Các nội dung đánh giá bao gồm: quan hệ với BIDV, với tổ chức tín dụng khác, với nhóm khách hàng có liên quan. Riêng trong quan hệ với BIDV, ngân hàng xem xét quá trình giao dịch của khách hàng với BIDV, đánh giá lợi ích của mối quan hệ này, cơ hội với khách hàng trong thời gian tới, … Nếu trong quá khứ khách hàng đã từng có quan hệ giao dịch với BIDV, tỷ trọng nợ cơ cấu lại trên tổng dư nợ tại thời điểm đánh giá thấp, cung cấp thông tin đúng theo yêu cầu của BIDV một cách trung thực, luôn chấp hành điều khoản trong hợp đồng vay vốn, trả nợ gốc và lãi đúng hạn; BIDV trong thời gian trợ giúp vốn đầu tư cho dự án cũng nhận được lợi ích nhất định; hơn nữa phân tích triển vọng của khách hàng cho thấy nhiều điều kiện thuận lợi thì nên tiếp tục quan hệ giao dịch với khách hàng đó trong dự án này.
Khi đánh giá rủi ro dự án, ngân hàng trước hết xem xét rủi ro của khách hàng vay dự án đó nhằm đảm bảo độ tín nhiệm của họ. Rủi ro từ phía khách hàng là thấp nếu thỏa mãn yêu cầu về các nội dung trên. Khi đó ngân hàng chỉ cần đánh giá rủi ro từ phía dự án để ra quyết định cuối cùng.
1.2.5.2. Đánh giá rủi ro dự án đầu tư.
Một dự án đầu tư từ khi chuẩn bị đến thực hiện đầu tư và đi vào sản xuất có thể xảy ra nhiều loại rủi ro khác nhau (do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan), việc tính tốn khả năng tài chính của dự án chỉ đúng trong trường hợp dự án khơng bị ảnh hưởng bởi một loạt các rủi ro. Vì vậy đánh giá rủi ro của dự án đầu tư là rất quan trọng nhằm tăng tính khả thi của phương án tính tốn dự kiến cũng như chủ động có biện pháp phịng ngừa, giảm thiểu thiệt hại.
Trong nội dung rủi ro của dự án, ngân hàng tiến hành phân tích theo trình tự: rủi ro cơ chế chính sách; rủi ro kinh tế vĩ mô; rủi ro thị trường; rủi ro kỹ thuật vận hành và bảo trì; rủi ro cung cấp; rủi ro xây dựng hoàn tất; rủi ro tài chính; rủi ro về mơi trường và xã hội. Trong mỗi nội dung đó, phương pháp dự báo được sử dụng kết hợp với phương pháp định tính nhằm đưa ra được ảnh hưởng rủi ro và xác suất xảy ra các rủi ro đó. Dưới đây là các nội dung cụ thể:
• Rủi ro về cơ chế chính sách:
Rủi ro về cơ chế chính sách do tất cả những bất ổn tài chính và chính sách của nơi xây dựng dự án như các sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hóa, tư hữu hóa hay các luật, nghị quyết, các chế tài khác có liên quan tới dịng tền của dự án. Các rủi ro cần dự báo:
+ Rủi ro về thuế: Sự thay đổi về thuế làm cho dòng tiền hằng năm của dự án thay đổi, từ đó thay đổi NPV, IRR của dự án.
D¬ng Thanh HLớp : Kinh tế đầu t 48B
+ Hạn ngạch, thuế quan hoặc các giới hạn thương mại khác làm giảm sản lượng hoặc tăng chi phí các dự án.
+ Chính sách tuyển dụng lao động: những thay đổi về quản lý và tuyển dụng lao động như thay đổi quy định mức lương tối thiểu, chính sách với lao động nữ, hạn chế lao động nước ngoài… đều ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án.
+ Kiểm soát ngoại hối: Hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng hoặc tiêu thụ sản phẩm của dự án cũng như quyền lợi của các nhà đầu tư.
+ Lãi suất: Khi chính phủ đưa ra chính sách lãi suất để kiểm sốt lạm phát có thể làm cho hoạt động đầu tư tăng lên hoặc giảm đi.
