Ban hành kiến nghị

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong tố tụng dân sự ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 80 - 82)

Chương 2 : PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ

2.5.3.Ban hành kiến nghị

9 f

2.5.3.Ban hành kiến nghị

2.5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ kiểm sát xét xử của

2.5.3.Ban hành kiến nghị

Để thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Hiến pháp năm 2013 và Luật TCVKSND năm 2014 đã quy định quyền kiến nghị của VKSND. Quyền kiến nghị của VKSND đã được cụ thể hóa tại BLTTDS năm 2015, Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung

năm 2014...

Quyền kiến nghị trong giải quyết các vụ việc dân sự được thực hiện trong trường hợp VKSND phát hiện thấy hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự cỏ vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng và khơng thuộc trưịưg hợp kháng nghị theo quy định của pháp luật. Riêng trong phạm vi thẩm quyền của mình VKSND cấp cao sẽ kiến

nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân đó khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật; nếu phát hiện sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý thì Viện kiểm sát kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của VKSND theo quy định của pháp luật.

Pháp luật tô tụng dân sự hiện hành khơng quy định cụ thê vê hình thức kiến nghị, song với quy định về đối tượng của quyền kiến nghị có thể là hành vi tố tụng và các văn bẳn tố tụng của Tịa án, hình thức thực hiện kiến nghị của VKS cần đa dạng, linh hoạt để vừa đảm bảo tính pháp lý, vừa phù hợp với mỗi đối tượng cụ thể và từng giai đoạn tố tụng. Vì vậy, về nguyên tắc, quyền kiến nghị phải thực hiện bằng văn bản song cũng có thế thực hiện bằng lời nói, ví dụ: Tại phiên tịa phúc thẩm, KSV VKSND cấp cao phát hiện Thẩm phán chủ tọa phiên tịa vi phạm về điều khiển việc xét hịi thì KSV sẽ u cầu

(bằng lời nói) Thẩm phán phải khắc phục ngay vi phạm.

Trường hợp kiến nghị bằng văn bản, thường áp dụng đối với các vi phạm trong việc ban hành quyết định tố tụng của Tòa án, trường hợp này, VKSND cấp cao sẽ thực hiện kiến nghị bàng những phương thức sau: kiến nghị trực tiếp đối với một vi phạm cụ thể; tập họp nhiều vi phạm để ban hành kiến nghị yêu cầu Tòa án, các chủ thể tham gia tố tụng khắc phục vi phạm theo Mầu tố tụng được ban hành kèm theo Quyết định số 204/QĐ-VKSTC

ngày 1/6/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao về việc ban hành 185 mẫu văn bản tố tụng, nghiệp vụ tạm thời trong lĩnh vực kiềm sát hoạt động tư pháp

(gọi chung là Quyết định số 204/QĐ-VKSTC).

Trong thủ tục tố tụng dân sự, mặc dù luật không quy định thời hạn kiến nghị và thẩm quyền kiến nghị cho mồi chủ thể mà quy định theo hướng: Viện trưởng VKS thực hiện quyền kiến nghị theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 57 BLTTDS năm 2015; đối với Kiểm sát viên thực hiện quyền kiến nghị theo khoản 6, Điều 58 và các điều luật khác của BLTTDS năm 2015, ngoài ra, luật chỉ quy định chung là Viện kiểm sát có quyền kiến nghị. Do vậy, Điều 20 Thông tư liên tịch số 02/2016 đã hướng dẫn:

Viện trưởng có quyền thực hiện các quyền kiến nghị quy định tại BLTTDS và Thông tư liên tịch số 02/2016.

Kiêm sát viên thực hiện những quyên kiên nghị quyêt định áp dụng, thay đổi, hùy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa theo quy định tại Điều

140 BLTTDS 2015.

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong tố tụng dân sự ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 80 - 82)