Tính tất yếu của liên minh giai cấp giữa công nhân, nông dân và trí thức ở Thanh Hố trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu thạc sĩ triết học -Liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 30 - 37)

trí thức ở Thanh Hố trong giai đoạn hiện nay

Như trên đã phân tích, liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức là vấn đề có tính ngun tắc đối với những nước nơng nghiệp bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Liên minh giữa công nhân, nơng dân và trí thức là động lực, là điều kiện bên trong có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, nước ta đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN từ điểm xuất phát thấp, có nền kinh tế nơng nghiệp lạc hậu, người lao động đa số chưa qua đào tạo, công cụ lao động thủ công, năng suất lao động thấp. Nhiều tiền đề, điều kiện vật chất kinh tế, văn hoá, xã hội của nền sản xuất công nghiệp cịn thiếu vắng. Để tạo bước phát triển, khơng có con đường nào

khác là phải tiến hành CNH, HĐH. Đúng như Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định:

Thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành cơng nghiệp có lợi thế; phát triển nơng, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới [25, tr.75].

Như vậy, đối với nước ta đẩy mạnh CNH, HĐH là tất yếu và bức thiết. Chính sự nghiệp ấy đã và đang lơi cuốn, tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực tiễn đó đặt ra, cần phải huy động và phát huy sức mạnh của đơng đảo các tầng lớp nhân dân. Bởi vì, chỉ khi phát huy được sức mạnh của nhân dân, trực tiếp là sức mạnh của khối liên minh công nhân, nông dân và trí thức mới bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa nông nghiệp với công nghiệp và khoa học công nghệ, qua đó, tạo nên động lực phát triển.

Thực tế đẩy mạnh CNH, HĐH ở những nước phát triển, là quá trình sử dụng những thành tựu khoa học - công nghệ mới và hiện đại để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển hơn. Nhưng đối với nước ta, CNH, HĐH trước hết địi hỏi cơng nghiệp cần gắn bó chặt chẽ với nơng nghiệp, đó là q trình sử dụng những thành tựu khoa học - công nghệ để tạo bước chuyển căn bản bộ mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và tinh thần của xã hội, trước hết ở nông thôn, khơi dậy tiềm năng kinh tế nơng thơn. Thực hiện u cầu đó, địi hỏi phải làm cho khoa học, công nghệ thấm sâu vào mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống. Do đó, để tạo động lực phát triển và sự gắn kết giữa kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; khai thác các tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy nhanh kinh tế - xã hội phát triển, địi hỏi phải khơi dậy sức sáng tạo của đơng

đảo tầng lớp nhân dân, trước hết là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức. Do vậy tất yếu phải xây dựng khối liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức.

Cùng xu thế chung của đất nước, Thanh Hóa phải tiến hành CNH, HĐH. Thực chất quá trình CNH, HĐH là nhằm chuyển đổi căn bản nền sản xuất xã hội từ lao động thủ cơng là chính sang lao động máy móc, phương tiện kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, q trình thực hiện CNH, HĐH ở Thanh Hóa hiện tại cần phải bảo đảm sự thống nhất, liên kết giữa công nghiệp, nông nghiệp và khoa học công nghệ, do vậy tất yếu cần có sự liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức.

Xuất phát từ những điều kiện tự nhiên và các đặc điểm về kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, thời gian qua Đảng bộ và hệ thống chính trị tỉnh Thanh Hố đã xây dựng các chương trình, nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế giai đoạn 2010 - 2015. Tập trung khơi dậy và phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn xã hội, khai thác có hiệu quả các tiềm năng kinh tế. Đại hội tỉnh Đảng bộ khoá XVII ( nhiệm kỳ 2010 - 2015) đã xác định:

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo bước đột phá về tốc độ, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tạo sự chuyển biến rõ nét về chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá - xã hội; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; tăng cường bảo vệ tài ngun, mơi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; kết hợp tốt giữa phát triển kinh tế - xã hội với giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh; phấn đấu đến năm 2015 đạt mức thu nhập bình

quân của cả nước, đến năm 2020 trở thành một trong những tỉnh tiên tiến [15, tr.36].