+ Độc quyền: Sự độc quyền kinh doanh của nhà nước ở một số lĩnh vực có thể làm hạn chế đầu tư cho các bộ phận khác trong xã hội và thường dẫn đến sự kém hiệu quả của đầu tư.
+ Môi trường và sức khỏe: Những quy định liên quan đến kiểm sốt chất thải, quy trình sản xuất bảo vệ sức khỏe cồng đồng có thể làm hạn chế nhiều dự án cũng như làm tăng chi phí của các dự án…
Đối với các dự án vay vốn tại chi nhánh, rủi ro về cơ chế chính sách có xác suất xảy ra khá cao và mức độ ảnh hưởng không nhỏ, bởi dự án được thực hiện trong điều kiện nước ta là nước đang phát triển, khi mà các cơ chế chính sách đều chưa rõ ràng và thiếu ổn định. Đồng thời do tình hình kinh tế tồn cầu nói chung, Việt Nam nói riêng bất ổn trong những năm qua khiến nhà nước phải thay đổi các chính sách liên tục để điều chỉnh và bình ổn những bất lợi: chính sách tiền tệ, thắt chặt lãi suất, chính sách tiền lương tối thiểu... Ví dụ chính sách giá xăng dầu, hay chính sách quy hoạch giao thơng thành phố Hà Nội của chính phủ tác động trực tiếp đến dự án vay vốn đầu tư tăng năng lực vận chuyển của cơng ty Sao Sài Gịn hay dự án mở rộng kinh doanh và thay thế phương tiện kinh doanh dịch vụ vận tải Mai Linh năm 2006. Năm 2007, 2008 ngân hàng có cho vay dự án thép Thái Trung, dự án gang Vạn Lợi với tổng quy mô vốn 2 dự án là 1300 tỷ đồng. Chính sách tăng thuế nhập khẩu phôi thép, hay cho nhập khẩu thép trực tiếp từ nước ngồi sẽ tác động mạnh đến chi phí và doanh thu và từ đó là dịng tiền của các dự án này…
• Rủi ro kinh tế vĩ mơ:
Rủi ro này bao gồm các rủi ro về tỷ giả hối đoái, lạm phát, lãi suất, …
Nếu nguyên vật liệu cho sản phẩm dịch vụ của dự án là nhập khẩu hoặc sản phẩm của dự án dự kiến xuất khẩu (có nghĩa là dự án có giao dịch trong nước và
Chuyên đề tốt nghiệp
nước ngồi) thì vấn đề tỷ giá hối đối tác động rất lớn đến các khoản chi phí, doanh thu và từ đó tác động đến dịng tiền của dự án. Giả sử dự án sử dụng hoàn toàn nguồn nguyên liệu trong nước, ổn định về giá, nghĩa là chi phí của dự án là ổn định; hiện tại tỷ giá VNĐ và nước dự định xuất khẩu hàng hóa cao thì các tính tốn về doanh thu và chi phí là đảm bảo hiệu quả. Nhưng trong tương lai tỷ giá giảm, doanh thu bằng VNĐ giảm trong khi chi phí khơng đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của dự án.
Lạm phát là một yếu tố làm thay đổi các khoản chi phí, doanh thu ngồi dự kiến. Lạm phát cao làm chi phí nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào tăng mạnh, trong khi có thể doanh thu sẽ giảm bởi vì người tiêu dùng mua ít hàng hóa hơn.
Lãi suất được tính vào chi phí sản xuất hàng năm của dự án. Nếu lãi suất tăng cao trong tương lai thì lợi nhuận hàng năm của dự án thay đổi, NPV, IRR thay đổi.
Rủi ro kinh tế vĩ mơ là rủi ro hệ thống, nó xảy ra với xác suất lớn, với tất cả các dự án và kết quả là làm méo mó thị trường, méo mó các tính tốn của dự án. Trong thời gian qua ở nước ta môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm nhưng bắt đầu giảm trong giai đoạn suy thoái cuối năm 2007, tỷ lệ lạm phát tăng liên tục từ cuối năm 2006, kéo theo là chính sách lãi suất, các chính sách thắt chặt tiền tệ…, các yếu tố vĩ mô khác cũng thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho các dự án đầu tư nói chung và các dự án vay vốn tại chi nhánh Đơng Đơ nói riêng. Chính vì thế kết quả tính tốn chứa nhiều rủi ro, chưa hồn tồn tin cậy được bởi vì các yếu tố trên tác động trực tiếp tới hiệu quả tài chính của dự án.
•Rủi ro thị trường:
Đây là rủi ro khi thị trường không chấp nhận hoặc không đủ cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án; hoặc do sức ép cạnh tranh, giá bán sản phẩm không đủ bù đắp lại các khoản chi phí của dự án. Rủi ro này trực tiếp dẫn tới việc dự án khơng có khả năng trả nợ.
+ Thị trường không chấp nhận hoặc không đủ cầu đối với loại sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án: Việc nghiên cứu thị trường các yếu tố cung cầu, đánh giá phân tích thị trường, thị phần thiếu cẩn trọng nhiều khi dẫn đến những rủi ro đáng tiếc về thị trường. Nếu nghiên cứu sai nhu cầu thị trường về sản phẩm hàng hóa dịch vụ, dự án sẽ nhập máy móc thiết bị có cơng suất lớn, khả năng sản xuất vượt quá nhu cầu
D¬ng Thanh HLớp : Kinh tế đầu t 48B
thị trường. Sản phẩm sản xuất thừa không tiêu thụ được, dự án không thu hồi được các khoản chi phí và đó chính là nguyên nhân mà dự án trả nợ quá hạn.
+ Do sức ép cạnh tranh, giá bán sản phẩm không đủ để bù đắp lại chi phí của dự án: Trong nền kinh tế thị trường nhiều đối thủ cạnh tranh, hơn nữa tâm lý người tiêu dùng luôn hướng tới những sản phẩm mang lại nhiều lợi ích hơn cho họ là một rủi ro cho dự án. Dự án nào cho ra sản phẩm nhiều lợi thế thì sẽ đứng vững. Nếu sản xuất sản phẩm cùng loại thì buộc doanh nghiệp phải cạnh tranh về giá. Đây chính là khó khăn của dự án bởi nếu đặt giá cao thì sản phẩm của dự án tiêu thụ chậm, nếu đặt giá q thấp thì khơng đủ bù cho chi phí sản xuất ra sản phẩm đó. Liệu dự án có khả năng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất… để cạnh tranh trên thị trường hay không?
Rủi ro về thị trường là rủi ro hay xảy ra nhất và tác động mạnh một cách trực tiếp đến doanh thu, và từ đó đến hiệu quả dự án; bởi vì nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của thị trường thay đổi liên tục khó lường. Năm 2008 - đầu 2009 nợ xấu tại chi nhánh tăng đột biến, đến 30/06/2009 nợ xấu chi nhánh là 7,5% tổng dư nợ (từ nhóm III), nợ xấu tập trung chủ yếu vào một số công ty: Cty CP SữaViệt Mỹ 19,8 tỷ đồng, Cty CP Traenco và Cty CP C&G, TNHH In ngày nay, Cty CP Chi... Nguyên nhân chính dẫn đến nợ xấu này là do rủi ro về thị trường, thu thập, thanh toán. Điển hình nhất là Cty CP sữa Việt Mỹ: sản phẩm sữa nhãn Kapi không tiêu thụ được mặc dù nguyên nhân không phải do chất lượng kém. Đây là mặt hàng tiêu dùng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nên người tiêu dùng có xu hướng tiêu thụ những sản phẩm có thương hiệu lâu năm trên thị trường như Sữa đặc ông thọ, Vinamilk, Dutch lady... mà ít mua sản phẩm mới có trên thị trường. Sản phẩm khơng thể tiêu thụ được chính là lý do lớn nhất dẫn đến kết quả nợ xấu cho chi nhánh Đông Đô. Vậy cán bộ quản lý rủi ro cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng và đánh giá được rủi ro thị trường để giảm thiệt hại trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
• Rủi ro về kỹ thuật, vận hành và bảo trì:
Đây là rủi ro mà dự án không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thơng số thiết kế ban đầu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất của dự án: sản lượng nhỏ hơn cơng suất thiết kế máy móc, nhỏ hơn nhu cầu của thị trường, cũng có nghĩa là khoản chi phí và doanh thu khơng giống như báo cáo trong dự án, NPV, IRR, khả năng trả nợ thay đổi. Các ngun nhân dẫn đến tình trạng trên có thể do: