Hạn chế trong việc thực hiện liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức ở Thanh Hố và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu thạc sĩ triết học -Liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 52 - 55)

dân và trí thức ở Thanh Hố và nguyên nhân của hạn chế

2.1.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, quan hệ giữa công nhân, nơng dân và trí thức trên địa bàn tỉnh Thanh Hố trong thời kỳ CNH, HĐH hiện tại còn bộc lộ những hạn chế bất cập. Điều đó được thể hiện trên các mặt cụ thể, như:

Thứ nhất: cơ chế, điều kiện bảo đảm thống nhất lợi ích kinh tế giữa các lực lượng cịn thiếu đồng bộ và bất cập.

Thực tế cho thấy, công nghiệp chế biến và khoa học trên địa bàn Thanh Hoá tuy đã tạo ra sự gắn kết với kinh tế nông nghiệp, nông thôn và bước đầu

giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức nhưng cịn bộc lộ sự thiếu đồng bộ và bất cập. Bởi vì trên thực tế, sản xuất nơng nghiệp đang có xu hướng chuyển từ sản xuất ngun liệu sang công nghiệp chế biến, do chỗ đầu tư cho nông nghiệp mức độ và tốc độ chu chuyển vốn chậm, hiệu quả khơng cao. Điều đó biểu hiện lợi ích kinh tế của nông dân trong nông nghiệp so với các tầng lớp, lực lượng xã hội khác trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ ngày càng thấp. Trong khi đó, nhiều chính sách hỗ trợ cho nơng dân cịn thiếu vắng, nhất là việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn, chính sách đầu tư hỗ trợ nghề cho nông dân…Nên chưa tạo được lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế của nông dân, nông nghiệp với các thành phần và ngành kinh tế khác.

Thứ hai, vai trị của nhà nước và đội ngũ trí thức tham gia giúp đỡ, hỗ trợ tạo động lực bảo đảm lợi ích kinh tế cho người dân cịn hạn chế.

Thực tế tại Thanh Hố, trong sản xuất nơng nghiệp và cả trong công nghiệp cho thấy mức độ ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất cịn thấp. Trình độ khoa học, cơng nghệ của sản xuất nơng nghiệp nhiều mặt lạc hậu, nên hàng hóa nơng sản cịn ít, giá trị kinh tế thấp. Cơng nghiệp ở nơng thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản phát triển chậm, vai trị của khoa học và đội ngũ trí thức chưa được phát huy đầy đủ, cịn xa rời thực tiễn cuộc sống và yêu cầu phát triển sản xuất của người nơng dân. Đặc biệt, vai trị tư vấn, phản biện của trí thức trong các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh chưa được phát huy, dẫn đến tình trạng chồng chéo giữa các dự án, gây khó khăn trong việc phát triển các vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp. Vai trò của Nhà nước trong định hướng phát triển kinh tế nông thôn và biện pháp bảo đảm lợi ích nơng dân chưa tương xứng yêu cầu, nhất là trong quy hoạch phát triển các khu kinh tế, ngành kinh tế.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, nông dân ở nhiều địa phương của tỉnh Thanh Hố vẫn phải tự mình tìm tịi, sáng chế ra các nơng cụ phục vụ sản

xuất. Mặt khác, do vai trò của khoa học kỹ thuật chưa được phát huy, nhất là chưa có sự hỗ trợ, giúp đỡ đắc lực của đội ngũ trí thức, các nhà khoa học, nên sản xuất nơng nghiệp cịn bị thiệt hại do dịch bệnh ở một số lĩnh vực, như, sâu bệnh, các dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm…ảnh hưởng lớn đến lợi ích kinh tế của người nơng dân.

Bên cạnh đó, việc phân bổ nguồn lực khoa học trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập. Cán bộ khoa học, đội ngũ trí thức tập trung chủ yếu ở các thành phố và vùng đô thị, trong khi ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa lực lượng này rất mỏng. Điều này chưa tạo ra điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng trí tuệ của trí thức, chưa tạo ra sự gắn kết giữa trí thức với người lao động ở các lĩnh vực khác.

Công nghiệp ở nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản chậm phát triển; trình độ cơng nghệ cịn lạc hậu, nên chưa tiêu thụ hết nơng sản của nơng dân, gây lãng phí, thiệt hại kinh tế của nơng dân. Điển hình như nhà máy chế biến nước giải khát Dứa trên địa bàn huyện Như Thanh, khi nông dân đã đi vào sản xuất dứa nguyên liệu và tạo ra sản phẩm thì nhà máy ngừng hoạt động, doanh nghiệp giải thể đã gây thiệt hại lớn tới lợi ích nơng dân vùng ngun liệu.

Do có nhiều cơ sở chế biến các sản phẩm nông sản, lâm sản quy mô nhỏ, nên các tiêu chuẩn về nguyên liệu, quy trình kỹ thuật trong chế biến khơng được tơn trọng, cơ chế thu mua nguyên liệu thiếu thống nhất, tuỳ tiện áp đặt giá và định ra tiêu chuẩn nguyên liệu. Vì thế, sản phẩm làm ra có chất lượng thấp, gây lãng phí nguyên liệu và thiệt hại lợi ích kinh tế của nông dân, nhất là chế biến lâm sản, trong khi nhà nước chưa xác lập cơ chế chính sách hỗ trợ nông dân các vùng nguyên liệu một cách đầy đủ. Nhìn chung, trong 25 năm qua, đầu tư hiện đại hóa sản xuất trong nơng nghiệp cịn thấp, nên sự đóng góp của cơng nghiệp vào sản xuất nơng nghiệp, thay đổi cơ cấu kinh tế nông thơn cịn chậm, hiệu quả chưa cao.

Ba là, lao động ở nơng thơn cịn phổ biến là lao động thủ công chưa qua đào tạo, chưa đáp ứng tốt yêu cầu CNH, HĐH và phát triển kinh tế.

Lao động trong khu vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là lực lượng lao động chiếm khoảng 55% năm 2010 [15, tr.17], nhưng trình độ qua đào tạo thấp, nên mặc dù có nhiều nhà máy cơng nghiệp được xây dựng ở nông thôn nhưng nơng dân lại khơng tìm được việc làm, do đó gián tiếp gây tâm lý phân biệt đối xử giữa công nhân với nông dân, giảm đi tính liên kết, thống nhất.

Bốn là, kết cấu hạ tầng nơng thơn cịn yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất lớn, chưa kích thích kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn, cịn gây bất lợi cho nông dân phát triển.

Hiện tại ở Thanh Hoá hệ thống đường sá, cầu cống, kho bãi... phục vụ sản xuất còn thiếu. Ở nhiều vùng, giao thông chưa phát triển, nên cản trở việc vận chuyển hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất và bao tiêu sản phẩm; thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường sức lao động, thị trường khoa học cơng nghệ... chưa hồn thiện; các sản phẩm khoa học chưa trở thành hàng hóa... Do vậy, khả năng trao đổi, chuyển giao, thực hiện lợi ích kinh tế của nơng dân, cơng nhân, trí thức cịn hạn chế.

Những yếu tố nêu trên đang tác động, cản trở ảnh hưởng đến liên minh giữa cơng nhân, nơng dân, trí thức ở Thanh Hố hiện nay.

Một phần của tài liệu thạc sĩ triết học -Liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w