Thuyết về tài sản thể hiện sự phát triển của bản thân khái niệm tài sản qua các giai đoạn khác nhau95 Một số nội dung trong lý thuyết về tài sản, được

Một phần của tài liệu luan an Truong Tuyet Minh (Trang 37)

khai thác nhiều hơn, phải kể đến là:

Quan điểm của Wesley Newcomb Hohfeld trong công trình Fundamental Legal Conceptions as Applied in Judicial Reasoning96, và cơng trình, Some Fundamental Legal Conceptions as Applied in Judicial Reasoning97, khi đã bóc tách các khía cạnh thể hiện bản chất pháp lý của tài sản, theo đó, ngồi quyền sở hữu (ownership) được nhấn mạnh như một vật quyền (trong so sánh với quyền đối nhân), theo Hohfeld, khái niệm tài sản cịn bao gồm trong đó đặc quyền (privilege) và “power” (quyền). Hohfeld cũng cho rằng, khái niệm tài sản không phải là quan hệ giữa con người và vật mà là quan hệ pháp lý giữa những người có liên quan đến tài sản đó98, bởi quyền (right) ln xác lập một nghĩa vụ tương ứng (duty), mà vật thì khơng thể có nghĩa vụ99. Điều này mở ra cách tiếp cận trong việc xây dựng định nghĩa pháp lý về tài sản, với xu hướng ngày càng trở nên linh hoạt, gắn với sự vận hành của khái niệm tài sản trong kinh tế học100. Lý thuyết được áp dụng trong q trình phân tích bản chất pháp lý và kinh tế của ĐS, việc phân loại ĐS trong đó thỏa mãn đồng thời tính pháp lý và kinh tế của ĐS, các quy định về điều kiện của ĐS trong GDBĐ, xác định nhu cầu của bên BĐ và bên nhận BĐ bằng ĐS, quyền ưu tiên trong trường hợp phát sinh xung đột lợi ích giữa chủ nợ có BĐ bằng ĐS và bên cầm giữ ĐS.

95Lý thuyết về tài sản chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều học thuyết và trường phái với cách tiếp cận khác nhau: từ học thuyết quyền tự nhiên, chủ nghĩa thực chứng, thuyết khái niệm, thuyết vị lợi đến thuyết tân khái niệm (neo conceptualism). Mặc dù vậy, không thể phủ nhận, khái niệm về tài sản đã chuyển dần từ: quyền với vật trở thành một tập hợp của quyền. Đầu tiên là quan điểm của Aristotle khi coi quyền đối với tài sản là bản chất cố hữu của trật tự đạo đức, trong đó ơng đặc biệt cho rằng quyền loại trừ (exclude right) là thành tố không thể thiếu của tài sản. Locke phát triển khái niệm tài sản khi gắn tài sản với các học thuyết về lao động (the labor theory) và khẳng định tài sản chỉ phục vụ cho loài người chừng nào quyền tư hữu tài sản được thừa nhận. Trái ngược với Locke, Hegel gắn khái niệm tài sản với thuyết nhân vị tính (personhood theory), tài sản chỉ là sự biểu đạt cho việc thỏa mãn ý chí của con người. Về sau, các học thuyết về tài sản theo trường phái quyền tự nhiên đã dần được thay thế bởi trường phái thực chứng. Đặc biệt, phải kể đến Jeremy Bentham trong tác phẩm Anarchical Fallacies, in THE WORKS OF JEREMY BENTHAM 489, 523, 501 (J. Bowring ed., 1983), khi phủ định tính tự nhiên của quyền tư hữu tài sản. Ông cho rằng, khái niệm “quyền” chỉ là một sản phẩm của PL, tài sản và luật sinh ra và chết đi cùng nhau, trước khi luật được làm ra thì khơng có tài sản; loại bỏ pháp luật thì tài sản chấm dứt. William Blacksotne trong tác phẩm “Commentaries on the Law of England” đã đưa ra định nghĩa về tài sản, trong đó có 3 yếu tố nổi bật là mối liên hệ giữa tài sản và vật quyền, tài sản gắn với những cá nhân và quyền cơ bản gắn với tài sản là quyền loại trừ (cho phép chủ tài sản chống lại bất cứ chủ thể nào khác có hành vi cản trở sự hưởng thụ độc quyền của mình, tức là người có vật quyền có khả năng đối kháng với mọi chủ thể khác (erga omnes).

Mặc dù nhiều điểm khác biệt, nhưng, một điểm chung xuất hiện trong tất cả các thuyết này là công nhận và gắn khái niệm tài sản với nhu cầu bảo vệ giá trị (value theory) như là những sứ mệnh của luật tài sản.

Một phần của tài liệu luan an Truong Tuyet Minh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w