Về tổ chức cán bộ

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong tố tụng dân sự ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 99)

Chương 2 : PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ

9 f

3.4. Một số kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của

3.4.1. về tổ chức cán bộ

Do đặc thù chuyên môn làm công tác KSXX phúc thẩm, GĐT, TT đối với các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nhân dân cấp dưới nên đòi hỏi cán bộ làm nghiệp vụ tại các Viện cấp cao phải là những cán bộ đã có kinh nghiệm cơng tác. Ngồi ra, các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao mới thành lập

nên đội ngũ cán bộ chưa có nhiêu kinh nghiệm thực tê giải quyêt án nên cân bố trí lực lượng cán bộ phù hợp với tính chất, u cầu nhiệm vụ cơng tác ở từng đơn vị.

Thực tế cho thấy, để điều động một lượng lớn cán bộ có kinh nghiệm từ VKS địa phương về Viện cấp cao là rất khó khăn. Do đó, địi hỏi sự quyết tâm lớn và những chủ trương, biện pháp phù hợp. cần có sự tính tốn cân đối trong phạm vi toàn ngành, về cơ cấu KSV, tỷ lệ cán bộ có kinh nghiệm, cán bộ trẻ ở mồi đơn vị, mồi cấp kiểm sát. Trên cơ sở đó, để tuyển dụng cán bộ mới thfi cần có các biện pháp động viên thuyết phục, cùng các biện pháp điều động hành chính nếu cần để cân đổi lực lượng, đảm bão đáp ứng yêu cầu công tác chuyên môn. Để thực hiện được chỉ tiêu KSV cao cấp tại các Viện cấp cao, đồng thời để khuyến khích cán bộ về cơng tác tại Viện cấp cao, trong các kỳ thi tuyển K.SV do VK.SND tối cao tổ chức càn quy định chỉ tiêu K.SV cao cấp chủ yếu dành cho các Viện cấp cao, hoặc K.SV cao cấp mới được bổ nhiệm thì bắt buộc phải trải qua thời gian công tác tại Viện cấp cao. Đối với các Viện cấp cao, VK.SND tối cao cần có quy định để phát huy vai trò trong việc lựa chọn, tuyển chọn điều động cán bộ về Viện cấp cao

Với yêu cầu nhiệm vụ cơng tác cần cán bộ có kinh nghiệm và cần được đào tạo với nhiều hình thức. Bên cạnh các lớp đào tạo chính khóa theo chương trình của ngành, tại các Viện cấp cao cần có nhiều biện pháp tổ chức đào tạo tại chồ như: phân công KSV cao cấp hướng dẫn nghiệp vụ đối với các cơng chức có chức danh từ KSV trung cấp trở xuống, tổ chức làm việc theo nhóm,...để tạo điều kiện cho cơng chức mới chuyển đến hoặc công chức mới vào ngành nhanh chóng tiếp cận được với cơng việc.

Đặc biệt, cần tính tốn xây dựng phương án luân chuyển đào tạo trong phạm vi toàn ngành. Đối với các Viện cấp cao cần thiết có cơ chế cho các KSV sơ cấp, trung cấp mới được bổ nhiệm đi thực tế làm nhiệm vụ KSXX

thời hạn tôi thiêu là 1 năm ở VKS câp tỉnh, câp huyện, đê năm chăc các quy trình tố tụng, tích lũy kinh nghiệm cơng tác, là nguồn có chất lượng để bổ nhiệm KSV cao cấp về sau. Bên cạnh đó, để thu hút nguồn cán bộ đã có kinh nghiệm cơng tác về Viện cấp cao cũng như để đào tạo cán bộ cho VKSND tối cao, cần xây dựng quy trình về điều động cán bộ trong ngành theo hướng, không điều động cán bộ làm công tác nghiệp vụ từ các VK.S cấp tỉnh về VKSND tối cao mà cán bộ trước khi được điều động về VK.SND tối cao phải có thời gian cơng tác tại Viện cấp cao.

