Thời hạn kháng nghị phúc thẩm

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong tố tụng dân sự ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 61 - 62)

Chương 2 : PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ

9 f

2.3.2. Thời hạn kháng nghị phúc thẩm

Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án ra bản án, quyết định sơ thẩm yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ án để nghiên cứu, xem xét việc kháng nghị phúc thẩm. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án của từng cấp kiểm sát tương ứng với thời hạn kháng nghị phúc thấm của cấp đó đối với bản án, quyết định sơ thẩm được quy định

Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, cùa Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên khơng tham gia phiên tịa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án. 2. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thấm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định. [13, Điều 280]

Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thời hạn để kháng nghị phúc thẩm đối với bản án là 01 tháng, đối quyết định sơ thẩm là 10 ngày.

Trong thời hạn kháng nghị phúc thẩm, Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ xác định những vi phạm của Tòa án cấp sơ thẩm về tố tụng và nội dung báo cáo Viện trưởng cấp mình xem xét quyết định kháng nghị theo quy định tại Điều 30 và Điều 31 Quy chế Công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-VKSNDTC ngày 02/10/2017 cua Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (gọi tắt là Quy chế 364). Việc gửi và thông báo quyết định kháng nghị phúc thẩm, giải thích kháng nghị phúc thẩm quá hạn của Viện kiểm sát thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 279

Quyêt định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án câp sơ thâm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị để Tòa án cấp sơ thăm tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ ản cho Tòa án cấp phúc thám theo quy định tại Điều 283 của Bộ luật này và khoản 3 Điều 280 BLTTDS

năm 2015 Khi Tỏa án nhân dân nhận được quyết định kháng nghị của Viện

kiểm sát mà quyết định kháng nghị đó đã quả thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Tịa án cấp sơ thẩm yêu cầu Viện kiêm sát giải thích bằng văn bản và nêu rõ lỷ do.

Đối tượng kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là bản án và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.

Thời hạn kháng nghị theo trình tự phúc thẩm của người có thẩm quyền tùy theo đối tượng kháng nghị phúc thẩm là bản án hay quyết định sơ thẩm và chủ thể kháng nghị là Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp sơ thẩm hay Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp để áp dụng theo quy định tại Điều 280 BLTTDS năm 2015.

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong tố tụng dân sự ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)