Kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với các bản án, quyết

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong tố tụng dân sự ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 47)

Chương 2 : PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ

2.1. Kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với các bản án, quyết

quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của tịa án nhân dân cấp SO' thẩm có kháng cáo, kháng nghị

2.1.1. Quy định về cap xét xử phúc thẩm

Khi có kháng cáo, kháng nghị thì Tịa án nhân dân cấp cao sẽ thụ lý vụ việc dân sự thuộc thấm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 37 BLTTDS. Tương ứng, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao sẽ kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với các bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị.

Theo quy định tại Điều 242 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) "Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà

bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thâm chưa cỏ hiệu lực pháp luật bị kháng cảo hoặc kháng nghị”. Sau đó, BLTTDS năm 2015 đã thay cụm từ

"Tịa án Cấp trên trực tiếp ” thành “Tòa án cấp phúc thâm " đế phù hợp với

các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác. Theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Tòa án nhân dân tối cao khơng cịn có thẩm quyền xét xử phúc thấm như quy định của Điều 20 Luật tổ chức Tịa án nhân dân năm 2002. Do đó, Tịa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm như hiện nay chỉ bao gồm Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp cao nên Viện kiểm sát nhân dân cấp cao sẽ kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với các bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tịa án nhân dân cấp tỉnh có kháng cáo, kháng nghị.

2.1.2. Quy định vê kháng cáo, kháng nghị

BLTTDS năm 2015 quy định các trường hợp xác định thời hạn kháng cáo, có sự phân định thời điểm tính thời hạn đối với đương sự vắng mặt khi Tịa án tun án trong trường hợp có lý do chính đáng và trường hợp khơng có lý do chính đáng. Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà khơng có lý do chính đáng thì thời điểm để tính thời hạn kháng cáo vẫn tính từ ngày tuyên án. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo, BLTTDS 2015 đã bổ sung quy định về trường hợp “đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện khơng có mặt tại phiên tịa hoặc khơng có mặt khi tun án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Vậy, như thế nào là “lý do chinh đáng”. Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn về lý do chính đáng là những lý do như thế nào dẫn đến khó áp dụng vào thực tiễn. Có thể hiểu các trường họp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác mà Tòa án chấp nhận. BLTTDS năm 2015 có thêm quy định cho trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.

về nội dung đơn kháng cáo, trước đây, tại Điều 244 BLTTDS 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011) quy định các nội dung cần phải có trong đơn kháng cáo gồm: tên tuổi địa chỉ của người kháng cáo; kháng cáo phần nào của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; lý do của việc kháng cáo; chữ ký, điểm chỉ của người kháng cáo. Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung quy định về đơn kháng cáo, cụ thể, tại Điều 272 đã làm rõ nội dung đơn kháng cáo khi đương sự, người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy

quyên kháng cáo; nội dung văn bản ủy quyên kháng cáo; điêu kiện đê văn bản ủy quyền kháng cáo được coi là hợp pháp. Mục đích là đương sự có thể thực hiện việc ủy quyền kháng cáo thuận lợi hơn, Tịa án có cơ sở pháp lý để xác định tính chính xác phạm vi ủy quyền, tính hợp pháp của văn bản ủy quyền

kháng cáo.

Tại BLTTDS 2004 (sửa đối, bổ sung năm 2011) chỉ quy định về việc Tịa án cấp sơ thẩm kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo; sửa đổi và bồ sung tính hợp lệ của đơn kháng cáo mà không quy định về việc trả lại đơn kháng cáo. Do đó, khi nhận được đơn kháng cáo khơng đầy đủ nội dung thì Tịa án rất khó khăn khi trả lại đơn.

Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung về trường hợp Tòa án trả lại đơn kháng cáo tại khoản 4 Điều 274 Tòa án trả lại đơn khảng cảo trong các

trường hợp sau đây: a) Người khảng cáo không cỏ quyền khảng cảo; b) Người kháng cáo không làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đôi, bố sung đơn khảng cáo theo yêu cầu của Tòa án quy định tại khoản 3 Điều này; c)

Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 276 của Bộ luật này

Người kháng cáo khơng có quyền kháng cáo là người khơng thuộc các chủ thể có quyền kháng cáo theo quy định tại Điều 271 BLTTDS năm 2015 hoặc người kháng cáo khơng có năng lực hành vi tố tụng dân sự.

Nếu nội dung đơn kháng cáo chưa đúng theo quy định tại Điều 272 BLTTDS năm 2015 thì Tịa án có quyền u cầu người kháng cáo làm lại đơn hoặc sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo. Neu Tòa án yêu cầu mà người kháng cáo khơng thực hiện thì đơn kháng cáo được coi là khơng hợp lệ và Tịa án sẽ trả lại cho người kháng cáo.

