Về thành tựu

Một phần của tài liệu thạc sĩ triết học -Liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 37 - 51)

Sau 25 năm đổi mới, nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chính trị ổn định, kinh tế có bước tăng trưởng cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. Thành tựu nêu trên có được do nhiều động lực, trong đó có vai trị to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Ở Việt Nam, khối liên minh này giữ vai trò là động lực cơ bản, xuyên suốt của mọi thời kỳ cách mạng; là vấn đề chiến lược trong suốt thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Ngày nay, đường lối đổi mới của Đảng đã làm cho khối liên minh này không ngừng được củng cố, tăng cường và phát triển. Tính cố kết về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các giai cấp và tầng lớp trong khối liên minh không ngừng được củng cố.

Thành tựu nổi bật về vai trò của khối liên minh trong quá trình đổi mới là các giai cấp có sự thống nhất giữa lợi ích chính trị với lợi ích kinh tế, văn hố, xã hội, do đó, đã khơi dậy được sức mạnh, phát huy năng lực sáng tạo từ trong các giai cấp và tầng lớp xã hội, chính từ đó đã khai thác và phát huy tiềm năng sáng tạo của con người Việt Nam trong quá trình đổi mới vì mục tiêu XHCN. Lợi ích của các giai cấp, các nhóm xã hội và từng cá nhân về cơ bản là thống nhất và được bảo đảm trên thực tế dựa trên nền tảng lợi ích chung của dân tộc, hướng tới một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh,

dân chủ, cơng bằng, văn minh. Khẳng định vai trị, sức mạnh và sự gắn kết trong khối đại đoàn kết dân tộc xây dựng nước Việt Nam hồ bình, Đảng ta khẳng định:

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng tiếp tục được mở rộng và tăng cường trên cơ sở thống nhất về mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh [25, tr.158].

Đối với Thanh Hoá, suốt chiều dài lịch sử phát triển của quê hương, sức mạnh khối liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức ln được khơi dậy và tăng cường, từ đó đã góp phần làm nên những chiến cơng lịch sử trong xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự liên kết và gắn bó của khối liên minh ngày càng được củng cố vững chắc. Biểu hiện về liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức tại Thanh Hoá trước hết là sự thống nhất lợi ích kinh tế giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức. Trong khn khổ của luận văn, chúng tôi tập trung khảo sát một số mơ hình liên minh tiêu biểu nổi bật trong những năm qua ở Thanh Hoá

* Liên minh qua mơ hình Mía đường Lam Sơn

Thực tế cho thấy, từ mơ hình liên kết bốn nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học trong lĩnh vực kinh tế nơng nghiệp tại các khu cơng nghiệp mía đường ở Thanh Hố, với mục tiêu là phát huy sức mạnh tổng hợp để khai thác các tiềm năng, lợi thế so sánh để đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, sản xuất cơng nghiệp và nơng nghiệp có bước phát triển. Từ Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn cho thấy, sự ra đời của nhà máy đường Lam Sơn (trước đây) đã biến một vùng trên 80% là đất đồi, có độ dốc cao, đồng ruộng, địa hình phức tạp: khe, suối, hồ, đập nhiều, đường xá đi lại khó khăn. Với tổng số dân

trong vùng 290.000 người, bao gồm các dân tộc Kinh - Mường - Thái, trình độ lao động thấp, mức sống của nhân dân trong vùng gặp nhiều khó khăn, sản xuất tự túc, tự cấp. Tập quán sản xuất của nông dân là trồng sắn, ngơ, lúa, thiếu đói triền miên đến nay đã trở thành vùng kinh tế hàng hố, hình thành vùng mía sản xuất hàng hoá, chuyên canh tập trung trải dài trong 11 huyện, tập trung vào 119 xã, gắn trung tâm công nghệ chế biến đường thành một cơ cấu kinh tế hiệu quả. Trên cơ sở phát triển cơng nghiệp, mía đường Lam Sơn đã thu hút đầu tư, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, mở mang dịch vụ, tạo ra sự gắn kết giữa công nghiệp và nông nghiệp; giữa công nhân và nông dân.

Đồng thời, thông qua liên kết kinh tế tại khu cơng nghiệp mía đường Lam Sơn đã khơi dậy và sử dụng có hiệu quả nguồn lực ở nơng thơn, nhất là đất đai, lao động, thúc đẩy sự phát triển của các nghề dịch vụ thu gom, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ; gắn khoa học - công nghệ với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống. Sự liên kết ấy vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đã đưa nhà khoa học, đội ngũ trí thức về phục vụ sản xuất nơng nghiệp, cơng nghiệp. Đến nay, diện tích mía tồn vùng của Cơng ty ước đạt 16.000 ha, đáp ứng 100% công suất chế biến của cả 2 nhà máy, thu hút trên 5 vạn lao động có việc làm. Ngồi ra, thời vụ thu hoạch mía cịn thu hút hàng vạn lao động ở các vùng xi lên lao động.

Mơ hình liên kết 4 nhà tại khu cơng nghiệp mía đường Lam Sơn, Thanh Hố cho thấy, một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho nơng dân, giúp nơng dân giảm bớt khó khăn. Cụ thể, cho phép nơng dân được vay vốn, ứng vật tư trả chậm… Nông dân vùng nguyên liệu của khu vực kinh tế này có thể thanh tốn tiền vật tư bằng bán sản phẩm cho doanh nghiệp. Mặt khác, cùng với nhà nước, doanh nghiệp đã chú ý đưa lực lượng các nhà khoa học, đội ngũ trí thức về cơ sở hướng dẫn nơng dân sản

xuất, từ đó đã tạo ra hướng mới trong liên kết, thống nhất lợi ích kinh tế giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức trên địa bàn.

Thực tế hoạt động của mơ hình kinh tế cơng nghiệp mía đường Lam Sơn, Thanh Hố cho thấy, Cơng ty đã có chính sách khuyến khích các đơn vị, các hộ nơng dân tích tụ và phục hồi diện tích đất đã trồng mía. Đối với vùng đất trồng lúa hiệu quả kém hoặc đất màu bãi, Công ty hỗ trợ vốn, vật tư và khuyến khích chuyển sang trồng mía. Đối với diện tích đất mở rộng, phục hồi phải được quy hoạch tập trung, liền vùng, liền khoảnh với quy mô từ 5,0 ha trở lên sẽ được Công ty hỗ trợ 3,0 triệu đồng/ha (Trong đó hộ nơng dân 2,0

triệu đồng/ha; địa phương vận động và tổ chức thực hiện 1,0 triệu đồng/ha).

Số tiền này sẽ được thanh tốn khi có kết quả nghiệm thu sau khi trồng. Chính nhờ coi trọng phát huy khối liên minh này của công ty nên nông dân nhiều địa phương đã tích cực mở rộng diện tích trồng mía, qua đó đã đem lại lợi nhuận trong sản xuất, đồng thời khai thác các tiềm năng sẵn có một cách hiệu quả.

Những hộ nơng dân khi góp cổ phần bằng quyền sử dụng đất trở thành cổ đông của Công ty, được tuyển dụng 1 lao động theo chế độ hợp đồng lao động (theo luật lao động). Mặt khác, với các hộ nơng dân trồng mía có diện tích từ 20 ha trở lên, sản lượng hàng năm bán cho Công ty ổn định lâu dài trên 2.000 tấn sẽ được Công ty mua Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế cho 2 người (vợ và chồng) như công nhân các Nhà máy.

Cơng ty tiếp tục thực hiện chính sách đầu tư ứng trước khơng tính lãi bằng hiện vật bao gồm các khoản: Cày bừa làm đất, giống, phân bón và tiền mặt để mua thuốc trừ sâu bệnh, nộp sản (nếu có), trả cơng chăm sóc và thu hoạch. Định mức từ 400.000 - 450.000 đồng/tấn mía ký hợp đồng với Công ty.

Hỗ trợ nơng dân vay vốn 10 triệu đồng/ha khơng tính lãi, thời hạn 3 năm để dồn điền, đổi thửa, thuê mua đất, tích tụ đất trồng mía ổn định lâu dài, tối thiểu 1 ha/hộ liền vùng, liền khoảnh.