Bộ máy tổ chức tại các Viện cấp cao hiện nay cơ bản là phù hợp, đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ, quyền hạn công tác trong tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực dân sự. Đồng thời, trong điều kiện nguồn lực về con người, về cơ sở vật chất rất có hạn hiện nay, đặc biệt để thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy làm việc của Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung khóa XII thì cần tăng thêm số lượng Viện cấp cao, việc tăng thêm các bộ phận cấu thành Viện cấp cao cũng cần tính tốn kỹ. Với đặc thù là một cấp kiểm sát mới thành lập, bộ máy đang trong quá trình hồn thiện, để tăng cường hiệu quả công tác cần bổ sung một số bộ phận như:

- Tổ chức các phòng tổng hợp tại các Viện nghiệp vụ

Đối với các Viện cấp cao, là những đơn vị có khối lượng cơng việc giải quyết rất lớn, mồi năm thụ lý hàng ngàn vụ án, hàng nghìn đơn đề nghị kháng nghị GĐT, TT với những hoạt động tố tụng liên tục phát sinh trong quá trình giải quyết mỗi vụ án, mồi đơn đề nghị nên yêu cầu quản lý công việc đang giải quyết có ý nghĩa rất quan trọng. Như vậy, cần ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng các phần mềm quản lý án, quản lý đơn để hạn chế các cấp trung gian, giúp cho cán bộ, KSV được tiếp cận hồ sơ vụ việc nhanh hơn, đồng thời việc quản lý được kịp thời, chính xác, minh bạch hóa, góp phần quan trọng vào việc hồn thành nhiệm vụ cơng tác của các Viện cấp cao thời gian qua.

Tuy nhiên, đê tăng cường vai trò lãnh đạo quản lý của lãnh đạo các Viện nghiệp vụ cần tổ chức thêm phòng tồng họp tại các Viện nghiệp vụ. Phịng tổng hợp tại các Viện nghiệp vụ có quyền truy cập, SŨ dụng toàn bộ dữ liệu do Văn phịng xây dựng, liên quan đến lĩnh vực cơng tác, liên quan đến cán bộ của Viện nghiệp vụ, đế tham mưu, giúp việc lãnh đạo Viện nghiệp vụ chỉ đạo, đôn đốc công tác; để xây dựng các báo cáo thuộc trách nhiệm của Viện nghiệp vụ,...

- Tổ chức Phòng kiểm tra địa phương tại Văn phòng Viện cấp cao.

Luật tổ chức VKSND 2014 cũng như Quy chế tổ chức hoạt động cùa VKSND cấp cao ban hành kèm theo Quyết định số 26 ngày 20/11/2015 của VKSND tối cao đều quy định một trong các nhiệm vụ quan trọng của VKSND cấp cao là: Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động THQCT và K.SXX của VK.S cấp tỉnh, VKS cấp huyện trong khu vực. Trong lĩnh vực dân sự, Viện cấp cao có trách nhiệm phát hiện vi phạm và kháng nghị phúc thẩm trên cấp đối với bản án, quyết định dân sự sơ thấm chưa có hiệu lực pháp luật của tịa án cấp tỉnh; kháng nghị GĐT, TT đối với bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp tỉnh, cấp huyện.

Đồng thời, cần đẩy mạnh cơng tác tun truyền về vị trí, vai trị của cấp kiểm sát mới làm thiết chế này đến gần người dân hơn, làm chồ dựa tin cậy cho nhân dân; cần có cơ chế động viên, cổ vũ để thu hút lực lượng công chức từ các địa phương về yên tâm cơng tác; có giải pháp đột phá trong xây dựng hệ thống nhà công vụ với đầy đủ tiện nghi, chất lượng cao, đa dạng cho từng cấp kiểm sát viên và cần thêm chế độ đãi ngộ thích đáng khác như quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, về sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, hỗ trợ tiền tài xe; phối hợp chính quyền địa phương ưu tiên giải quyết vấn đề việc làm cho nhân thân của cán bộ, công chức VKSND cấp cao thì mới thu hút được thêm những kiểm sát viên có năng lực, kinh nghiệm, nhiệt tình cơng tác.

