- Phòng tổ chức hành chính: Lập kế hoạch về việc tuyển dụng, bố trí nhân sự theo sự cần thiết của hoạt động sản xuất kinh doanh Xây dựng kế hoạch đào tạo cho
3. Phân theo trình độ đào tạo
2.2.8 Đánh giá sự hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp
Bảng2.35 . Kết quả kiểm đinh One Sample T-test về yếu tố hài lòng chung
Yếu tố Giá trị trung
bình
Giá trị kiểm định
Mức ý nghĩa (Sig)
A/c yêu thích công việc của mình 3.1270 4 .000
A/c muốn làm việc tại công ty mãi
mãi 2.9524 4 .000
hai của mình
Mức hài lòng chung của NV đối
với công ty 3.2540 4 .000
(Nguồn xử lý SPSS).
Ghi chú:
Sử dụng thang đo Likert có 5 mức độ
từ 1 - rất không đồng ý đến 5 - rất đồng ý Cặp giả thuyết cần kiểm định:
H0: Giá trị trung bình = giá trị kiểm định H1: Giá trị trung bình ≠ khác giá trị kiểm định Nếu: Sig. >=0,05 chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0
Sig. < bác bỏ giả thiết H0
Đối với mức độ hài lòng của nhân viên khi làm việc trong công ty có mức ý nghĩa là Sig = 0.000 (đủ bằng chứng thống kê bác bỏ giả thiết H0), ta đã có cơ sở để kết luận rằng mức độ hài lòng của nhân viên không phải là trung lập. Giá trị trung bình đo được là 3.25, chứng tỏ nhân viên chỉ mới phần nào đồng ý với việc làm hiện tại, tuy nhiên giá trị này vẫn chưa thực sự thuyết phục,vì chưa đạt đến mức nhân viên đồng ý (mức 4-đồng ý). Khi hỏi “Anh (chị) thích công việc của mình” thì có 31 người (24,6%) trả lời không đồng ý, có 48 người (38,1%) còn lưỡng lự, và 47 người (37,3%) trả lời đó là công việc mà họ yêu thích. Như vậy ta thấy tỷ lệ người có đam mê với công việc chưa quá một nửa số nhân viên, đây là một con số thấp cần nâng số người có sự đam mê trong nghề nghiệp tăng cao nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Có đến 48,4 % nhân viên nói rằng họ xem công ty như mái nhà thứ hai của mình nhưng khi hỏi họ sẽ làm việc tại công ty mãi mãi thì chỉ có 23 % nhân viên đồng ý. Như vậy mức đánh giá của nhân viên về sự hài lòng khi làm trong công ty là chưa cao. Vì vậy muốn nhân viên hài lòng hơn, công ty cần có biện pháp cải thiện sự hài lòng của nhân viên đối với từng tiêu chí trên một cách cụ thể, rõ ràng.
Trên đây chỉ là kết quả mức độ đánh giá trung bình của tổng thể mẫu nhân viên được điều tra. Tuy nhiên qua điều tra phỏng vấn nhận thấy có sự đánh giá khác nhau về các tiêu chí giữa các nhóm nhân viên. Để xác minh lại nhận định trên, tôi tiến hành
kiểm định Independent Sample T-test, Kruskal Wallis, Mann-Whitney với các biến quan sát.
Bảng2.36. Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của các nhóm nhân viên về sự hài lòng chung của nhân viên đối với công ty
Biến quan sát Biến độc lập
Giới tính(1) Độ tuổi(2) Trình độ(2) Thời gian làm việc(2) Vị trí (3)
A/c yêu thích công việc của mình * * * * *
A/c muốn làm việc tại công ty mãi
mãi Ns * * * *
A/c xem công ty như mái nhà thứ
hai của mình * * * * *
Mức hài lòng chung của NV đối với
công ty * * * * *
(Nguồn xử lý SPSS).
Ghi chú:
(1):Sử dụng phương pháp Independent Sample T-test (2): Sử dụng phương pháp Kruskal Wallis
(3) Sử dụng phương pháp Mann-Whitney Giả thuyết cần kiểm định:
H0: không có sự khác biệt giữa biến yếu tố và biến phụ thuộc H1: Có sự khác biệt giữa biến yếu tố và biến phụ thuộc
Nếu: Ns(non- significant): không có mức ý nghĩa về mặt thống kê (Sig. >0,05)
* : Sig. <0,05 Có sự khác biệt
Nhìn vào bảng ta thấy rằng hầu hết có sự khác biệt trong mức độ đánh giá của các nhóm nhân viên. Nhóm nhân viên nữ có sự hài lòng cao hơn so với nam giới về các mặt. Vì nữ giới thường đảm nhiệm thêm công việc nội trợ trong gia đình nên họ mong muốn có một công việc ổn đinh, phù hợp khả năng của mình nên mức độ hài lòng và gắn bó với công ty sẽ cao hơn.