Thủ tục kháng nghị phúc thẩm

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong tố tụng dân sự ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 62)

Chương 2 : PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ

9 f

2.3.3. Thủ tục kháng nghị phúc thẩm

Nội dung và hình thức kháng nghị phúc thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại khoán 1 Điều 279 BLTTDS năm 2015:

1. Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải bằng văn bản và có các nội dung chính sau dãy: a) Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị; b) Tên của Viện kiêm sát ra quyết định kháng nghị; c) Kháng nghị toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thâm chưa có hiêu lực pháp luật; d) Lý do của việc kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát; đ) Họ, tên của người kỷ quyết định kháng nghị và đóng dấu của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị

Tại Điều 33 Quy chế 364 quy định:

1. Viện trưởng Viện kiêm sát có quyền quyết định việc kháng nghị phúc

thăm. Việc ký quyết định kháng nghị được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 2 TTLTsỐ 02/2016”.

2. Thời hạn khảng nghị phúc thăm được thực hiện theo quy định tại Điều 280 và khoản 2 Điều 322 BLTTDS.

3. Quyết định kháng nghị phủc thâm được lập theo mẫu do VKSND tối cao ban hành; thể hiện đầy đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 279 BLTTDS.

4. Việc gửi quyết định kháng nghị phúc thâm thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 279 và khoản 1 Điều 281 BLTTDS, đồng thời gửi cho Viện kiêm sát cấp trên trực tiếp. Trường họp Viện kiêm sát cấp trên kháng nghị thì gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp với Tỏa án đã ra bản án, quyết định bị khảng

nghị để theo dõi.

Nội dung của Quyết định kháng nghị phúc thẩm phải phân tích, đánh giá được các tài liệu có trong hồ sơ vụ việc dân sự, đối chiếu với phần quyết định của bản án, quyết định của Tòa án và đối chiếu với các quy định của pháp luật để xác định xem có vi phạm gì, vi phạm điều luật nào, gây thiệt hại đến quyền lợi của ai, hướng giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm.

Tại Điều 278 BLTTDS 2015 quy định riêng về kháng nghị của Viện kiểm sát, trong đó Viện trưởng cấp trên trực tiếp được hiểu là Viện trưởng cấp tỉnh hay Viện trưởng VKSND cấp cao trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thấm (Tòa án

cấp tỉnh hoặc Tòa án cấp cao) giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Bên cạnh việc tiếp tục quy định về thẩm quyền kháng nghị của Viện trưởng VKSND cấp huyện và Viện trường VKSND cấp tỉnh như BLTTDS năm 2004, để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với Luật tổ chức VKSND năm 2014, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung quy định thẩm quyền kháng nghị phúc

thẩm của Viện trưởng VKSND cấp cao, theo đó: Viện trưởng VKSND cấp cao kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh.

Quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thấm của VKSND đối với bản án, quyết định của Tòa án về vụ việc dân sự được quy định tại Điều 27 của Luật tồ chức VK.SND năm 2014 và các điều 21, 278, 279, 280, 281, 282 và 284 của BLTTDS năm 2015.

Đồng thời, VKSND cấp cao gửi quyết định kháng nghị cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị và gửi quyết định kháng nghị cho đương sự có liên quan đến kháng nghị. Người có liên quan đến kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm. Văn bản nêu ý kiến của họ được đưa vào hồ

sơ vụ án.

2.3.4. Thay đỗi, bổ sung, rút kháng nghị

Tại Điều 284 BLTTDS quy định Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại

phiên tòa phúc thẩm... Viện kiêm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đơi, bơ sung kháng nghị nhưng không được vượt quá phạm vi kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn khảng nghị đã hết... Viện kiêm sát đã khảng nghị hoặc Viện kiểm sát Cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị.

Theo quy định này, việc thay đồi, bổ sung, rút kháng nghị của Viện kiểm sát có thể thực hiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm. Người có thẩm quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị là Viện kiểm

sát đã ra quyết định kháng nghị, người có thấm quyền rút kháng nghị là Viện kiểm sát đã ra quyết định kháng nghị. Viện kiểm sát có thẩm quyền rút kháng nghị rút một phần hoặc toàn bộ nội dung kháng nghị.

