Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh nghệ an (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 92)

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực th

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Nghệ An

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái địnhcư khi Nhà nước thu hồi đất cư khi Nhà nước thu hồi đất

z 44 1* r 41

Thứ nhât, sửa đôi quy định vê nguyên tăc bơi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Như đã phân tích tại Chương 2, vân đê đặt ra là nêu xác định ưu tiên bồi thường bằng việc giao đất mới là nguyên tắc được áp dụng thống nhất cho tất cả các trường hợp được bồi thường về đất thì địi hởi cần thiết phải có quỳ đất sạch đủ để bồi thường cho người có đất bị thu hồi đủ điều kiện được bồi thường về đất. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy việc tạo được quỹ đất sạch khơng phải là điều đơn giản, mang tính bất khả thi đối với thực tiễn tại một số địa phương. Vì vậy, cần hồn thiện quy định về nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nhằm đảm bảo thực hiện thống nhất nguyên tắc đã đề ra, cần quy định việc thực hiện bồi thường bằng đất được thực hiện đổi với những địa phương còn quỹ đất đáp ứng đủ cho việc bồi thường cho người có đất bị thu hồi hoặc quy định việc bồi thường bằng đất sẽ được thực hiện đối với một sổ chủ thể nhất định, trong một số trường hợp nhất định. Từ đó, nhằm đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện nguyên tắc, tránh trường hợp nguyên tắc đề ra nhưng lại không thực hiện được.

77»? hai, nên hạn chế việc sử dụng các cụm từ mang tính chất “định tính” trong các văn bản quy phạm pháp luật như “sát với giá đất thực tế trên thị trường”, “phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường”, “bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”... các thuật ngữ này mang tính trừu tượng, khơng cụ thể và gây khó hiểu,

khó áp dụng trên thực tê. Vì vậy, cân nghiên cứu xây dựng và thay thê băng các cụm từ mang tính “định lượng” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng trên thực tế: “tương đương giá thị trường”, “đúng bằng giá thị trường”. Theo pháp luật của Vương quốc Anh, quy định nguyên tắc về bồi thường, các nhà làm luật không chỉ quy định là việc bồi thường phải “tương xứng” với thiệt hại (“principle of equivalence”) mà còn phải chắc chắn rằng số tiền bồi thường so với thiệt hại là “không hơn, không kém” (no more, no less) [13].

Hoặc trong trường hợp phải sử dụng các cụm từ “định tính” thì cần phải có những quy định hướng dẫn cụ thể nhằm “lượng hóa” các cụm từ này tạo điều kiện áp dụng một cách dễ dàng, thống nhất.

Thủ' ba, hoàn thiện quy định pháp luật về cơ chế xác định giá đất.

Một là, cần sửa đổi quy định về cơ chế xác định giá đất theo hướng giảm tối đa sự can thiệp của cơ quan nhà nước vào quá trình xác định giá đất. Đất đai do Nhà nước đại diện quản lý, do vậy, Nhà nước không thế trực tiếp thực hiện việc định giá đất mà cần chuyển giao việc xác định giá đất tù' UBND cấp tỉnh sang hệ thống các tổ chức tư vấn xác định giá đất độc lập, chuyên nghiệp để đảm bảo việc định giá đất thực sự khách quan, chính xác, phù hợp với các quy luật cùa thị trường. Nhà nước không trực tiếp thực hiện việc xác định giá đất mà thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động định giá đất. Các tổ chức tư vấn xác định giá đất phải chịu trách nhiệm trước pháp

luật về hoạt động định giá.

