Nhóm giải pháp về hồn thiện cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu thạc sĩ triết học -Liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 82 - 86)

Trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhằm tạo sự gắn kết giữa các giai cấp và các tầng lớp nhân dân, bảo đảm hài hồ lợi ích trong phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, cần tập trung vào một số vấn đề sau đây:

* Đối với lĩnh vực nông nghiệp

- Tỉnh cần phải rà soát, bổ sung, đánh giá, việc thực thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nơng, lâm, thuỷ sản như: Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hố thơng qua hợp đồng; chính sách sản xuất giống lúa lai F1, khảo nghiệm, sản xuất giống lúa siêu nguyên chủng và nguyên chủng theo Quyết định số 2481/2004/QĐ-UB ngày 04/8/2004; chính sách khuyến khích phát triển cao su theo Quyết định số 243/2008/QĐ-UBND ngày 28/01/2008; chính sách xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả theo Quyết định số 1304/QĐ-UBND ngày 29/4/2009; chính sách khuyến khích phát triển chăn ni gia súc, gia cầm 2006 - 2010 theo Quyết định 4101/2005/QĐ-UBND ngày 30/12/2005; Chính sách phát triển thủy sản theo Quyết định số 4100/2005/QĐ-UBND ngày 30/12/2005...

- UBND tỉnh cần tổ chức xây dựng và ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ vốn để khuyến khích nhân dân bỏ vốn sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản.

- Cần xây dựng một hệ thống chính sách tạo cơ chế điều chỉnh các vấn đề lợi ích ở nơng thơn, hạn chế mức đóng góp của các hộ nơng dân, cải thiện đời sống của nông dân.

- Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Phát triển, nâng cấp các cơng trình thuỷ lợi để nâng cao khả năng chống đỡ với bão lụt, hạn hán có hiệu quả nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Cần có chính sách miễn thuế sử dụng đất cho hộ nơng dân để nơng dân có vốn mở rộng sản xuất. Miễn thuế doanh thu đối với các làng nghề dịch

vụ khu vực nông thôn. Mở rộng diện miễn giảm các loại thuế cho các cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản. Giảm giá cho thuê đất để thu hút các nhà đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn.

- Có chính sách mở rộng phạm vi kinh doanh nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố chất lượng cao, nơng nghiệp sạch, giá thành hạ, sức cạnh tranh cao. Ưu tiên đầu tư nâng cấp, mở rộng các kho chứa, thu gom, thiết bị phơi sấy, bảo quản, vận chuyển chế biến và tiêu thụ theo hệ thống hồn chỉnh để giảm chi phí trung gian, tăng lợi nhuận cho cả người sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản.

- Ban hành các chính sách bảo hiểm giá một số mặt hàng hố nơng sản có khối lượng lớn và ở các vùng chuyên canh, để bảo đảm cho bà con nông dân yên tâm sản xuất.

- Tiếp tục chỉ đạo cuộc vận động “dồn điền, đổi thửa” trong các hộ nơng dân, khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ trong sản xuất.

- Thực hiện tốt chính sách ruộng đất theo hướng thúc đẩy phát triển nơng nghiệp hàng hố, trên cơ sở sử dụng ruộng đất có hiệu quả. Cho phép tích tụ ruộng đất lành mạnh, nhưng khơng làm bần cùng hố một bộ phận nơng dân

* Đối với lĩnh vực cơng nghiệp

- UBND tỉnh cần tập trung xây dựng, hồn thiện các chính sách phát triển các khu đơ thị, khu cơng nghiệp với vấn đề đất đai và giải quyết các vấn đề xã hội như việc làm của nông dân.

- Kiên quyết xố bỏ các khu cơng nghiệp, khu đơ thị khơng có khả năng thực hiện.

- Tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến để thu mua nông sản, nâng cao giá trị hàng hố nơng sản trên địa bàn tỉnh. Nâng cao năng lực của các nhà máy chế biến để tiêu thụ nông sản cho nông dân.

- UBND tỉnh cần ban hành các chế tài đủ mạnh để xử lý tình trang gây ơ nhiễm mơi trường của các doanh nghiệp, hạn chế gây thiệt hại đối nông dân, bảo vệ môi trường sinh thái.

* Đối với doanh nghiệp

- Lãnh đạo tỉnh cần tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp gặp khó khăn theo từng vấn đề cụ thể như: đất đai, thuế ... để hỗ trợ, tháo gỡ giúp doanh nghiệp.

- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thôn, nhất là công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Bởi vì, trên thực tế nhiều doanh nghiệp tỏ ra ngại ngần khi đầu tư cho sản xuất kinh doanh nông - lâm - nghiệp, đây là những ngành có sự rủi ro cao khi đầu tư. Điều này tất yếu làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống công nhân trong các doanh nghiệp; làm cho quan hệ giữa công nghiệp với nông nghiệp, giữa công nhân với nơng dân lỏng lẻo, khơng bền chặt.

- Cần có chính sách ưu đãi về thuế, tiền th mặt bằng, vay tín dụng ngân hàng… cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tăng cường đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu.

- Trên cơ sở luật hợp tác xã, luật các tổ chức tín dụng, tỉnh cần tập trung xây dựng lại mạng lưới quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín dụng, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa để tạo điều kiện cho người nông dân được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, đặc biệt là đầu tư phát triển kinh tế trang trại. đồng thời phát triển hình thức bảo hiểm tín dụng để bảo vệ quyền lợi người nông dân, thúc đẩy họ mạnh dạn đầu tư sản xuất.

* Về chuyển giao khoa học và công nghệ

- Tiếp tục tổ chức thực hiện chính sách khuyến nơng theo Nghị định số 02/2010 của Chính phủ ngày 08/01/2010 về khuyến nơng.

- Cần có chính sách hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ cho nơng dân; khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng thành tựu nghiên cứu khoa học; cải tiến công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

- Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng và phương pháp sử dụng cán bộ hợp lý để huy động được tiềm năng kỹ thuật cao và lao động chất xám của đội ngũ cán bộ khoa học, chun gia, trí thức cơng tác trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế, xúc tiến thương mại để các bên tham gia mua bán nắm được, từ đó lựa chọn quyết định thời cơ, giá cả mua - bán. Qua đó, cũng phản ánh kịp thời những biến động thị trường nông thôn bảo đảm giữ ổn định quan hệ cung - cầu của thị trường.

- Tỉnh cần tăng cường giám sát việc ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp và nơng dân. Từ đó, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vướng mắc của doanh nghiệp và nơng dân, những biểu hiện có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng trên cơ sở tơn trọng lợi ích của các bên tham gia. Khi có các hành vi vi phạm hợp đồng, phải xử lý khách quan, công bằng, không thiên vị cho bất cứ bên nào vi phạm hợp đồng.

Một phần của tài liệu thạc sĩ triết học -Liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w