Đối với trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện, theo quy định của pháp luật, khi phát hiện bản án, quyết định sơ thẩm của Tịa án có vi phạm

pháp luật thì Viện kiêm sát có quyên kháng nghị bản án, quyêt định đó đê yêu cầu Tịa án có thẩm quyền đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Trường hợp, sau khi Tòa án cấp sơ thẩm xét xử vụ việc, nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Viện kiểm sát có kháng nghị nữa không. Hướng giải quyết như sau:

- Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện và bị đơn đồng ý thì nếu VKSND chưa kháng nghị thì VKSND khơng kháng nghị nữa, còn nếu VKSND đã kháng nghị thì VKSND rút kháng nghị đó;

- Trường hợp ngun đơn rút đơn khởi kiện và bị đơn khơng đồng ý thì VKSND vẫn thực hiện quyền kháng nghị.

Khi Viện kiểm sát nhân dân đã rút kháng nghị thì Tịa án cấp phúc thẩm sẽ phải ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà VKS đã rút kháng nghị.

Quá trình xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, Viện kiếm sát đã tiến hành các hoạt động kiểm sát cần thiết theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho quá trình giải quyết vụ án được tiến hành đúng pháp luật, nhưng vẫn có trường hợp, trong q trình xét xử không phát hiện kịp thời những vi phạm hoặc chưa có sự thống nhất về quan điểm, nhận thức về việc giải quyết vụ án, dẫn đến Tòa án ra bản án, quyết định mà Viện kiểm sát cho rằng chưa đảm bảo tính hợp pháp cả về pháp luật nội dung và pháp luật về tố tụng. Bằng kháng nghị, Viện kiểm sát mới thực hiện được đầy đủ và hiệu q chức năng của mình góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thong nhất trong suốt quá trình tố tụng. Kháng nghị của Viện kiểm sát là văn bản pháp lý làm phát sinh một thủ tục mới, buộc Tịa án có thẩm quyền phải xem xét lại bản án, quyết định bị kháng nghị. Tuy nhiên, để kháng nghị không trùng lặp, không cần thiết, đồng thời bảo đảm quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, Viện kiếm sát thường chì trực tiếp kháng nghị đối với những trường hợp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình xét xử

sơ thâm hoặc trường hợp Viện kiêm sát đã có ý kiên vê vi phạm pháp luật nhưng Tòa án cấp sơ thẩm khơng có biện pháp khắc phục thích đáng.

2.4. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm, tái thẩm đối vói bẳn án, quyết định dân sự đã có

hiệu lực pháp luật cùa Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi lãnh thổ thuộc tham quyền

2.4.1. Thẩm quyền khảng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

Ngày 24/11/2014, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thơng qua Luật tổ chức Tịa án nhân dân và Luật tồ chức Viện kiểm sát nhân dân. Hai luật trên khác với các luật trước đây• • • • J là TAND và VK.SND được tổ chức theo 04 cấp, trong đó có cấp mới là TAND cấp cao và VKSND cấp cao, đồng thời nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp được phân định lại. Sau đó, BLTTDS năm 2015 cũng có những thay đổi về thẩm quyền kháng nghị theo thú tục giám đốc thẩm để phù hợp với những quy định mới. Theo đó, BLTTDS năm 2015 đã bỏ thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thấm của Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng VK.SND cấp tỉnh và quy định thẩm quyền này cho Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao.

Theo quy định tại Điều 331 BLTTDS năm 2015 thì Liể« trưởng Viện

kiêm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh,

Tòa án nhân dân cap huyện trong phạm vi thâm quyền theo lãnh thô.