Việc giao hoạt động xác định giá đất cho các tố chức có chức năng tư vấn xác định giá đất độc lập; có cơng nghệ hiện đại, với nguồn nhân lực trình độ chun mơn cao và có trách nhiệm với nghề nghiệp thực hiện là phù hợp với chủ trương xã hội hóa. Nghĩa là tách hoạt động định giá đất khỏi cơ quan quản lý nhà nước. Trên cơ sở kết quả định giá của các tố chức tư vấn xác định giá đất thực hiện, cơ quan quản lý nhà nước sẽ thẩm định và trình cơ quan có

thâm qun phê duyệt. Uy ban nhân dân câp tỉnh có thê quyêt định việc lây kết quả định giá của tổ chức tư vấn xác định giá đất làm căn cứ để tính giá bồi thường. Bởi giá đất do các tố chức có chuyên môn sâu thực hiện với việc sử dụng công nghệ hiện đại cùng với đội ngũ nhân lực trình độ cao, hiểu và nắm bắt được các quy luật của thị trường, phù hợp với thơng lệ quốc tế thì giá đất do các tổ chức này xác định sẽ phù họp với giá thị trường hơn so với Hội đồng thẩm định giá do UBND cấp tỉnh thành lập. Mơ hình các tổ chức tư vấn xác định giá đất chuyên nghiệp và độc lập đã được triển khai hoạt động và mang lại hiệu quả tích cực ở Hàn Quốc. Đây cũng là một kinh nghiệm mà Việt Nam cần học hỏi và áp dụng để mang lại hiệu quả trong công tác bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, giúp giảm bớt những khiếu kiện kéo dài do vấn đề giá bồi thường. Theo tác giả, khoản 4 Điều 115 Luật Đất đai năm 2013 cần được sửa đồi theo hướng “giá đất do tư vấn xác định là căn cứ quan trọng đê cơ quan nhà nước có thâm quyền quy định, quyết định giả đất” [25],

Bên cạnh đó, cũng cần thường xun tiến hành cơng tác thanh tra, kiếm tra hoạt động định giá đất tại các địa phương nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm, đảm bảo hoạt động định giá đất được tiến hành một cách khách quan, chính xác và độc lập. Đồng thời, một trong những lý do dẫn đến việc khiếu kiện, kéo dài, căng thẳng là vấn đề giá bồi thường. Do vậy, để hạn chế tình trạng này, pháp luật đất đai cần bổ sung quy định về quyền yêu cầu thẩm định lại giá đất của các chù thể tham gia vào quá trình bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, đặc biệt là đối với người thu hồi đất. Trong trường hợp không đồng ý với giá đất do cơ quan thẩm định giá đưa ra thì người bị thu hồi đất có quyền yêu cầu hoặc thuê một đơn vị tư vấn xác định giá đất khác tiến hành xác định lại giá đất phù hợp với giá đất trên thị trường, để từ đó có cơ sở yêu cầu Nhà nước điều chỉnh giá bồi thường cho phù hợp.

Hai là, cân nghiên cứu, tiêp thu kinh nghiệm của một sô nước trên thê giới để xây dựng quy định pháp luật về việc xác định giá đất tính bồi thường theo hướng giá đất tính bồi thường được xác định dựa trên sự thỏa thuận với người sử dụng đất. Trường hợp người bị thu hồi đất không đồng ý với giá đất được xác định trong phương án BT, HT và TĐC thì họ có quyền th một đơn vị tổ chức định giá đất để tiến hành định giá lại giá đất.

Ba là, cần xây dựng hệ thống quy định pháp luật về việc xây dựng và hồn thiện hệ thống thơng tin dữ liệu đất đai. Các thông tin đất đai trong cơ sở

dữ liệu phải thường xuyên được cập nhật, đồng thời cơ quan có thẩm quyền tại các địa phương phải theo dõi sát thị trường bất động sản tại địa phương mình quản lý.