Hỗ trợ 50% chi phí làm đất (cày sâu > 40cm, bừa kỹ, rạch hàng kép) bằng cơ giới lớn, thông qua hợp đồng dịch vụ với các đơn vị tham gia làm đất.

Hỗ trợ 50% chi phí bón vơi cải tạo đất (Mức bón 2,0 tấn/ha, Công ty hỗ trợ

1,0 tấn/ha).

Đối với những đơn vị, hộ trồng mía có diện tích tập trung liền vùng liền khoảnh từ 15 ha trở lên có đầy đủ điều kiện về nguồn điện, nguồn nước, lắp đặt ống tưới ngầm. Cơng ty hỗ trợ khơng hồn lại 20 triệu đồng/ha. Số còn lại đầu tư khơng tính lãi và trả bằng tiền bán mía trong 5 vụ (có hợp đồng riêng).

Đối với những đơn vị, hộ trồng mía có diện tích liền vùng, liền khoảnh từ 2 ha trở lên, Công ty đầu tư cho vay ứng trước tiền mua thiết bị, động cơ, khoan giếng lắp đặt ống tưới nổi khơng tính lãi trong 3 vụ và hỗ trợ khơng hồn lại 2,0 triệu đồng/ha. Số tiền cịn lại trả vào tiền bán mía trong 3 vụ.

Quán triệt tinh thần chủ trương của Đảng và Chính phủ, cơng ty đã thực hiện việc “bán cổ phần ưu đãi” cho người trồng mía, nên đã được nơng dân đồng tình ủng hộ. Chính điều này sẽ bảo đảm cho sự phát triển ổn định của vùng nguyên liệu, người nông dân và người công nhân nhà máy thực sự có chung một mục đích, chung lợi ích, từ đó tăng cường sự gắn kết giữa nông dân, công nhân và nhà máy.

Từ những chính sách hỗ trợ của cơng ty đã biến một vùng kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc hình thành vùng nơng nghiệp hàng hố ngày càng phát triển. Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GDP) bình qn đầu người trên tồn vùng tăng, xét từ điểm xuất phát thấp thì so với tồn tỉnh Thanh Hố tốc độ tăng GDP vùng Lam Sơn cao hơn so với toàn tỉnh là một bước tiến rất đáng kể. Nó thể hiện vai trị của cơng nghiệp đối với nơng nghiệp nơng thơn.

Những chính sách đó đã tạo ra cơ hội để thay đổi vị thế của người nông dân, dẫn dắt họ phát triển theo hướng thị trường và đem lại lợi ích cho họ. Lợi ích đó khơng chỉ đem lại cho những hộ có đất trồng mía mà cịn là cơ hội cho

những hộ hoạt động dịch vụ phục vụ nơng nghiệp, kể cả hộ nghèo có sức lao động để trao đổi, cũng có điều kiện tăng thu nhập.

Khảo sát thực tế các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Nông Cống… cho thấy, để hỗ trợ cho nông dân sản xuất, nhiều doanh nghiệp công nghiệp thuê các chuyên gia kỹ thuật, các nhà khoa học ở các viện nghiên cứu nông sản về hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây mía, con ni. Điều đó đã tạo động lực để nơng dân tích cực sản xuất, do đó doanh nghiệp ln bảo đảm ổn định ngun liệu để sản xuất, cơng nhân có việc làm ổn định, nhà khoa học có mơi trường để thực nghiệm các cơng trình nghiên cứu, ứng dụng. Tất cả đều thực hiện được lợi ích kinh tế của mình.