Neu khơng có lý do chính đáng mà người kháng cáo khơng nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định tại Điều 272 BLTTDS năm 2015 thì người kháng cáo được xem là từ bở quyền kháng cáo và Tòa án trà lại đơn

kháng cáo. Tuy nhiên, đê bảo quyên quyên cho người kháng cáo thì BLTTDS 2015 cũng đã bổ sung quy định trong trường họp sau khi hết thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí tính từ ngày nhận được thơng báo của Tịa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo mới nộp Biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm cho Tịa án mà khơng nêu rõ lý do thì Tịa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trong thời hạn 03 ngày làm việc (tính từ ngày nhận được yêu cầu của Tịa) phải có văn bản trình bày lý do chậm nộp biên

lai. Trường họp này được xử lý theo thủ tục xem xét kháng cáo quá hạn.

Tại Điều 275 BLTTDS năm 2015 đã bổ sung quy định về phiên họp xét kháng cáo quá hạn, cụ thể trong trường hợp đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là Tòa án cấp tinh, thành phố trực thuộc trung ương thì:

Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ cho Tòa án nhân dân cấp cao.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chúng cứ kèm theo, Tòa án nhân dân cấp cao thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia cùa đại diện Viện kiềm sát nhân dân cấp cao và người kháng cáo quá hạn. Tại phiên họp, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (Kiểm sát viên cao cấp) phát biểu ý kiến về kháng cáo quá hạn có căn cứ hay không. Nội dung kiếm sát phiên họp xét kháng cáo quá hạn phải căn cứ vào Điều 275 BLTTDS. Tuy nhiên, trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tịa án vần tiến hành phiên họp.

Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn, đồng thời ghi rõ lý do của việc

châp nhận hay khơng châp nhận đó. Tịa án nhân dân câp cao phải gửi quyêt định cho Viện kiểm sát nhân dân cấp cao [27].

2.1.3. Kiểm sát việc xét xử phúc thẩm

Trước khi mở phiên tòa, phiên họp:

Khi Viện kiếm sát nhân dân cấp cao nhận được văn bản thông báo thụ lý vụ án theo trình tự phúc thẩm thì Lãnh đạo Viện Kiểm sát phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thụ lý kiềm sát vụ án và thông báo bằng văn bản cho Tòa án cấp phúc thấm biết. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thực hiện kiểm sát nội dung này theo quy định tại Điều 285 BLTTDS năm 2015.

Sau đó, Kiểm sát viên tiếp nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử cùng hồ sơ vụ án để thực hiện việc kiểm sát chuẩn bị xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao. Hồ sơ vụ án được lưu tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao 15 ngày, tiếp đó sẽ chuyển trả cho Tòa án nhân dân cấp cao để tiếp tục chuẩn bị xét xử.

Kiểm sát viên VKS cấp cao sẽ thực hiện những công việc sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án:

- Tổng hợp những hoạt động tố tụng của TAND cấp cao;

- Nghiên cứu lý do, căn cứ, nội dung kháng cáo, kháng nghị; - Xác định phạm vi xét xử, giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm; - Phân tích tài liệu, chứng cứ mới hoặc tài liệu thu thập mới. Từ đó, Kiểm sát viên tiếp tục thực hiện những công việc sau:

- Xác định những vi phạm của TAND cấp cao khi thực hiện các thù tục tổ tụng: thời hạn chuẩn bị xét xử, quyết định đưa vụ án ra xét xử; thực hiện việc thông báo, cấp, tống đạt văn bản đến các đương sự và những người tham gia tố tụng khác; áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời...

- Chuẩn bị việc trình bày của VKS tại phiên tịa, phiên họp - Chuẩn bị đề cương xét hỏi

- Chuẩn bị tài liệu, chứng cứ để tranh luận với người tham gia tố tụng

- Dự kiến nội dung phát biểu của Viện kiểm sát tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm.

- Dự kiến một số tình huống và xử lý tình huống tại phiên tịa, phiên họp phúc thẩm (trường hợp tạm hoãn, tạm ngừng phiên tòa hoặc thay đổi người tiến hành và tham gia tố tụng)

- Trao đổi với Viện kiểm sát cấp tỉnh những vấn đề có liên quan nếu thấy cần thiết.

