Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh nghệ an (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 88 - 92)

hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Nghệ An

Vấn đề giải quyết BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất được đánh giá là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai. Nếu giải quyết khơng tốt, khơng triệt để thì rất dễ gây ra những mâu thuẫn, khiếu kiện gây mất ốn định trật tự an toàn xã hội.

Pháp luật Đất đai của nước ta sau khi Luật Đất đai năm 2013 được ban hành đã góp phần hồn thiện các quy định pháp luật liên quan đến BT, HT và TĐC cho phù hợp với thực tế hiện nay, nhằm đảm bảo tốt hơn cho quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số quy định cịn tồn tại những bất cập, khơng phù hợp với thực tế, gây ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện trên thực tế, đặt ra yêu cầu phái sửa đổi, bổ sung kịp thời. Việc hoàn thiện pháp luật về BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất

cần được thực hiện căn cứ vào những định hướng sau:

Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật về BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất phải phù hợp với quan điểm chỉ đạo, đường lối, định hướng của Đảng về chính sách đất đai nói chung và chính sách về BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng.

Cụ thể, tại Mục III về định hướng tiếp tục đổi mới và hồn thiện chính sách, pháp luật về đất đai của Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của

Hội nghị lân thứ sáu Ban Châp hành Trung ương Đảng khóa XI vê tiêp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng ta đối với công tác BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

Việc BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, công bằng và đúng quy định của pháp luật. Người sử dụng đất được bồi thường theo mục đích đất đang sử dụng hợp pháp. Tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất và bão đảm đời sống của nhân dân ờ khu vực có đất bị thu hồi. Nghiên cứu phương thức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ để bào đảm ổn định đời sống lâu dài cho

người có đất bị thu hồi.

Thứ hai, việc hồn thiện pháp luật về BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất phải được tiến hành theo hưởng giải quyết hài hịa được mối quan hệ lợi ích giữa ba chủ the: Nhà nước, người bị thu hồi đất, chú đầu tư.

Thực tế công tác thu hồi đất và giải quyết BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất cho thấy người bị thu hồi đất thường phải gánh chịu những bất lợi, thiệt thịi về lợi ích hơn so với các chủ thể còn lại. Sự bồi thường của Nhà nước đôi khi không tương xứng với những thiệt hại mà họ phải gánh chịu; hơn nữa giá đất mà UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất dùng làm căn cứ tính giá bồi thường thường thấp hơn giá đất trên thị trường. Vì vậy, phương án BT, HT và TĐC đơi khi không nhận được sự đồng thuận từ phía người sử dụng đất. Vì vậy, sự xung đột lợi ích phát sinh, dẫn đến những khiếu kiện kẻo dài, cãng thẳng, cỏ nguy cơ gây mất ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Cơng tác GPMB theo đó bị chững lại, khơng có đất để giao cho các chủ đầu tư tiến hành triển khai theo đúng tiến độ đã

đề ra, gây ra những thiệt hại không nhở cho chủ đầu tư, tài nguyên thiên nhiên bị lãng phí.

Vì vậy, cần phải giải quyết được bài tốn về lợi ích, đảm bảo hài hịa lợi ích cùa Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi, lợi ích của chù đầu tư. Có như vậy, thì tình trạng khiếu kiện căng thẳng sẽ được hạn chế, công tác GPMB được đẩy nhanh, các dự án phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện đúng tiến độ, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội, từ đó giải quyết được các vấn đề an sinh xã hội...

Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật về BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất phải đồng bộ với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai nói chung và các quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Pháp luật BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật đất đai Việt Nam. Các bộ phận trong hệ thống pháp luật đất đai có quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể mối quan hệ giữa nhóm quy định pháp luật về thu hồi đất; quy định pháp luật liên quan đến BT, HT và TĐC khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất với nhóm quy định về giá đất và phương pháp xác định giá đất... Vì vậy, việc hồn thiện chế định BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất khơng thể tách rời với việc hồn thiện hệ thống pháp luật đất đai nói chung. Đồng thời, pháp luật về BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất cịn có mối quan hệ với các quy phạm pháp luật khác như: Bộ luật Dân sự; Bộ luật Tố tụng Dân sự; Luật Nhà ở; Luật Xây dựng; Luật Khiếu nại; Luật Tố tụng Hành chính;... Vì vậy, việc hồn thiện chế định BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất cũng cần đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với các quy phạm pháp luật có liên quan, từ đó đảm bảo hiệu quả thực thi trên thực tế, tránh sự chồng chéo trong các quy định pháp

luật có liên quan.

Thứ tư, việc hoàn thiện pháp luật vê BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo được nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ; tăng cường sự tham gia của người dân và các tổ chức chính trị - xã hội vào q trình thu hồi đất và giải quyết BT, HT và TĐC.

77w năm, việc hoàn thiện pháp luật về BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất cũng cần có dựa trên việc nghiên cứu thực tiễn kết hợp với sự tham khảo kinh nghiệm và tiếp thu những tiến bộ của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới có sự tương đồng đối với Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện chế định BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.

Một trong những tác động cùa việc mở cửa thị trường, tham gia q trình hội nhập quốc tế sâu rộng chính là yêu cầu đối với công cuộc đối mới và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung sao cho đồng bộ, tương thích với các quy tắc, luật lệ chung của thế giới. Trong đó, pháp luật về đất đai là một trong những bộ phận trong hệ thống pháp luật Việt Nam và đặc biệt là các quy định liên quan đến công tác BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất cần phải được quan tâm hồn thiện nhằm góp phần tạo ra mơi trường đầu tư hấp dẫn, kêu gọi sự đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, xây dựng các cơng trình phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Vì vậy, việc tìm hiểu và tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm và thực tiễn pháp lý của các nước trên thế giới có những nét tương đồng với Việt Nam là rất cần thiết cho quá trình lập pháp của nước ta; vừa tiếp thu được những tiến bộ để vận dụng sáng tạo vào q trình hồn thiện pháp luật, đồng thời giúp nước ta tránh được những sai lầm mà các nước đã gặp phải trong quá trình xây dựng và thi hành các quy định pháp luật về BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Đồng thời, việc tiếp thu những quy định tiến bộ từ các nước cũng giúp cho Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật vừa mang được những nét đặc trưng cơ bản riêng của nước ta, vừa có tính

đồng bộ, phù hợp với luật lệ chung của thế giới; tạo động lực cho sự phát triển và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh nghệ an (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 88 - 92)