Thứ tư, sừa đổi quy định về thời điểm tính giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Như đã phân tích ở Chương 2, theo tác giả pháp luật trong thời gian tới cần có quy định về ngày định giá đất cụ the. Việc quy định ngày định giá đất cụ thể sẽ đảm bảo được nguyên tắc xác định giá đất “phù hợp với

giá đất phổ biến trên thị trường”, đồng thời hạn chế được những thắc mắc từ phía người dân về vấn đề giá đất tính bồi thường. Ở các nước phát triển, pháp

luật có quy định về ngày định giá là “ngày cố định của pháp luật” để xác định tất cả các tài sản theo thị trường mờ vào ngày hơm đó. Theo đó, tùy thuộc vào một trường hợp cụ thể, ngày định giá được xác định theo các phương pháp

sau đây: Ngày định giá được xác định sau một khoảng thời gian cố định kể từ ngày có thơng báo “trưng mua” đất và tài săn trên đất; Ngày định giá là ngày xác nhận của tòa án khi thụ lý đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết bất đồng về

giá đất trưng mua [25],

Đồng thời, pháp luật cũng cần có quy định cụ thể về việc giải quyết đối với trường hợp có phát sinh chênh lệch giữa giá bồi thường tại thời điềm phê duyệt và giá bồi thường tại thời điểm chi trả tiền bồi thường trên thực tế cho

người có đât bị thu hơi. Đơi với trường hợp việc chậm nhận tiên bơi thường xuất phát từ việc người có đất bị thu hồi cố tình chây ì, địi hỏi khơng có căn cứ dẫn đến chậm chi trả tiền bồi thường, ảnh hưởng tiến độ GPMB thì giá bồi thường được tính theo phương án BT, HT và TĐC đã đưa ra. Trường hợp do chủ đầu tư chậm tiến độ, chậm chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi thì phần chênh lệch này chủ đầu tư phải có trách nhiệm chi trả cho người dân. Trường hợp do cơ quan Nhà nước chậm tiến độ GPMB, chậm chi trả tiền bồi thường thì Nhà nước có trách nhiệm bù đắp khoản chênh lệch đỏ cho người có đất thu hồi.

Thứ năm, hồn thiện quy định pháp luật về điều kiện được bồi thường về đất, tài sản gẳn liền với đất.

Pháp luật trong thời gian tới cần có những quy định hướng dẫn cụ thể và chi tiết thế nào là “sử dụng đất ổn định, lâu dài”, sử dụng đất ổn định trong khoảng thời gian bao lâu thì được cơng nhận quyền sử dụng đất và đù điều kiện được bồi thường về đất. Theo tác giả, thuật ngữ “sử dụng ổn định” không nên được hiểu là việc người sử dụng đất đã có thời gian sử dụng đất liên tục, không bị gián đoạn, bởi việc sử dụng đất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố điều kiện tự nhiên, khí hậu, mùa vụ,... vì vậy, nếu việc sử dụng đất ổn định, liên tục mới đủ điều kiện được cơng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Đồng thời, pháp luật cũng cần quy định cụ the việc giải quyết đối với trường hợp các địa phương làm thất lạc sổ địa chính, sổ đăng ký địa chính dẫn đến khơng thể xác định nguồn gốc, thời gian sử dụng đất nhằm đảm bảo tốt nhất cho quyền lợi của người có đất bị thu hồi, đẩy nhanh tiến độ GPMB, tránh những khiếu kiện, bức xúc từ phía người dân.

Ngồi ra, như đã đề cập ớ Chương 2, các nhà làm luật cũng cần nghiên cứu, bổ sung quy định về việc bồi thường đối với tài sản, cơng trình phục vụ

mục đích sản xt, chăn nuôi được xây dựng trên đât nông nghiệp đú điêu kiện được bồi thường về đất của hộ gia đình, cá nhân. Việc quy định này là cần thiết, tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình giải quyết bồi thường, hồ trợ khi thu hồi đất.

77íú’ sáu, hồn thiện các quy định pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.

Một là, cần sữa đổi quy định về mức hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp theo hướng hồ trợ bằng tiền đối với mỗi nhân khẩu, giao cho UBND cấp tỉnh quyết định mức tối thiểu, tối đa hồ trợ cho một nhân khẩu cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Việc quy định như vậy sẽ góp phần đảm bảo sự công bằng cho các đối tượng bị thu hồi đất, hạn chế khiếu nại, thắc mắc.

