Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu thạc sĩ triết học -Liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 55 - 60)

Các vấn đề hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều yếu tố khách quan, chủ quan, nhưng trong đó có ảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tố chủ quan, như:

- Hệ thống chính sách ban hành nhiều nhưng thiếu tính đồng bộ, thiếu nhất quán, chưa quan tâm đầy đủ đến đời sống của nơng dân. Một số chính sách đối với nơng nghiệp, nông dân chưa hợp lý, như; Việc giải quyết đền bù, hỗ trợ cho nông dân bị thu hồi đất trong các dự án kinh tế công nghiệp cũng không thống nhất, mỗi nơi thực hiện đền bù một giá. Thậm chí có nơi, cùng một dự án nhưng người nhận trước được đền bù giá thấp, người nhận sau

được đền bù giá cao. Chính sách đền bù đất đai cịn chưa thỏa đáng và thực hiện không đồng bộ giữa các địa phương. Hơn nữa, việc áp dụng cơ chế hai giá trong đền bù cũng tạo ra những bức xúc trong nhân dân. (Cùng một khu vực nhưng Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia... thì đền bù theo một giá; cịn các dự án kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân thì lại đền bù theo giá khác). Ở một số nơi, hiện tượng chính quyền thu hồi đất của nơng dân với giá thấp rồi bán lại cho doanh nghiệp với giá cao gấp nhiều lần đã gây nên những bức xúc trong một bộ phận nơng dân. Có nơi, thực hiện việc cấp đất dịch vụ cho hộ nông dân bị thu hồi đất, nhưng quá trình thực hiện lại rất tùy tiện, mỗi nơi một mức. Một số địa phương coi việc đẩy nhanh CNH, HĐH để thu hút đầu tư càng nhanh càng tốt mà không quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội, chưa giải quyết hài hịa lợi ích của Nhà nước, của cơng nhân, của nơng dân và trí thức, nên cịn gây ra những mâu thuẫn lợi ích, dẫn đến bất bình trong dân.

- Cơng tác quy hoạch phát triển chưa đồng bộ, thiếu cơ sở khoa học, nên còn phải điều chỉnh, bổ sung, thay đổi nhiều trong q trình triển khai, thực hiện. Điều đó tạo ra tâm lý khơng an tâm, chưa chủ động cho những nơi nông dân vùng quy hoạch. Chẳng hạn, thực hiện Quyết định số 223/2003/QĐ-TTg ngày 03/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án phát triển vùng nguyên liệu giấy cho nhà máy sản xuất bột giấy và giấy Thanh Hóa, ngày 30/9/2005, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 2701/2005/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu cho Nhà máy sản xuất bột giấy và giấy Thanh Hoá. Từ năm 2005 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã triển khai trồng rừng từ nguồn vốn hỗ trợ trồng của dự án 661 và vốn đầu tư của Tổng công ty giấy Việt Nam được: 1.029,7 ha cây keo lai (Công ty Lâm nghiệp Cẩm Ngọc: 318,4 ha, Cty lâm nghiệp Lang Chánh: 549,2 ha, Cty Lâm nghiệp Bá Thước: 162,1 ha). Tuy nhiên, việc triển khai vùng nguyên liệu cho nhà máy giấy Thanh Hóa đã gần hết thời gian của giai

đoạn I (2007 - 2011) nhưng các kết quả đạt được rất thấp, không đúng tiến độ dự án đề ra (1.029,7/33.752 ha đạt 3,05%). Nguyên nhân: do việc đầu tư xây dựng nhà máy giấy và bột giấy ở Châu Lộc, Hậu Lộc đến nay vẫn chưa được triển khai thực hiện; qui hoạch chi tiết vùng nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy chưa được quy hoạch cụ thể. Mặt khác, chính sách đầu tư trồng rừng vùng nguyên liệu, giá thu mua nguyên liệu; chính sách liên kết đầu tư trồng rừng vùng nguyên liệu với các hộ gia đình, chính sách khốn bảo vệ rừng và thu mua nguyên liệu từ rừng trồng hiện có (luồng, nứa, gỗ) chưa được cụ thể và chưa được nhân dân đồng tình. Do đó, việc triển khai trồng rừng ngun liệu trong những năm qua gặp rất nhiều khó khăn.