Cũng như quy định đối với thủ tục giám đốc thẩm, Điều 354 BLTTDS năm 2015 đã bở quy định về thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm của Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh mà bổ sung quy định thẩm quyền này cho Chánh án TAND cấo cao, Viện trưởng VKSND cấp cao. Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao có thẩm quyền kháng

nghị theo thủ tục tái thâm bản án, quyêt định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Điều 354 của BLTTDS năm 2015 quy định Viện trưởng Viện kiếm sát

nhãn dân cấp cao có thâm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dãn cấp tỉnh, Tòa án

nhân dãn cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thô.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 327 của BLTTDS năm 2015 thì đương sự cỏ quyền làm đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm. Tại khoản 2 Điều 327 BLTTDS năm 2015 quy định về việc Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện có vi phạm trong bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật thì phải thơng báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm theo quy định tại Điều 331 BLTTDS năm 2015. VKS các cấp đều phải có trách nhiệm phát hiện và thơng báo vi phạm bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật đến người có thấm quyền để xem xét quyết định kháng nghị. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tiếp nhận và xử lý kịp thời việc thông báo bằng văn bản của đương sự, cơ quan (các cơ quan Trung ương, các Viện kiểm sát và Tòa án), tổ chức, cá nhân khác về phát hiện tình tiết mới của vụ án đến người có thấm quyền kháng nghị tái thẩm theo quy định tại Điều 353 BLTTDS năm 2015. Như vậy, quy trình, thủ tục nhận và xử lý đơn đề nghị, thông báo vi phạm đối với bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật rất chặt chẽ, công khai, minh bạch. Đồng thời, Viện kiểm sát cấp cao cũng thực hiện kiểm sát trình tự, thủ tục nhận đơn, thơng báo của các chủ thể liên quan đến đề nghị kháng nghị

giám đốc thẩm, tái thẩm đổi với Tòa án nhân dân cùng cấp.

Liên quan đến vấn đề này, có thể thấy BLTTDS năm 2015 không quy định cụ thế "bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án khác ” có

dấu hiệu, điều kiện nào thì Viện trưởng VKSND tối cao thấy cần thiết phải xem xét, giải quyết. Tuy nhiên, trong thực tế, bản án, quyết định của Tòa án cấp huyện hoặc cấp tỉnh đã có hiệu lực pháp luật thuộc thẩm quyền kháng nghị của Viện trưởng VKSND cấp cao mà người có thẩm quyền kháng nghị đã xem xét và thơng báo trả lời khơng có căn cứ kháng nghị nhưng đương sự không chấp nhận và tiếp tục đề nghị đến Viện trưởng VK.SND tối cao thì Viện trưởng VKSND tối cao có thẩm quyền xem xét quyết định việc kháng nghị hoặc trường hợp đúng là thuộc thẩm quyền của VKSND cấp cao nhưng để đáp ứng kịp thời yêu cầu của các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQVN, Viện trưởng VKSNDTC có thể xem xét quyết định việc kháng nghị đối với băn án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện.

2.4.2. Thời hạn kháng nghị

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 334 BLTTDS, theo đó: người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật. Trường hợp đã hết thời hạn 03 năm nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 2 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:

Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 328 BLTTDS 1. Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu

lực pháp luật theo thủ tục giảm đốc thâm phải có các nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;

b) Tên, địa chỉ của người đề nghị;

c) Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giảm đốc thâm;

d) Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;

e) Người đê nghị là cả nhân phải ký tên hoặc điêm chỉ; người đê nghị là cơ quan, tố chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tơ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tơ chức đề nghị là doanh

nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp ” và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản ỉ Điều 334 BLTTDS mà đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;

- Băn án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 326 BLTTDS, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị đế khấc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó

Thời hạn kháng nghị tái thẩm là 01 năm kế từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 352 BLTTDS.

2.4.3. Căn cứ, điều kiện để kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

BLTTDS năm 2015 đã kế thừa quy định của BLTTDS năm 2004 để bổ sung quy định rõ hơn căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm là phải có hậu quả gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc xâm phạm đến lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba (khoản 1 Điều 326 BLTTDS 2015); đồng thời, bổ sung quy định điều kiện kháng nghị giám đốc thẩm là phải có đơn đề nghị xem xét lại bản án,

quyết định có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm; có thơng báo, kiến nghị phát hiện bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, trừ trường họp xâm phạm đến lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì khơng cần phải có đơn đề nghị (khoản 2 Điều 326 BLTTDS 2015)

Tại Điêu 326 BLTTDS quy định: bản án, quyêt định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong 3 căn cứ sau đây:

- Kết luận trong bàn án, quyết định khơng phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;

- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình dần đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong tố tụng dân sự ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 62)