3.4.2. Công tác phối hợp với các Cff quan khác

VKSND cấp cao cần đề nghị VKSND tối cao:

- Chỉ đạo VKS cấp dưới trong khu vực tăng cường công tác phối hợp, thực hiện nghiêm túc quy chế thông tin báo cáo trong Ngành.

- Xây dựng cơ chế phối họp giữa VKS cấp cao và VKS cấp tinh trong việc kiểm sát đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực của TAND cấp huyện, trong đó: VK.S cấp cao ban hành văn bản, mẫu báo cáo hướng dẫn VKS cấp tỉnh thực hiện công tác này; VKS cấp tĩnh chịu trách nhiệm thẩm định, báo cáo VKS cấp cao xem xét kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định có dấu hiệu vi phạm; Coi đây là 1 chỉ tiêu thi đua.

- Có văn bản đề nghị TAND tối cao chi đạo Tòa án các cấp thực hiện nghiêm túc các yêu cầu chuyển hồ sơ của VKSND cấp cao

- Xây dựng qui chế phối họp giữa Tòa án và Viện kiểm sát trong việc giải quyết đơn đề nghị GĐT, TT hiện Tòa án đang giữ hồ sơ.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa VKSND tối cao và VKSND cấp cao trong việc thông báo, trao đổi kết quả của Viện K.SND tối cao trả lời thỉnh thị của Viện kiểm sát địa phương đối với các vụ án dân sự để tạo sự thống nhất trong đường lối xử lý giải quyết.

Ngoài ra, cần tăng cường phối hợp với TAND cấp cao tổ chức nhiều phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp là khâu then chốt, để các kiểm sát viên tham gia học tập, góp ý, phân tích, đánh giá nhằm khơng ngừng nâng cao chất lượng công tác xét xử, tạo điều kiện cho kiểm sát viên sơ cấp, trung cấp làm quen với công việc để phát triển làm nguồn bổ nhiệm kiểm sát viên cao cấp.

3.4.3. Hoàn thiện hệ thống quy chế

Đảng, Nhà nước và VKSND tối cao cần sớm tổ chức sơ kết, tổng kết chuyên đề về tổ chức và hoạt động cùa mơ hình VKSND cấp cao. Bên cạnh đó, cần tổ chức nhiều hội thảo khoa học, chuyên đề về vị trí, vai trị, tổ chức và hoạt động của mơ hình VKSND cấp cao để khơng ngừng bổ sung và hồn

thiện mơ hình này phục vụ cho công cuộc cải cách tư pháp, phát huy được lợi thế tối đa của mơ hình độc đáo này trong hệ thống VKSND.

Cần sớm hoàn thành việc sửa đỗi hệ thống quy chế của Ngành, bổ sung các quy định về VKSND cấp cao phù họp Luật tổ chức VKSND năm 2014. Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự cần được sửa đổi theo hướng tăng cường mối quan hệ giữa VKS cấp cao với VKS cấp tỉnh trong giải quyết án, giải quyết các đơn đề nghị kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm: tăng cường trách nhiệm phối hợp cùa VKS cấp tỉnh trong việc phát hiện bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm có vi phạm đề nghị VKS cấp cao kháng nghị phúc thẩm, GĐT, TT; quy định VKS cấp cao có quyền yêu cầu VKS cấp dưới chuyển hồ sơ kiểm sát vụ án để VKS cấp cao xem xét trong quá trình giải quyết án, giải quyết các đề nghị kháng nghị phúc thẩm, GĐT, TT; quy định Viện cấp cao có quyền và trách nhiệm theo dõi từ giai đoạn xét xử sơ thẩm đối với các vụ án lớn, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Đồng thời, cần đẩy mạnh cơng tác tun truyền về vị trí, vai trị của cấp kiểm sát mới làm thiết chế này đến gàn người dân hơn, làm chồ dựa tin cậy cho nhân dân; cần có cơ chế động viên, cổ vũ để thu hút lực lượng công chức từ các địa phương về yên tâm cơng tác; có giải pháp đột phá trong xây dựng hệ thống nhà công vụ với đầy đủ tiện nghi, chất lượng cao, đa dạng cho từng cấp kiểm sát viên và cần thêm chế độ đãi ngộ thích đáng khác như quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, về sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, hồ trợ tiền tài xe; phối hợp chính quyền địa phương ưu tiên giải quyết vấn đề việc làm cho nhân thân của cán bộ, công chức VKSND cấp cao thì mới thu hút được thêm những kiểm sát viên có năng lực, kinh nghiệm, nhiệt tình cơng tác.