Có thể khẳng định, mơ hình liên kết từ Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã xác lập được quan hệ chặt chẽ liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức; tạo ra sự gắn kết giữa cơng ty với nông dân vùng nguyên liệu qua sự hỗ trợ đắc lực của các nhà khoa học, do đó, tạo ra sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Thực tế phát triển của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn tại Thanh Hố cho thấy, hiện tại doanh nghiệp ln xác định, nơng dân chính là cơng nhân bên ngoài hàng rào của nhà máy, nên nhà máy phải có trách nhiệm liên kết chặt chẽ, hỗ trợ, giúp đỡ họ. Để giúp nơng dân trồng mía có được năng suất, sản lượng cao, chất lượng tốt, cơng ty đã mời các nhà khoa học từ các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu mở lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, đào tạo lao động và cán bộ kỹ thuật cho công nhân, nông dân. Hàng năm, Công ty đưa hơn 50 kỹ sư nông nghiệp trực tiếp xuống tận đồng ruộng để tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật giúp nông dân, và cử cán bộ xuống từng xã, mở lớp huấn luyện kỹ thuật trồng mía; Cơng ty hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng: điện, đường, trường, trạm... Chỉ trong vòng 5 năm (từ 1993 - 1998), Cơng ty hỗ trợ 19 xã trong vùng mía có trường học cao tầng, làm mới và nâng cấp 220 km đường giao thông, xây dựng 250 cầu cống lớn nhỏ, phục

vụ cho sản xuất và đời sống cho nơng dân, từ đó đã làm cho nơng dân trong vùng yên tâm sản xuất, gắn bó chặt chẽ với cơng ty.

Có thể nói, phương thức liên kết có hiệu quả trên đã tạo ra sự chuyển biến to lớn đối với đời sống của nông dân và công nhân, nhất là tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Nhờ đó cơng nhân, nơng dân và trí thức có thu nhập ổn định, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở nơng thơn. Đồng thời mối quan hệ bền chặt giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức trên địa bàn cũng được tăng cường, củng cố.

* Liên minh qua mơ hình Hợp tác xã nơng nghiệp

Nếu mơ hình Cơng ty Cổ phần mía đường Lam Sơn thể hiện sự liên kết giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức mà ở đó cơng nhân là chủ động, thì mơ hình Hợp tác xã dịch vụ trong nông nghiệp của huyện Yên Định - đơn vị Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới lại thể hiện sự liên kết giữa công nhân, nông dân và trí thức thơng qua sự chủ động của người nơng dân.

Mơ hình Hợp tác xã nơng nghiệp trên địa bàn các huyện của tỉnh Thanh Hố có nhiều yếu tố tạo ra sự phát triển mạnh mẽ, bền vững, đó là: chuyển từ hợp tác xã thuần nơng, sản xuất khó khăn, sang hợp tác xã dịch vụ - kinh doanh tổng hợp. Từ kiểu đơn lẻ từng hộ với phương thức sản xuất truyền thống chuyển sang sản xuất tập trung, cung cấp nông sản phục vụ công nghiệp chế biến, tiểu thủ cơng nghiệp, mơ hình này đã tạo ra việc làm cho lao động nơng thơn. Để thích ứng với điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá, nhiều hợp tác xã đã phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ nông nghiệp (điện, làm đất, thủy nơng, khuyến nơng); khuyến khích hộ nơng dân ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Chính sự chuyển đổi hình thức kinh tế đã mở ra mơi trường thuận lợi để nơng dân có điều kiện liên kết, hợp tác với cơng nhân, trí thức. Từ đó khơng ngừng củng cố khối liên minh giữa công nhân, nơng dân và trí thức ngay tại nơng thơn. Chẳng hạn, qua các mơ hình kinh tế hợp tác xã trên địa bàn huyện Yên Định cho thấy, ngay từ năm 1992, để thúc

đẩy năng suất trồng lúa, Huyện đã chỉ đạo ứng dụng khoa học vào sản xuất, trực tiếp là đưa giống lúa lai F1 vào một số diện tích thử nghiệm, nhưng bước đầu dựa trên nhập ngoại lúa lai F1Trung Quốc. Quá trình sản xuất bộc lộ nhiều bất cập, nhất là nhu cầu tiêu dùng lớn nhưng khả năng đáp ứng có hạn, thiếu chủ động; giống nhập ngoại nên khó kiểm sốt về chất lượng...

Trước thực tế trên, Huyện uỷ và UBND huyện Yên Định đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh sản xuất lúa lai F1 bằng cách liên kết với các đơn vị đang sản xuất lúa bố, mẹ có chất lượng, như: Trung tâm sản xuất lúa lai tỉnh Nam Định, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Viện khoa học nông nghiệp

Một phần của tài liệu thạc sĩ triết học -Liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 37 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w