động cho vay của NHTM là gì? Những yếu tố nào chi phối đến hiệu quả của PL về GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của NHTM ở VN?
Giả thuyết nghiên cứu: Thực chất, các bên trong GDBĐ bằng ĐS không quan tâm đến tên gọi của biện pháp BĐ đó, thậm chí họ có thể tự thỏa thuận về cách thức tiến hành các biện pháp này. Vì vậy, việc xây dựng PL về GDBĐ bằng ĐS, thay vì tiếp cận từ phương thức thực hiện (tức là từ biện pháp BĐ), nếu được xác định từ góc độ của lợi ích BĐ là một lựa chọn đa diện hơn. Trong quan hệ GDBĐ, mỗi bên chủ thể dù theo đuổi những lợi ích khác nhau, song về tổng thể: sự an tồn tín dụng, khả năng vốn hóa tài sản, mở rộng tín dụng, cơng khai hóa thơng tin, thống nhất hóa quy định về thứ tự ưu tiên, đều thúc đẩy các quan hệ tín dụng NH và đem lại lợi ích cho các chủ thể và tổng thể nền kinh tế. Thiết lập các tiêu chí đánh giá chất lượng PL về GDBĐ bằng ĐS cần dựa trên u cầu của tính cơng bằng, phù hợp, hiệu quả, thống nhất.
Câu hỏi nghiên cứu số 02: Đăc trưng của GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của NHTM là gì? Những đặc tính của ĐS ảnh hưởng tới việc xây dựng và áp dụng các quy định PL về GDBĐ trong hoạt động cho vay của NHTM như thế nào?
Giả thuyết nghiên cứu: PL về GDBĐ hiện hành, có nhiều quy định mang tính trộn lẫn giữa tài sản bảo đảm là BĐS và ĐS. Hiện chưa có luận giải đầy đủ về sự tác động từ các đặc trưng của ĐS tới việc xây dựng, áp dụng các quy định PL về GDBĐ trong hoạt động tín dụng NH. ĐS chưa được sử dụng đủ và đúng với vai trị, ý nghĩa cũng như lợi ích của chúng để giải quyết thỏa đáng các nhu cầu tiếp cận tín dụng của nhiều chủ thể trong nền kinh tế. Hoàn thiện PL không chỉ xuất phát từ các quy định về GDBĐ, mà cần phải chuyển tải những đặc trưng của ĐS vào quá trình định hình các nguyên tắc PL về GDBĐ bằng ĐS. Luật về GDBĐ bằng ĐS nếu được cấu thành một luật riêng, sẽ đảm bảo nhu cầu điều chỉnh tương thích với GDBĐ bằng ĐS, tạo lập sự ổn định của các quan hệ PL GDBĐ bằng ĐS.
Câu hỏi nghiên cứu số 03: Xác lập hiệu lực GDBĐ bằng ĐS giữa bên nhận BĐ và bên BĐ như thế nào để phù hợp với nhu cầu của hai bên chủ thể trong GDBĐ? Những phương thức nào cần được sử dụng để xác lập, duy trì hiệu lực của GDBĐ bằng ĐS với bên thứ ba? Ưu điểm và hạn chế của từng phương thức?
Giả thuyết nghiên cứu: Nội dung pháp lý cần thiết liên quan trực tiếp nhất đến GDBĐ bằng ĐS là: (i) vấn đề về hiệu lực của GĐBĐ, trong đó, có các quy định PL về điều kiện chủ thể, ĐS BĐ, sự mơ tả ĐS BĐ, hình thức của hợp đồng BĐ; (ii) mối liên hệ
hiệu lực pháp lý giữa GDBĐ bằng ĐS và hợp đồng tín dụng; (iii) Quyền truy đòi của NH đối với ĐS BĐ;.PL về GDBĐ bằng ĐS cần được xây dựng và tiếp cận một cách tổng thể và toàn diện hơn so với quy định hiện hành, vì đây là cơ chế pháp lý tạo điều kiện và thúc đẩy để NH cấp tín dụng trên cơ sở nhận BĐ bằng ĐS. Nếu sự minh bạch hóa về GDBĐ được luật định bằng nhiều phương thức đa dạng; quyền của chủ nợ từ GDBĐ được bảo vệ và thực thi; trật tự được áp dụng trong trường hợp một tài sản cùng là đối tượng của các GDBĐ và đều cùng phát sinh hiệu lực đối kháng đối với bên thứ ba được xác lập; sẽ giúp:
(i) NH lượng hóa được những rủi ro khi nhận BĐ bằng ĐS và (ii) bên vay tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng NH, tối đa hóa giá trị kinh tế của ĐS. Trên các cơ sở này, tín dụng có BĐ bằng ĐS được thúc đẩy là một thông lệ ở các NHTM VN.