Để thực hiện được mục tiêu trên, cần khơi dậy và phát huy vai trò sáng tạo trong quần chúng, đây là động lực quan trọng thúc đẩy các phong trào thực tiễn. Do vậy, việc củng cố và phát huy vai trị của liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức trên địa bàn tỉnh là tất yếu khách quan.

Hiện tại, nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh chưa được khai thác có hiệu quả. Hơn thế, các ngành kinh tế công nghiệp, kinh tế dịch vụ ở Thanh Hố phát triển cịn chậm. Nhiều lợi thế về kinh tế, nhất là những lợi thế về các nguồn lực trong nông nghiệp và nông thôn chưa được phát huy đúng vai trò trong thời kỳ CNH, HĐH.

Vốn là tỉnh có nguồn lực lao động dồi dào cả sức trẻ và trình độ văn hóa. Theo thống kê, hiện tại, tỉnh Thanh Hố có nguồn lao động trong độ tuổi chiếm 58,8% trong tổng dân số của tỉnh, các nguồn lực khác khá phong phú... nhưng, thực tế các nguồn lực vẫn còn tồn tại ở dạng tiềm năng.

Để phát huy và khai thác các tiềm năng nguồn lực trên, đòi hỏi cần đẩy mạnh q trình CNH, HĐH kinh tế nơng nghiệp và nông thôn. Nhấn mạnh điều này, Văn kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ khoá XVI chỉ rõ:

…phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển, đặc biệt là nguồn nhân lực, ưu tiên đầu tư phát triển các ngành, các lĩnh vực có tiềm năng lợi thế của tỉnh, đáp ứng yêu cầu thị trường, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới [14, tr.36].

Trên tinh thần ấy, những năm qua, Đảng bộ Thanh Hoá đã chủ động xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế ngành và vùng, trong đó chú trọng ưu tiên cho q trình CNH, HĐH nơng nghiệp nông thôn; từng bước đưa công nghiệp về

nông thôn, tạo sự gắn kết giữa cơng nghiệp và nơng nghiệp. Do đó nhiều tiềm năng kinh tế nơng nghiệp phục vụ cho công nghiệp đã được phát huy.

Do có chính sách phát triển kinh tế phù hợp, sự gắn kết giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức ngày được tăng cường và củng cố. Chính sự liên minh ấy tạo động lực thúc đẩy quá trình CNH, HĐH trên địa bàn của tỉnh. Nhiều vùng nông thôn trong tỉnh, nhất là khu cơng nghiệp ngành mía đường, các khu chế xuất nông lâm sản thuộc các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Nơng Cống, Tĩnh Gia…đã có bước phát triển đáng kể, đã và đang hình thành các trung tâm đơ thị, các cụm cơng nghiệp tại nơng thơn, qua đó, xác lập nên mơ hình mới về liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức khá sâu sắc làm cơ sở để tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Tiến hành CNH, HĐH ở Thanh Hố là q trình hướng tới để thực hiện mục tiêu xây dựng Thanh Hố thành tỉnh cơng nghiệp, có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, quốc phịng an ninh vững chắc. Q trình đó được thực hiện bằng chính sức mạnh của con người Thanh Hóa, trực tiếp là sức mạnh của khối liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức tại địa phương, trong đó lấy mục tiêu chung là xây dựng Thanh Hố giàu mạnh, cơng bằng, dân chủ và văn minh.

Như vậy ở Thanh Hoá CNH, HĐH là nhằm bảo đảm phát triển bền vững, hài hồ giữa cơng nghiệp, nơng nghiệp và dịch vụ; xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại; đưa nền sản xuất ngày càng đạt đến trình độ phát triển cao, đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Muốn vậy phải chăm lo đào tạo đội ngũ người lao động có trình độ chun mơn và tay nghề tương ứng với yêu cầu CNH, HĐH. Trong khi đó, hiện tại lao động Thanh Hố chiếm 58,8% dân số tồn tỉnh chủ yếu vẫn là lao động nông nghiệp, nông dân. Bên cạnh nhiều ưu điểm, nguồn lực lao động

này còn bộc lộ nhiều hạn chế. Nhất là tư duy còn nặng về kinh nghiệm, kiến thức về sản xuất hàng hoá và kinh tế thị trường thiếu vắng; sự liên kết, liên doanh và hợp tác trong sản xuất lỏng lẻo, thiếu tính kỷ luật; năng lực ứng dụng khoa học vào sản xuất cịn nhiều hạn chế. Điều đó trở thành rào cản cho quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Vì vậy, tăng cường liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức là biện pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng yếu kém trên, đồng thời tạo động lực đẩy nhanh quá trình CNH,HĐH và phát triển nguồn lực.

Thực tế cho thấy, kinh tế của Thanh Hóa hiện nay chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, chất lượng và hiệu quả chưa cao; cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm và không đều giữa các vùng, miền. Khả năng cạnh tranh của hàng hố nơng sản thấp; năng suất, chất lượng các sản phẩm chưa cao. Tuy có nhiều lợi thế về phát triển các mặt hàng từ nông nghiệp, nhưng thực tế phát triển cịn chậm. Kinh tế chăn ni gia súc, gia cầm; khai thác và nuôi trồng thuỷ sản phát triển chưa gắn với chế biến; ý thức hợp tác, liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh chưa được xác định đúng đắn. Kết cấu hạ tầng ở nhiều địa phương, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc miền núi, biên giới, ven biển chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Để giải quyết được bài tốn này địi hỏi phải có sự chung tay, thống nhất của các giai cấp, tầng lớp xã hội trong tỉnh. Vì vậy tất yếu phải thực hiện liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức.

Kết luận chương 1

Lịch sử xã hội đã chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh giai cấp khác nhau với nhiều hình thức liên minh khác nhau, nhưng đều thống nhất hành động dựa trên cơ sở lợi ích giữa các giai cấp, lực lượng trong xã hội. Do đó liên minh giai cấp là một phạm trù lịch sử, gắn với từng giai đoạn lịch sử.

Lý luận liên minh giai cấp là một trong những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong cách mạng vô sản, liên minh giai cấp cũng là vấn

đề có tính quy luật. Trong đấu tranh giành chính quyền, cũng như trong q trình xây dựng xã hội mới, liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức là nền tảng sức mạnh chính trị, là sức mạnh cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp.

Vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận về liên minh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hình thành tư tưởng về liên minh giai cấp trong cách mạng Việt Nam, đó là: Cách mạng Việt Nam phải lấy liên minh công - nông làm gốc; liên minh công - nông là nền tảng của khối đại đoàn kết, những nội dung này đã trở thành kim chỉ nam cho đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và cho các chủ trương, chính sách liên minh, đồn kết… ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ của cách mạng Việt Nam.

Đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay, đẩy mạnh CNH, HĐH là tất yếu và là vấn đề bức thiết. Chính sự nghiệp ấy đã và đang lôi cuốn, tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, và tỉnh Thanh Hố cũng khơng nằm ngồi xu thế chung đó. Thực tiễn đó đặt ra, cần phải huy động và phát huy sức mạnh của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Q trình thực hiện CNH, HĐH ở tỉnh Thanh Hố hiện tại cần phải bảo đảm sự thống nhất, liên kết giữa công nghiệp, nông nghiệp và khoa học công nghệ, do vây tất yếu cần có sự liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức trên địa bàn tỉnh.

Chương 2

Một phần của tài liệu thạc sĩ triết học -Liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w