Tại phiên tòa, phiên họp phúc thâm:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 266 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), Kiềm sát viên tham gia phiên tịa vắng mặt thì phải hỗn phiên tịa nhưng theo quy định tại khoăn 1 Điều 296 BLTTDS năm 2015 thì

“Kiêm sát viên được phân cơng tham gia phiên tịa phúc thâm vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, khơng hỗn phiên tịa, trừ trường hợp

Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm Tuy nhiên, thực tế, Viện kiểm sát

nhân dân cấp cao vẫn bố trí đủ Kiểm sát viên tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp phúc thấm giải quyết vụ án dán sự đế đảm bảo chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực dân sự.

Đối với các đương sự khác, Điều 296 BLTTDS 2015 đã quy định cụ thể: trường hợp có nhiều người kháng cáo, trong đó có người kháng cáo được Tịa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt nhưng khơng có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì coi như người đó từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Trong phàn quyết định của bản án, Tịa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt đó.

Người khơng kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị và những người tham gia tố tụng khác đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tịa án tiến hành xét xử vụ án.

Sau khi băt đâu phiên tòa phúc thâm, người kháng cáo, Kiêm sát viên vẫn có thể thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị và chủ tọa phiên tòa phải hỏi người kháng cáo, Viện kiểm sát về vấn đề này. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị thì Tịa án chấp nhận việc rút kháng cáo, kháng nghị. Tuy nhiên, nếu người kháng cáo, Viện kiểm sát bổ sung nội dung mới vượt quá phạm vi kháng cáo,

kháng nghị ban đầu thì Tịa án khơng xem xét nội dung đó.

Kiếm sát viên kiếm sát trình tự, thủ tục phiên tịa, phiên họp do chủ tọa phiên tòa, phiên họp điều khiển từ khi bắt đầu đến khi Hội đồng xét xử tuyên bản án hoặc ra quyết định phúc thẩm đối với các nội dung như sau: khai mạc phiên tòa, phiên họp, thành phần Hội đồng xét xử, Thư ký, Thẩm tra viên; sự có mặt, vắng mặt của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác; thủ tục hỏi, tranh luận tại phiên tòa; áp dụng, thay đối, hủy bỏ biện pháp khấn cấp tạm thời; việc công bố, cung cấp chứng cứ tài liệu mới tại phiên tòa, phiên họp; việc nghị án và tuyên án. Kiểm sát viên càn sẽ căn cứ vào những điều luật liên quan trong BLTTDS đến các nội dung ở trên để nhận xét, đánh

giá việc chấp hành pháp luật của HĐXX.

Khi ở phiên tịa, phiên họp, KSV trình bày căn cứ, nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát và xuất trình tài liệu, chứng cứ mới. Đồng thời, Kiểm sát viên chú ý lắng nghe đương sự trình bày nội dung, căn cứ kháng cáo, trả lời câu hòi của Hội đồng xét xử; ý kiến của các đương sự về việc không kháng cáo, người tham gia tố tụng khác, lời khai của người làm chứng.

Tại Điều 303 BLTTDS năm 2015 quy định kiểm sát viên kiểm sát việc hỏi và công bố tài liệu chứng cứ, xem xét vật chứng tại phiên tòa phúc thẩm.

Kiểm sát viên chủ động tham gia hỏi nếu xét thấy cần thiết phải làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án hay cần khắc phục các vi phạm, thiếu sót trong việc hỏi của Hội đồng xét xử. Quá trình hởi, Kiểm sát viên tập trung làm rõ

nội dung vụ án, các chứng cứ làm căn cứ phát biêu quan diêm của Viện kiêm sát về nội dung kháng cáo của đương sự, căn cứ bảo vệ kháng nghị.

Với phiên tịa phúc thẩm có kháng nghị của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên tranh luận với đuơng sự về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hay đương sự có ý kiến với kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định tại Khoản 3 Điều 305 BLTTDS Trình tự tranh luận

đối với kháng nghị được thực hiện như sau: a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phát biêu về tỉnh hợp pháp, tính có căn cứ của kháng nghị. Đương sự có quyền bơ sung ý kiến; b) Kiêm sát viên phát biêu ý kiến về những vẩn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của đương sự, đương sự đã nêu.

Kiểm sát viên thay đối cho phù hợp với diễn biến phiên tòa khi việc trình bày kháng nghị của Kiểm sát viên, kháng cáo của đương sự, việc hỏi, xuất trình, cơng bố tài liệu chứng cứ và tranh luận giữa các bên tại phiên tịa có thể làm thay đổi quan điểm giải quyết vụ án. Đồng thời, trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể đề nghị Hội đồng xét xử tạm hỗn, tạm ngừng phiên tịa hoặc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị theo quy định của BLTTDS năm 2015. Tuy nhiên, KSV phải có trách nhiệm về những quyết định này, sau

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong tố tụng dân sự ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 47)