Nhóm giải pháp về văn hố xã hộ

Một phần của tài liệu thạc sĩ triết học -Liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 95 - 99)

CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn là q trình cải biến tồn diện kinh tế và đời sống xã hội ở nơng thơn theo hướng tích cực. Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hố, q trình này đã có những chuyển biến rõ nét, đời sống kinh tế - xã hội, con người... ở nơng thơn đã có những thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, trên lĩnh vực văn hố - xã hội, nhiều mặt chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ, tình trạng phân hố giàu nghèo, mất cân đối về nguồn lực phát triển; tình trạng lao động dư thừa; đời sống văn hố có nhiều biểu hiện suy thối, các giá trị đạo đức, văn hố, lối sống có nhiều biến đổi đã làm cho quan hệ giai cấp, quan hệ xã hội trở nên phức tạp, tạo ra nhiều mâu thuẫn xã hội. Điều đó đã và đang ảnh hưởng đến xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, khối liên minh cơng nhân, nơng dân và trí thức trên địa bàn tỉnh. Vì vậy để giải quyết những mâu thuẫn, tăng cường sự thống nhất lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp trong thời gian tới Thanh Hoá cần tập trung vào các vấn đề sau:

* Giải quyết việc làm

Thanh Hóa có hơn 3,6 triệu dân với hơn 1,8 triệu lao động. Đó là nguồn nhân lực quan trọng để Thanh Hóa đẩy mạnh tốc độ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Song, tạo ra việc làm cho tất cả mọi người lao động, bảo đảm sử dụng hết sức lao động hiện có là một nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, cần thực hiện các giải pháp sau:

- Tập trung đầu tư phát triển, thực hiện tốt các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm; đẩy mạnh xuất khẩu lao động theo hướng tăng tỷ lệ xuất khẩu đã qua đào tạo; khuyến khích người lao động tự tạo việc làm; khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp

- Sớm thành lập quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm có sự đóng góp tương xứng của doanh nghiệp sử dụng đất khu công nghiệp.

- Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng cơ sở đào tạo lao động tại chỗ, thu hút lao động ở địa phương.

- Khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi lao động nơng nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp, thông qua đào tạo, hướng nghiệp, truyền nghề.

- Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư ban đầu thoả đáng cho việc chuyển lao động và dân cư đến những nơi khó khăn nhưng giàu tiềm năng kinh tế, có vị trí xung yếu về an ninh, quốc phòng. Tạo đà phát triển nhanh cho các vùng này, giảm dần sự cách biệt giữa các vùng trên địa bàn tỉnh.

- Cần được tổ chức lại nghề rừng theo hướng xã hội hóa lâm nghiệp, chuyển từ khai thác là chủ yếu sang trồng khoanh ni, chăm sóc và bảo vệ, gắn việc trồng rừng phòng hộ với phát triển rừng kinh tế và thực hiện theo chế độ giao khoán, như vậy sẽ tạo thêm được nhiều việc làm mới cho lao động nông thôn miền núi và trung du, tăng của cải xã hội, bảo vệ được môi trường sinh thái. - Thực hiện đa dạng hóa sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, đổi mới cơ cấu cây trồng vật ni chính là để tạo ra nhiều việc làm trong nông thôn, và chỉ có tạo ra nhiều việc làm trong nơng thơn thì mới giải quyết được làm việc cho lao động nông thôn.

- Đẩy mạnh hoạt động du lịch, dịch vụ, thương mại, đầu tư, tôn tạo, nâng cấp các điểm du lịch như: Sầm Sơn, Lam Kinh, Bến En, Hàm Rồng... nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch, qua đó giải quyết được việc làm cho hàng nghìn lao động.

Đối với khu vực thành thị: Gắn giải quyết việc làm với chương trình

phát triển doanh nghiệp quy mơ lớn, như hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, phát triển các tập đồn sản xuất mạnh của Nhà nước, các Cơng ty cổ phần, Công ty trách nhiệm, hữu hạn, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tạo việc làm có giá trị kinh tế cao phù hợp với tính chất đặc thù của lao động thành thị, phát triển hình thức gia cơng sản xuất hàng hóa tiêu dùng cho xuất khẩu như: May mặc, giầy da, gốm sứ, lắp ráp điện tử...

Đối với khu vực nông thôn: Để giải quyết việc làm cho lao động thuộc

lĩnh vực nông thôn, tỉnh cần có sự đầu tư cho các chương trình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn. Chương trình phát triển việc làm thu hút nhiều lao động tại

chỗ như: Đa dạng hóa sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, theo hướng tăng tỷ trọng giống mới có năng suất cao, đầu tư thâm canh mở rộng vụ đông, phát triển vùng cây công nghiệp thế mạnh tập trung như: Hình thành vùng ngun liệu mía ở Thạch Thành, Sao Vàng, Vĩnh Lộc, Hà Trung, hình thành vùng trồng cao su, cà phê và các cây công nghiệp khác: Lạc, Đậu, Cói, Thuốc lá. Hình thành những vùng trồng cây cơng nghiệp này sẽ giải quyết được việc làm cho hàng chục ngàn lao động.