Hai là, cần quy định việc đào tạo nghề là bắt buộc, hạn chế việc hỗ trợ bằng tiền như hiện nay. Các đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp phải tham gia các lớp đào tạo nghề tại cơ sở dạy nghề mà cơ quan Nhà nước xác định. Trường hợp người có đất thu hồi không học nghề tại các cơ sở dạy nghề theo chương trình mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xây dựng thì phải chứng minh được họ có việc làm mới đăm bảo ổn định sân xuất thì mới được nhận khoản tiền hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi việc làm. Đồng thời, Nhà nước cũng cần thực hiện tốt vai trò định hướng, tư vấn cho người dân việc sử dụng khoản tiền hỗ trợ vào việc học nghề, kinh doanh thay vì sử dụng vào mục đích tiêu dùng.

Ba là, cần bổ sung quy định cụ thể việc thực hiện chính sách hồ trợ, đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với từng nhóm đối tượng. Đối với đối tượng trong độ tuổi lao động, sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đối việc làm mới. Đối với nhóm đối tượng ngoài độ tuối lao động, thực hiện việc hồ trợ để họ ổn định với cuộc sống mới, an tâm dưỡng lão...

Bôn là, pháp luật trong thời gian tới cân có quy định vê việc yêu câu các doanh nghiệp có dự án đầu tư phải nghiêm túc thực hiện việc bố trí lao động địa phương vào làm việc tại doanh nghiệp. Trước khi được Nhà nước giao đất để triển khai thực hiện dự án đầu tư, doanh nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch sử dụng lao động địa phương tại cơ sở của mình. Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư cần công bố công khai số lượng lao động cần tuyển dụng, các yêu cầu cụ thể về trình độ, tay nghề mà người lao động cần đáp ứng, kế hoạch đào tạo nghề... Để thực hiện tốt vấn đề đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho người có đất bị thu hồi, pháp luật cũng cần quy định chặt chẽ về mối quan hệ giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề trong việc đào tạo nghề, bố trí việc làm cho người lao động... [30, tr.93].

Thứ bảy, hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề tái định cư.

Pháp luật trong thời gian tới cần bổ sung quy định về các tiêu chí cụ thể đối với các khu TĐC làm cơ sở đánh giá chất lượng khu TĐC: hệ thống đường giao thông; hệ thống cấp, thoát nước; độ bền của kết cấu nhà ở; các

cơng trình, tiện ích mang tính chất cơng cộng phục vụ cho khu dân cư (trường học, bệnh viện, chợ, công viên...). Pháp luật cũng cần quy định các chế tài xử lý đối với các chủ đầu tư thực hiện việc đầu tư xây dựng các khu TĐC kém chất lượng, không đồng bộ, thiếu trách nhiệm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân.

3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tải định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Hiện nay, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung, pháp luật về BT, HT và TĐC nói riêng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, chưa mang lại hiệu quả cao. Sự thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật dẫn đến một số trường hợp người dân có những khiếu nại, tố cáo khơng có cơ sở; khơng chấp

hành quyêt định thu hôi đât của Nhà nước; yêu câu giá bôi thường không đúng với thực tế; một số trường hợp người dân cịn cố tình xây dựng, tạo lập tài sản trên đất sau khi đã có thơng báo thu hồi đất: cây trồng, đào ao, xây dựng nhà... với mục đích được nhận tiền bồi thường. Đặc biệt một số người dân do hạn chế về kiến thức pháp luật đã bị một số phần tử bất mãn dụ dồ, xúi giục, kích động gây rối, chống đối chính quyền địa phương, khiếu nại vượt cấp... gây ảnh hưởng đến tiến độ GPMB, thực hiện các dự án đầu tư. Do vậy, để chính sách, pháp luật đi vào thực tiễn và tạo ra sự đồng thuận của người dân đối với vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, thì cơng tác tuyên

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh nghệ an (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 92)