Liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức phải bảo đảm đoàn kết lâu dài, bền vững

Một phần của tài liệu thạc sĩ triết học -Liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 72 - 75)

đoàn kết lâu dài, bền vững

Đối với nước ta, đại đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu được kết tinh trong q trình dựng nước và giữ nước. Đại đồn kết lấy hoà hợp dân tộc, truyền thống vị tha, nhân ái, trọng dụng nhân tài, làm điểm tương đồng. Đó là tài sản vơ giá và là sức mạnh để làm nên những chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước.Từ khi có Đảng lãnh đạo, đại đồn kết dân tộc mà hạt nhân là khối liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức, đã được nhân lên nhiều lần.

Bước vào thời kỳ CNH, HĐH, liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức được Đảng ta khẳng định là cơ sở để đồn kết tồn dân tộc. Vì, đây là lực lượng đơng đảo nhất trong xã hội; tích cực nhất trong q trình CNH, HĐH.

Tinh thần yêu nước và chế độ XHCN sẽ bền bỉ hơn khi mà lợi ích dân tộc, lợi ích các giai cấp và lợi ích cá nhân nhất trí với nhau; khi cơng nhân, nơng dân và trí thức có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau và gắn với lợi ích chung của dân tộc. Do vậy, phải lấy sự liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức làm nền tảng cho khối đại đồn kết dân tộc.

Nhận thức sâu sắc điều này trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng bộ tỉnh Thanh Hố khẳng định, đồn kết nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh phải được củng cố và phát triển sâu rộng, trong đó hạt nhân là khối liên minh vững chắc giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức. Song, để trở thành hạt nhân có sức lơi cuốn mạnh mẽ các giai tầng khác trong xã hội tham gia vào sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, khối liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức phải đổi mới toàn diện,

từ tư duy về quan hệ lợi ích đến hệ thống đường lối chính sách, chủ trương chiến lược và các biện pháp cụ thể trong tổ chức hoạt động thực tiễn. Đây chính là cơ sở để liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức được bảo đảm lâu dài và bền vững.

Với truyền thống cách mạng kiên cường và đồn kết nhất trí của Đảng bộ, thành tựu đạt được sau 25 năm đổi mới đã góp phần nhân lên sức mạnh và tạo ra diện mạo mới cho các giai cấp, tầng lớp và gắn kết chặt chẽ các giai cấp, tầng lớp trong xã hội tạo thành khối thống nhất ý chí, hành động, đưa Thanh Hoá thoát khỏi một tỉnh nghèo, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng tỉnh Thanh Hoá cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Đây là q trình tìm tịi, sáng tạo của Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đường lối cách mạng đó có sự phù hợp từ ý Đảng với lịng dân, nên đã huy động được sức mạnh của nhân dân, khơi dậy các tiềm năng sáng tạo của mỗi chủ thể trong khối liên minh để phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh.

Tuy nhiên, do cơ cấu xã hội hiện nay ở Thanh Hoá rất phong phú, bao gồm nhiều thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội và nhiều dân tộc khác nhau. Mỗi thành phần có điều kiện, hồn cảnh, chính kiến và xu hướng phát triển khác nhau, thậm chí có những lợi ích chưa thể thống nhất. Giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích này có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng, củng cố quan hệ đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc. Trước yêu cầu của thực tiễn, để bảo đảm sự cố kết và phát huy sức mạnh tổng hợp của khối liên minh công nhân, nông dân và trí thức ở Thanh Hố hiện nay địi hỏi phải bảo đảm sự bền vững và tính chiến lược trong giải quyết mối quan hệ lợi ích. Muốn vậy, trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội cần phải cơng khai hố các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các phương án quy hoạch đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó giúp cho các giai cấp, nhất là nơng dân chủ động định hướng đầu tư sản xuất và chuyển dịch cơ cấu lao động.

Đi đơi với bảo đảm lợi ích cho các giai cấp và tầng lớp, trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội cần phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc. Nội dung, phương thức hoạt động phải luôn bám sát nhiệm vụ chính trị, hướng mạnh về cơ sở để chăm lo tổ chức, động viên các tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nhất là cho đối tượng thuộc diện chính sách, có cơng với cách mạng; góp phần giải quyết những bức xúc trong nhân dân, trong quan hệ giữa chính quyền với nhân dân. Mặt khác, Mặt trận Tổ quốc cần phải phát huy vai trị của mình trong việc kết hợp chặt chẽ với chính quyền, và tạo điều kiện để các thành viên trong Mặt trận tham gia vào quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Điều đó sẽ khắc phục tình trạng một số cơ sở coi Mặt trận là phụ thuộc vào bộ máy chính quyền, thụ động, khơng có tiếng nói, chủ kiến của mình trong việc tham gia các quyết sách phát triển kinh tế, chính trị, xã hội…Sự phát triển lớn mạnh của tổ chức, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc từ tỉnh đến cơ sở sẽ làm cho các giai cấp, tầng lớp tin tưởng vào khả năng tập hợp, đoàn kết của Mặt trận, qua đó khối đại đồn kết toàn dân ngày càng được bền chặt hơn trên nền tảng của khối liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức.

Hiện nay, để tạo nên sức mạnh cách mạng, cần phải xây dựng lực lượng, lực lượng đó khơng thể nào khác là những giai cấp có chung lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của dân tộc. Nên, liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức phải được xác định là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài. Bên cạnh chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, Thanh Hố cần có chính sách bảo đảm ổn định việc làm, ổn định thu nhập và tạo nên môi trường, cơ hội để các giai cấp, tầng lớp phát huy khả năng của mình cho quá trình CNH, HĐH.

Một phần của tài liệu thạc sĩ triết học -Liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w