Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Nguyễn Tuyết Nga - 820128 - QLKT2B (Trang 27 - 29)

1.1 Cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.3 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Về ngành và lĩnh vực hoạt động của DNNVV

DNNVV hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại và du lịch; thường hoạt động đa phần ở các thị trấn và đơ thị. Cịn đối với lĩnh vực sản xuất, chế biến và giao thơng thì DNNVV tham gia hoạt động cịn khá ít.

Nếu như trước đây việc sản xuất hàng loạt với số lượng lớn sản phẩm sẽ đem lại lợi nhuận cao thì ngày nay do điều kiện vật chất của con người tăng cao cũng như nhu cầu mua sắm lớn, chạy theo các “mốt mới” của xu thế nên việc thay đổi các sản phẩm khác nhau là liên tục. Do vậy mà việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm có tính lâu bền sẽ khó có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Các DN có xu hướng là sản xuất đa dạng các sản phẩm, mẫu mã và có sự nhanh nhạy về chất lượng theo sự thay đổi, biến đổi của thị trường. Mặt khác, xu hướng của các DN có sự thay đổi trong việc từ sử dụng lao động chân tay sang áp dụng công nghệ tự động mà dẫn đến xu hướng giảm số lượng lao động trong các DN này. Điều này góp phần làm cho cơ cấu, quy mô của các DN nhỏ chuyển dịch theo hướng tinh gọn hơn. Đối với việc đặt mua các linh kiện ở các xí nghiệp gia cơng, người lao động có điều kiện để mở các DNNVV ngay tại nhà để thực hiện các dịch vụ sản xuất này, tăng thêm thu nhập mà không tốn kém nhiều chi phí thành lập, hoạt động và quản lý, do đó mà có thể tạo ra được nhiều lợi nhuận như mong muốn. Có thể nói đây là lý do phát triển DNNVV trong các ngành kinh doanh và dịch vụ du lịch. Lãi suất cao ở những ngành nghề này phần lớn dựa trên sức lao động mang lại, do đó mà có xu hướng di chuyển tư bản sang những ngành, nghề và quy mô như trên là khả năng tất

yếu. Việc xuất hiện cũng như phát triển DNNVV ngày càng nhiều cho thấy những dấu hiệu tích cực của cơ chế thị trường trước tác động của cuộc cách mạng KHCN.

Nhìn chung các sản phẩm của DNNVV có chất lượng kém hơn so với các DN lớn, mẫu mã, bao bì vẫn cịn khá giản đơn và có sức cạnh tranh kém. Tuy nhiên một số DNNVV hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực chế biến, nơng, lâm, hải sản lại có các sản phẩm có giá trị lợi nhuận cùng chất lượng tốt, thông qua việc tạo cho mình hướng đi riêng, tạo nên sự khác biệt trong sản phẩm, đồng thời xác định đúng thời điểm thâm nhập thị trường và tập trung khai thác thị trường ngạch nên phát triển tốt.

Về phương thức tạo lập và sử dụng nguồn lực của DNNVV

Nguồn vốn được xem là điều kiện tiên quyết, là yếu tố quan trọng, quyết định sự tồn tại của một DN. Việc huy động vốn của DN thông qua các kênh cấp vốn như ngân hàng, các tổ chức tín dụng, đối tác, khách hàng, thị trường chứng khoán, … giúp cho DN tăng khả năng huy động các nguồn lực một cách dễ dàng. Tuy nhiên, do việc hạn chế từ nguồn vốn tự có của mỗi chủ thể, mỗi DN cũng như các rào cản trong việc tiếp cận các nguồn cung vốn chính thức mà các DNNVV gặp trở ngại trong việc thực hiện hóa KNHĐV để đầu tư phát triển, mở rộng kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, … (Vũ Hùng Cường 2016, tr.22).

Cơng nghệ của các DNNVV

Có thể nói nguồn vốn quyết định sự tồn tại của một DN, là “máu” để ni sống DN thì cơng nghệ được xem là nhân tố quyết định hiệu suất, năng suất của DNNVV, hay là “chất xám” giúp phát triển DN. Công nghệ của các DNNVV được coi là công cụ cạnh tranh then chốt quyết định sự khác biệt có trong sản phẩm của mỗi DN, làm nên thương hiệu, chất lượng từ đó có sự khác biệt về giá cả. Tuy nhiên, do việc hạn chế từ nguồn lực tài chính cũng như KNHĐV mà các DNNVV gặp rất nhiều khó khăn trong việc nâng cao công nghệ, cải tiến kỹ thuật. Mặt khác, bởi tư duy sản xuất các sản phẩm không lâu bền cùng lối kinh doanh ngắn hạn mà nhiều DNNVV không chú trọng đến vấn đề công nghệ, sử dụng nhiều lao động thủ cơng, khơng có sự cải tiến kỹ thuật, thậm chí sử dụng các cơng nghệ có phần lạc hậu.

Về nguồn nhân lực của DNNVV

Chi phí cho nguồn nhân lực của DNNVV thường thấp bởi thu hút một lượng lớn các nhân cơng lao động có trình độ thấp, khơng có tay nghề, chun mơn, hay

được đào tạo một cách có hệ thống, bài bản. Mặt khác, các DNNVV chưa thực sự quan tâm và chú trọng đến việc đầu tư, đào tạo cho nguồn nhân lực của mình, do vậy mà cơ cấu nhân lực khơng được đảm bảo và có phần không ổn định. Yếu tố công nghệ cùng nguồn nhân lực thấp ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng việc làm.

Về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Các sản phẩm của DNNVV chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu tại chỗ của thị trường trong phạm vi, quy mơ nhỏ do đó mà chiếm ưu thế hơn so với các DN lớn trong việc đáp ứng một cách nhanh chóng những thay đổi và có tính cá nhân, thẩm mỹ của mỗi cá nhân. Chiến lược phát triển thị trường của các DNNVV ở đây là sự thâm nhập các ngách của thị trường, đi từ những ngách nhỏ hay sự khác biệt hóa để phát triển mà ở các DN lớn khó có thể làm được.

Về cơ chế điều tiết hoạt động

Trong quá trình hoạt động, vận hành DN thì các DNNVV ln gặp nhiều hạn chế như thiếu vốn sản xuất kinh doanh; hạn chế về các yếu tố đầu vào như nguyên, nhiên liệu sản xuất, khó khăn về mặt bằng sản xuất, kinh doanh, …; chi phí sản xuất; thị trường đầu ra; công nghệ, quảng bá thông tin; … Do bản chất của hoạt động kinh doanh là tạo ra lợi nhuận nên việc cạnh tranh giữa các DN là yếu tố tất yếu, vì vậy mà các DN chịu những sức ép cùng các thách thức lớn. Mặc dù vậy, nhưng chính những thách thức này giúp cân bằng thị trường, loại bỏ những DN khơng có khả năng, và giúp các DN còn lại phát triển khơng ngừng, góp phần tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, để tạo ra sự phát triển cùng có lợi của các DNNVV dẫn đến sự hợp tác, tạo ra mối qua hệ lợi ích giữa các DN với nhau, giữa DN với người lao động, … Bên cạnh đó, để đảm bảo được hiệu quả và gia tăng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thì các DNNVV cịn chịu tác động trong hoạt động quản lý, điều tiết thị trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Nguyễn Tuyết Nga - 820128 - QLKT2B (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w