Thực tế những năm qua, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển lâm nghiệp, như: Chính sách phát triển rừng sản xuất theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ Tướng Chính phủ; Chính sách trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy; Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ…dẫn đến các chủ trương, chính sách chồng lấn. Vì vậy, chủ trương phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy giấy Thanh Hóa đã khơng cịn phù hợp với thực tiễn sản xuất.

Trong cơng tác quy hoạch phát triển nơng thơn, nhiều chính sách cịn chưa tính đến chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân, nên khi thực hiện mới nảy sinh nhiều mâu thuẫn lợi ích. Nhất là nơng dân cịn thụ động đối với việc thu hồi đất, khơng được bố trí việc làm đầy đủ, thu nhập và đời sống bị đảo lộn. Nhà nước chưa gắn chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội với việc bố trí lực lượng sản xuất hợp lý giữa các vùng; chưa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách hợp lý. Cá biệt có những chính sách liên quan đến sở hữu cịn mâu thuẫn giữa Nhà nước và nơng dân. Biểu hiện, Luật đất đai năm 2003 quy định; hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất

cây trồng hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối không quá 3ha; đất trồng cây lâu năm ở đồng bằng không quá 10ha, đối với miền núi là khơng q 30ha; đất rừng phịng hộ và sản xuất không quá 30ha. Quy định mức hạn điền như vậy sẽ dẫn đến tình trạng người thì thừa đất, người lại thiếu đất. Những người khơng có điều kiện canh tác có nhu cầu trả ruộng nhưng lại khơng được chấp nhận bởi chưa hết thời gian giao đất, trong khi đó những người có điều kiện nhưng quy mơ sản xuất của họ lại bị giới hạn bởi mức hạn điền, nên khơng thể tích tụ ruộng đất để hình thành các cơ sở sản xuất hàng hố quy mô lớn. Với thời hạn sử dụng đất và mức hạn điền như hiện nay, nông dân không thể mạnh dạn đầu tư vốn lớn để tạo lập các trang trại sản xuất nơng sản hàng hố, thực hiện cơ giới hố, áp dụng cơng nghệ cao để đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

- Ý thức của nông dân, công nhân cịn có mặt hạn chế, chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm trong việc tham gia xây dựng khối đại đồn kết và tăng cường củng cố liên minh cơng nhân, nơng dân và trí thức. Cụ thể như, đối với chủ doanh nghiệp, sự quan tâm chăm lo về việc làm cho nông dân bị thu hồi đất chưa đầy đủ, cá biệt cịn xem như là "nghĩa cử". Có doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nhưng thiếu biện pháp chế tài trách nhiệm, dẫn đến nông dân không được bồi thường thiệt hại trong khi chính sách của nhà nước chưa bao quát đầy đủ. Đối với nông dân, do bị hạn chế về trình độ học vấn, trình độ chun mơn kỹ thuật và hiểu biết về pháp luật, cộng với tâm lý “ăn sổi ở thì”, ham lợi trước mắt mà khơng biết tính tốn chiến lược lâu dài, nên tình trạng vi phạm hợp đồng, tự ý phá vỡ hợp đồng trong quá trình liên kết, làm thiệt hại lớn cho các chủ thể khác trong liên minh - mà trước hết là nhà doanh nghiệp. Đối với nhà khoa học, cho đến nay phần đông vẫn tỏ ra lúng túng, hoặc chưa mạnh dạn khi thực hiện vai trị của mình trong liên kết. Thực tế còn thiếu vắng các tổ chức khoa học mạnh dạn, chủ động xác định liên kết thành một ưu tiên trong việc triển khai các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học. ...