* Đối với lĩnh vực đào tạo

- Cần thực hiện đa dạng hố các loại hình đào tạo, gắn ưu tiên giải quyết việc làm với hình thức đào tạo theo địa chỉ; nâng cấp chất lượng giáo dục ở nông thôn theo hướng vừa đào tạo phổ cập kiến thức ở bậc học thấp, vừa đào tạo định hướng nghề nghiệp cho học sinh ở cấp học cao hơn.

- Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động nguồn lực của toàn xã hội cho phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm học tập cộng đồng; xây dựng hệ thống đào tạo nghề tại chỗ cho nơng dân cả về hình thức đào tạo, phương thức hỗ trợ đào tạo lẫn ngành nghề đào tạo.

- Cần tun truyền, giáo dục, khuyến khích nơng dân tự học, phải thường xuyên bổ túc tri thức, kỹ năng cho nông dân bằng nhiều hình thức như: tổ chức các phong trào thi đua ứng dụng phương thức sản xuất mới, đem lại hiệu quả cao, tôn vinh các cá nhân vươn lên làm giàu chính đáng..

- Triển khai thực hiện tốt các chính sách khuyến khích của Nhà nước trong hoạt động đào tạo nghề và giải quyết việc làm, tạo ra nguồn lao động có tay nghề, có đạo đức nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

- Đẩy mạnh đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân và cho lao động nơng thơn, nhất là các hộ gia đình bị thu hồi đất để xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và các cơ sở phi nông nghiệp.

* Nâng cao đời sống tinh thần cho các giai cấp, tầng lớp trong khối

liên minh.

- Cần có chính sách hỗ trợ nhà ở cho công nhân ở các khu công nghiệp, quan tâm hơn nữa đến đời sống văn hoá, tinh thần của các giai cấp, tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Bên cạnh chính sách của nhà nước, tỉnh cần có những chính sách hỗ trợ, thu hút đối với đội ngũ trí thức tham gia cơng tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh.

- Cần xây dựng, hỗ trợ các dịch vụ bảo hiểm cho nông dân, nhất là hỗ trợ để nông dân tham gia bảo hiểm y tế.

- Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại 7 huyện nghèo trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, phát động các phong trào thi đua giúp nhau xố đói, giảm nghèo, thực hiện triệt để chính sách xã hội đối với các khu vực khó khăn. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ thuộc diện đói nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm 3 - 4%. Mở rộng các loại hình bảo hiểm, đặc biệt là đối với nơng nghiệp, nơng dân, đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Kết luận chương 3

Sự nghiệp xây dựng xã hội mới: “dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”, phải là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Do đó, để đạt được mục tiêu, tồn dân phải đồn kết chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động nhằm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ cách mạng đề ra.

Để xây dựng khối đại đồn kết tồn dân tộc, Đảng lãnh đạo cần ln xác định rõ vai trị nịng cốt của liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức - lực lượng đơng đảo nhất và cũng là lực lượng cách mạng chủ yếu trong xã hội. Có củng cố vững chắc và phát huy vai trị của khối liên minh này thì mới lơi cuốn được toàn xã hội tham gia phong trào cách mạng, mới

phát huy được sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

Song, để củng cố, tăng cường khối liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức điều kiện tiên quyết là phải giữ vững vai trị lãnh đạo của Đảng, đồng thời phải có quan điểm đúng đắn trong giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội bằng các chủ trương, chính sách cụ thể và phải làm cho các chủ trương, chính sách ấy trở thành hiện thực trong đời sống. Bên cạnh đó, cần phải xác định rõ; xây dựng, củng cố khối liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các thành viên trong khối liên minh.

Từ thực trạng liên minh giai cấp ở tỉnh Thanh Hoá, trong giai đoạn hiện nay, để tăng cường, củng cố khối liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức, cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp như: nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức, hồn thiện cơ chế, chính sách, nhóm giải pháp về kinh tế, nhóm giải pháp về chính trị, văn hố xã hội. Giữa các nhóm giải pháp có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, vì vậy, khi thực hiện địi hỏi phải giải quyết một cách đồng bộ, có như vậy mới phát huy được sức mạnh tổng hợp các nhóm giải pháp sẽ đem lại hiệu quả trong việc tăng cường, củng cố khối liên minh giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức ở tỉnh Thanh Hố.

Một phần của tài liệu thạc sĩ triết học -Liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w