Học tập kinh nghiệm các nước để tiếp tục hoàn thiện, chức năng, nhiệm vụ của VKSND cấp cao theo hướng sửa đối Luật tổ chức VKSND, quy định VK.SND cấp cao trở thành một cấp kiểm sát có thẩm quyền đầy đủ hơn.

KẼT LUẬN

Việc thành lập các VKSND câp cao có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, nhăm thực hiện một trong những nhiệm vụ chủ yếu của cải cách tư pháp là xác định rõ

chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện, tố chức, bộ máy các cơ quan tư pháp; xây dụng, hoàn thiện tồ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân theo hướng tổ chức hệ thống các cơ quan này theo thẩm quyền xét xử, khơng phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm 4 cấp.

Sau khi được thành lập, trong lĩnh vực tố tụng dân sự, các VKSND cấp cao đám nhận toàn bộ nhiệm vụ KSXX theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; KSXX theo thù tục GĐT, TT, giải quyết đơn đề nghị kháng nghị GĐT, TT đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, cấp huyện; ngồi ra Viện cấp

cao cịn có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ KSXX của VK.S cấp dưới. Thực tế thời gian qua các Viện cấp cao đã thụ lý giải quyết khổi lượng công việc rất nặng nề và đã làm tốt quyền hạn được giao.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND cấp cao cịn có nhiều vấn đề bất cập như đã phân tích ở trên. Do đó, cần hồn thiện các quy định của pháp luật để khẳng định tầm quan trọng

và vai trò của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong hoạt động tố tụng dân sự.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIÊNG VIỆT

1. Ban Chấp hành Trung ương (2011), Quy định số 45-QD/TW ngày 01/11/2011 của Ban chấp hành Trung ương về Quy định thi hành Điều lệ Đảng.

2. Ban Chấp hành Trung ương (2012), Hướng dẫn số 15/ HD- BTCTW ngày 05/11/2012 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) và kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI).

3. Dương Thanh Biểu (2008), Tranh luận tại phiên tòa phủc thẩm, NXB Tư pháp Hà Nội

4. Bộ Chính trị (2000), Quy định 76/QD-TW ngày 15/6/2000 của Bộ Chính trị về “Đảng viên đang công tác giữ mối liên hệ và thực hiện

nghĩa vụ cơng dân nơi cư trú”.

5. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm cơng tác tư pháp trong

thịi gian tới

6. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020“.

7. Bộ Chính trị (2010), Kết luận số 79/KL-TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về “Sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 49/NQ-TWngày 02/6/2005 của

Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020“.

8. Bộ Chính trị (2014), Kết luận số 92/KL-TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị “về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của

Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020

9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23.

Báo cáo tông kêt công tác 05 năm của Viện câp cao 1,2, 3 năm 2020

Phùng Thanh Hà (2014), Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiêm sát nhân

dãn trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sỳ luật học, Hà Nội

Nguyễn Thị Thủy Khiêm (2016), “Nhiệm vụ trọng tâm của công tác

kiêm sát việc giải quyết các vụ, việc dãn sự nhằm thực hiện tốt Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 ”, Tạp chí kiểm sát số 20 năm 2016

Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dãn sự 2004

Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

Quốc hội (1959), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam 1959

Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam 1992

Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam 2013

Quốc hội (2011), Luật sửa đôi, bô sung một sổ điều của Bộ luật Tố tụng

dãn sự.

Quốc hội (2014), Luật Tổ chức VKSND năm 2014

Quốc hội (2010), Luật Tổ tụng Hành chỉnh năm 2010

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong tố tụng dân sự ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)