Mục đích đánh giá

Một phần của tài liệu Đánh giá tính công khai, minh bạch của tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Đặc điểm cơ chế đánh giá tính cơng khai, minh bạch của toà án trong

1.3.5. Mục đích đánh giá

Khi tiến hành đánh giá, chủ thể đánh giá dựa trên những số liệu thu thập được và sử dụng các phương thức phân tích đề đưa ra kết luận về tính cơng khai, minh bạch. Việc xác định này nhằm mục đích trả lời các câu hỏi như: Tính công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử của Tịa án được thể hiện ở những khía cạnh nào?; Mức độ công khai, minh bạch?; Nguyên nhân gây ra sự thiếu cơng khai, minh bạch?; ...v.v Từ đó có những giải pháp thực tế phù họp để phát huy hoặc cải thiện tình trạng hiện tại của các Tịa án.

Các nghị quyết 08, 48, 49-NQ/TW cũng đã lần lượt đề ra những mục tiêu của cải cách tư pháp, hướng tới sự minh bạch và hoạt động hiệu quả của hệ thống tư pháp. Từ cơ sở của việc xác định được thực trạng hoạt động xét xử của Tịa án thì

Đảng và Nhà nước ta có thê hoạch định chính sách pháp luật hình sự trong giai đoạn tới một cách chính xác và phù hợp hơn.

Tóm lại, cơ chế đánh giá có thể có nhiều mục đích khác nhau nhưng điều đầu tiên mà các chù thể thực hiện đánh giá hướng tới là xác định rõ bức tranh tồn cảnh về tính cơng khai, minh bạch trong hoạt động xét xử của Tòa án. Mức độ và phạm vi đối tượng được làm rõ phụ thuộc vào từng mục đích tiến hành đánh giá, nhưng suy cho cùng thì các hoạt động này đều đưa ra kết quả về thực tiễn xét xử của Tòa án. Thơng qua đó mà sử dụng các dữ liệu, kết luận đánh giá làm cơ sở phục vụ cho một mục đích xa hơn nào đó.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính công khai, minh bạch của tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)