất cứ mọi trường hợp Nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng đất cũng được bồi thường mà chỉ khi Nhà nước thu hồi
đất phục vụ mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng. Đồng thời, để được hưởng chính sách bồi thường từ Nhà nước thì người bị thu hồi đất cũng phải đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định cụ thể tại Điều 75 Luật Đất đai năm 2013.
Một điều kiện chung nhất và có tính quan trọng nhất đó là người có đất bị thu hồi phải có căn cứ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp cùa mình đối với diện tích đất bị thu hồi. Theo đó, pháp luật quy định người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận). Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai thì đây là loại chứng thư pháp lý có giá trị cao nhất để xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất và là cơ sở để người sử dụng đất có thể thực hiện được các quyền năng do pháp luật quy định (chuyển nhượng, thừa kế, tặng, cho...). Trường hợp, khơng có Giấy chứng nhận thì người bị thu hồi đất phải thuộc các trường hợp đủ điều kiện đề được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại các Điều 100, Điều 101 và Điều 102 Luật Đất đai năm 2013. Theo đó, các trường hợp khơng có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện