Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Nguyễn Tuyết Nga - 820128 - QLKT2B (Trang 40 - 45)

1.2 Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhóm yếu tố trong doanh nghiệp

Các yếu tố trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:

Thứ nhất là năng lực tổ chức và quản lý DN. Có thể nói rằng năng lực tổ chức, quản lý DN được coi là nhân tố quan trọng quyết định hàng đầu đến sự tồn tại và phát triển của DNNVV nói riêng và DN nói chung. Năng lực tổ chức, quản lý DN được thể hiện qua trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý DN; thực hiện triển khai, sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý DN; …

Đối với trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý DN được thể hiện qua những kiến thức chuyên môn cần thiết để quản lý và điều hành DN, thực hiện các hoạt động ngoại giao bên trong và bên ngồi của các DNNVV này. Hơn nữa, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý DNNVV không chỉ dừng lại ở những kiến thức chuyên mơn sâu mà cịn có sự am hiểu, hiểu biết rộng ở nhiều ngành nghề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN như kiến thức pháp luật, xã hội, văn hóa.

Năng lực tổ chức và quản lý DN thể hiện ở sự bố trí, sắp xếp cơ cấu tổ chức của DN; thể hiện ở sự phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, thể hiện sự chun mơn hóa của các bộ phận này. Việc tổ chức bộ máy DN theo hướng tinh gọn, hiệu quả có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo hiệu quả quản lý, quyết định nhanh chóng những chính xác, đúng đắn mà cịn làm giảm tương đối chi phí quản lý DN xuống.

Bên cạnh các yếu tố trên thì năng lực quản lý của DN cịn được thể hiện ở việc hoạch định các chiến lượng, đưa ra các kế hoạch, … Việc này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNVV trong thời gian ngắn hạn và dài hạn.

Thứ hai là trình độ khoa học cơng nghệ. Thiết bị và khoa học công nghệ được coi là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các

DNNVV. Công nghệ phù hợp sẽ cho phép các DN có thể giảm mức tiêu hao năng lượng, giảm thời gian sản xuất, tăng năng suất lao động, làm cho giá thành sản phẩm rẻ hơn nhưng chất lượng của sản phẩm lại được cải thiện và tốt lên, tạo ra những lợi thế so sánh quan trọng đối với các sản phẩm của DNNVV.

Thứ ba là trình độ lao động trong DN. Lao động là nhân tố quyết định đến lực lượng sản xuất, giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của xã hội. Trong quá trình hoạt động, phát triển của DNNVV thì lao động là yếu tố đầu vào - lực lượng trực tiếp sử dụng thiết bị, phương tiện sản xuất, … để có thể tạo ra các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu cung ứng của DN.

Thứ tư là năng lực tài chính của DN. Đối với khả năng tài chính của một DNNVV thể hiện qua quy mơ vốn, năng lực huy động và sử dụng nguồn lực, huy động và sử dụng nguồn vốn, khả năng quản lý tài chính, … Do đó mà năng lực tài chính là yếu tố đầu vào quan trọng của một DN, vì vậy mà việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả, có khả năng quay vịng vốn nhanh, … làm giảm chi phí vốn, giảm giá thành sản phẩm.

Để có thể nâng cao năng lực tài chính của DNNVV thì DN phải thực hiện các biện pháp để có thể củng cố và đẩy mạnh nguồn vốn của mình, tăng nguồn vốn tự có, gia tăng vốn vay dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, cùng với việc mở rộng nguồn vốn cho DN thì DN đó cũng cần phải sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này để nâng cao uy tín của DN.

Thứ năm là năng lực truyền thông, marketing của DN. Các chiến lược marketing tác động trực tiếp tới sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, quảng bá sản phẩm, cũng như có thể đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng, tăng tiêu thụ của sản phẩm, góp phần tăng doanh thu, nâng cao vị thế của DNNVV trên thị trường. Đây được coi là yếu tố quan trọng tác động mạnh tới hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của các DNNVV này.

Thứ sáu là năng lực nghiên cứu phát triển của DN. Một DN muốn thực hiện phát triển, đẩy mạnh các sản phẩm, dịch vụ thì trước hết phải đáp ứng được những yêu cầu thị hiếu của khách hàng, khả năng tiêu thụ, … cũng như năng lực của DN. Do đó mà để có thể phát triển được thì các DNNVV này phải khơng ngừng nâng

cao năng lực nghiên cứu, phân tích thị trường, tài chính để có thể đổi mới sản phẩm, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã cho phù hợp nhất với thị trường và khả năng của DN. Do đó mà năng lực nghiên cứu và phát triển của DNNVV là yếu tố quan trọng và ngày càng trở thành yếu tố quyết định trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như ngành nghề kinh doanh, vị trí địa lý, … cũng tác động một phần đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.

Nhóm yếu tố bên ngồi doanh nghiệp

Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển DNNVV bao gồm:

Thứ nhất là các chính sách, chủ trương pháp luật. Chính sách, chủ trương pháp luật là tiền đề quan trọng cho các hoạt động của DNNVV trong một quốc gia. Các nhân tố này thể hiện qua các nội dung của quy định pháp luật, giải pháp, biện pháp khuyến nghị đầu tư, kinh doanh, hay các giải pháp giúp thúc đẩy, thu hút đầu tư cho các ngành, nghề, … Các quy định pháp luật, khuyến nghị, chính sách đầu tư, tài chính, … thu hút nguồn vốn, lao động này được coi là các yếu tố đầu vào và là yếu tố quan trọng, bao quát tới tất cả các vấn đề liên quan tới hoạt động của DNNVV trên thị trường.

Các chính sách, hoạch định đầu tư này nhằm tạo lập một môi trường thu hút nguồn vốn, đầu tư an tồn, kích thích sự tăng vọt, đẩy mạnh phát triển của các DNNVV, đặc biệt là đầu tư vào các ngành, lĩnh lực, sản phẩm, dịch vụ, địa bàn, địa phương mới. Mặt khác, chính các chính sách, thể chế mà Nhà nước đề ra, đưa ra có tác động như “bàn đạp” tiết kiệm được thời gian cũng như có thể nâng cao hiệu quả dùng vốn đầu tư, chi phí, nguồn lực đầu vào của DN, từ đó giúp DN mở rộng hơn, phát triển DN.

Đối với các chính sách, khuyến nghị về đất đai, mặt bằng, thu hút nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, … nhằm tạo điều kiện cho các DNNVV có thể tiếp cận được các điều kiện đầu vào và điều tiết việc sử dụng chúng một cách hiệu quả hơn, tạo tiền đề cho các DNNVV giảm chi phí.

Thứ hai là các yếu tố thị trường. Thị trường là mơi trường kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các DNNVV nói riêng và DN nói chung. Nơi tiêu

thụ sản phẩm – các kết quả của quá trình sản xuất, kinh doanh chính là thị trường; nơi tìm kiếm các đầu vào của hoạt động mua bán hàng hóa sản phẩm, dịch vụ đầu vào; nhưng cũng là nơi tiêu thụ của các sản phẩm đầu ra.

Để có thể duy trì và tạo lập được một mơi trường, một thị trường ổn định và hiệu quả thì Nhà nước ta cần xây dựng và thực hiện các biện pháp, chính sách, quy định pháp luật một cách nghiêm minh, công bằng và đúng quy định. Việc tạo ra được môi trường ổn định, trong sạch giúp các DNNVV có thể cạnh tranh cơng bằng, lành mạnh, tích cực, chống các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm bản quyền, gian lận thương mại, … