2.1.1. Tổng quan thị trường viễn thông
Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu lĩnh vực viễn thông đạt hơn 130.000 tỷ đồng trong năm 2020, tăng 0,3% so với năm 2019. Thuê bao băng rộng (gồm băng rộng cố định và băng rộng di động) có mức tăng trưởng ấn tượng. Trong đó, doanh thu dịch vụ viễn thông di động chiếm 72% tỷ trọng doanh thu dịch vụ viễn thơng. Tính bình qn trong giai đoạn 2016-2020, thuê bao băng rộng cố định tăng trưởng 15%/năm, thuê bao băng rộng di động tăng 22%/năm. Đến tháng 01/2021, cả nước có hơn 1 triệu km cáp quang đã được triển khai đến tất cả các thôn, bản, xã, phường của 63/63 tỉnh, thành phố. Sóng di động hiện đã phủ tới 99,81% dân số, trong đó vùng phủ 3G, 4G phục vụ trên 98% dân số. (theo:
http://cntt.gov.vn/SitePages/ListNewfeed.aspx?CID=43&ItemID=31156)
Bên cạnh đó, thị trường Internet băng rộng cố định (cáp quang) tại Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc. Cụ thể, số lượng thuê bao Internet băng rộng cố định đã liên tục tăng mạnh trong những năm gần đây. Nếu như trong năm 2015, số lượng thuê bao Internet băng rộng cố định mới chỉ đạt 7,3 triệu thì tính đến hết tháng 11/2020 tổng số thuê bao đã lên tới hơn 16,5 triệu. Tốc độ tối đa cũng tăng từ 17,3 Mbps năm 2015 lên hơn 54 Mbps. (theo:
Biểu đồ 2.1: Tổng số thuê bao Internet băng rộng cố định tại Việt Nam 2002- 2020
Nguồn: World Bank, Bộ Thông tin & Truyền thông
Tiềm năng, dư địa để Internet băng rộng cố định phát triển được đánh giá là vẫn còn lớn khi mà tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định của Việt Nam hiện khoảng 17,2 thuê bao/100 dân, tương đối thấp so với khu vực Đơng Á - Thái Bình Dương khoảng 23 thuê bao/100 dân. Chính phủ đề ra mục tiêu “Phổ cập dịch vụ mạng internet băng rộng cáp quang” đến toàn dân, đến năm 2025, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang bao phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã, phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh.
Trong bối cảnh thị trường thoại, tin nhắn liên tục suy giảm cả về doanh thu và lợi nhuận thì Internet băng rộng cố định được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những điểm tựa vững chắc cho đà tăng trưởng của các nhà mạng trong tương lai.
Với các nhà mạng, dịch vụ viễn thông truyền thống vẫn là nguồn thu chủ yếu, nhưng tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận từ viễn thông liên tục giảm nên các nhà mạng dần có xu hướng thay đổi. Từ cuối năm 2018 đến nay, hầu hết các nhà mạng lớn tuyên
bố thực hiện chuyển đổi số, từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang nhà cung cấp dịch vụ số. Đây là bước đi phù hợp với xu thế phát triển mới của cơng nghệ, đặc biệt khi Chính phủ đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số quốc gia.
Trong thời gian qua, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thơng minh hướng tới chính phủ số, kinh tế số. Cùng với đó là cung cấp các dịch vụ cơng, tiện ích trong từng lĩnh vực: Dịch vụ hành chính cơng, y tế, giáo dục, giao thông, bảo hiểm xã hội... cho người dân, doanh nghiệp. Quá trình này cũng diễn ra mạnh mẽ ở khối các doanh nghiệp để có sản phẩm phù hợp với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Do vậy đây là cơ hội mở ra thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ triển khai, cạnh tranh cung cấp dịch vụ.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã cấp phép cho các nhà mạng viễn thông Viettel, MobiFone, Vinaphone) thử nghiệm thương mại mạng và dịch vụ 5G. Kết quả này đánh giá sự nỗ lực, sát sao chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thơng cũng như sự đầu tư của các tập đồn, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam. 5G cũng là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy hạ tầng viễn thông, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.
Mục tiêu đến năm 2025 – 2030, Việt Nam sẽ phát triển 70.000 – 100.000 doanh nghiệp công nghệ số, giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ đạt tăng trưởng bình quân từ 10 - 20%/năm; đóng góp từ 10 - 20% tăng trưởng GDP; Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về cơng nghệ thơng tin (IDI), thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI), thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).
Bảng 2.1: Xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của một số Quốc gia khu vực ASEAN 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Indonesia 97 88 87 85 85 85 Malaysia 32 35 37 35 35 33 Philippines 83 74 73 73 54 50 Thailand 55 52 51 44 43 44 Viet nam 52 59 47 45 42 42
Nguồn: Global Innovation Index
2.1.2. Các doanh nghiệp viễn thông cố định tiêu biểu
Theo ictNew – chuyên báo về lĩnh vực viễn thông – công nghệ thông tin của VietNamNet trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đưa tin, ngày 25 tháng 03 năm 2021 Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam đã phối hợp cùng IDG Việt Nam tổ chức lễ công bố “Nhà cung cấp dịch vụ băng thơng rộng & ISP và điện tốn đám mây
tiêu biểu năm 2021”. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện “Hội thảo Băng thông rộng di động & cố định (World Mobile Broadband & ICT)”.
Cuộc khảo sát được thực hiện với 8.400 mẫu khảo sát cá nhân và 300 mẫu khảo sát doanh nghiệp, qua đó cho thấy mức độ hài lịng và thói quen của người sử dụng dịch vụ viễn thơng.
Theo đó, Tổng công ty VNPT - VinaPhone đạt danh hiệu Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tiêu biểu về chất lượng dịch vụ băng thông rộng di động.
Tổng công ty Viễn thông Viettel đạt danh hiệu Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tiêu biểu về chất lượng chăm sóc khách hàng băng thơng rộng di động và Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tiêu biểu về chất lượng dịch vụ băng thông rộng cố định.
Công ty Cổ phần Viễn thông FPT đạt danh hiệu Nhà cung cấp dịch vụ viễn
thơng tiêu biểu về chất lượng chăm sóc khách hàng băng thông rộng cố định.
Tổng công ty Viễn thông MobiFone đạt danh hiệu Nhà cung cấp dịch vụ viễn
thông tiêu biểu về chất lượng chăm sóc khách hàng băng thơng rộng di động khu vực thành phố – đô thị.
Công ty Cổ phần Viễn thông CMC đạt danh hiệu Nhà cung cấp dịch vụ viễn
thông tiêu biểu về chất lượng chăm sóc khách hàng băng thơng rộng cố định khu vực thành phố – đô thị.
Công ty Cổ phần VNG Cloud đạt danh hiệu Nhà cung cấp hạ tầng dịch vụ điện
toán đám mây tiêu biểu.
Tập đồn Cơng nghiệp Viễn thơng Qn đội Viettel đạt danh hiệu Nhà cung cấp dịch vụ phần mềm điện toán đám mây tiêu biểu.