Đó chính là một cản trở lớn để thực hiện chủ trương của Đảng là đưa khoa học kỹ thuật về với ruộng đồng.

- Chính sách bảo đảm an sinh xã hội chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, do đó chưa tạo được động lực điều chỉnh các quan hệ lợi ích, tạo ra mâu thuẫn lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp lao động trong xã hội. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá cho thấy, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn, nhất là khu vực miền núi tuy đã được đầu tư nhưng còn hạn chế so với yêu cầu phát triển thực tế. Chính điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyển đổi sản xuất của nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá; chưa tạo cơ hội thuận lợi để nhân dân một số vùng tích cực chuyển đổi ngành nghề sản xuất theo yêu cầu của thực tiễn trong thời kỳ CNH, HĐH. Quan trọng hơn, sự hạn chế về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội chưa tạo tiền đề cho sự liên kết, gắn bó giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội nhằm thực hiện lợi ích chung.

Qua khảo sát cho thấy, khoảng cách về thu nhập các vùng, các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh còn lớn và có xu hướng gia tăng (nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất là 3,6 lần đối với thành thị, 3,4 lần đối với nông thôn năm 2008). Chính sách an sinh xã hội thiếu tính thống nhất. Nhà nước vẫn còn bao cấp đối với nhiều lĩnh vực an sinh xã hội, nhất là khu vực miền núi, chưa xã hội hóa các hoạt động an sinh xã hội, dẫn tới nhận thức của người dân, nhất là khu vực miền núi đối với an sinh xã hội cịn hạn chế, có tư tưởng ỷ lại, trơng chờ, thiếu động lực phát triển.

- Trong thời gian qua ở nhiều nơi trên địa bàn Thanh Hố lợi ích kinh tế, quyền làm chủ trên lĩnh vực kinh tế của người dân còn bị vi phạm. Khơng ít xã có những sai phạm thiếu sót trong việc huy động, sử dụng, các khoản thu tài chính có liên quan trực tiếp đến nơng dân như: Điện, đường, trường, trạm. Các khoản tiền hỗ trợ của Nhà nước cho nông dân như: dịch lợn tai xanh, rét đậm, rét hại… không được công khai cho dân biết, nhân dân không được bàn bạc, quyết định và dân cũng không được kiểm tra, giám sát, quản lý, sử dụng

nguồn kinh phí. Thậm chí có nơi bắt dân đóng góp nhiều khoản lệ phí vượt quá khả năng.

- Quyền làm chủ của người dân còn bị vi phạm, nhất là trong bầu cử, đề bạt, cán bộ cấp xã, nhiều địa phương việc thực hiện dân chủ cịn là hình thức dẫn đến khả năng vận động, giáo dục thuyết phục nhân dân chưa cao. Ở một số vùng nông thôn, đặc biệt là địa bàn khu vực miền núi của tỉnh, các tổ chức tự quản của người dân chưa được phát huy đúng mức, có nơi, có lúc phát triển lệch lạc, khơng được uốn nắn kịp thời; nhiều ý kiến đóng góp, thắc mắc của người dân ở cơ sở không được quan tâm giải đáp kịp thời. Một bộ phận cán bộ cơ sở quen thói hống hách, mệnh lệnh, ban phát cho dân, quan liêu, tham nhũng… Những hiện tượng trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến bầu khơng khí dân chủ, đến lịng tin của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội đối với Đảng, và tác động xấu đến khối liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức trên địa bàn tỉnh.

Những vấn đề trên đây đang tác động tới đời sống của các giai tầng trong xã hội, tạo ra sự chênh lệch, phân hóa, khác biệt và dẫn đến những mâu thuẫn về những lợi ích, nhất là những lợi ích kinh tế. Do vậy, việc tìm ra những vấn đề cịn tồn tại để có giải pháp điều chỉnh, khơng chỉ góp phần giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế mà cịn góp phần thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển.

Một phần của tài liệu thạc sĩ triết học -Liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w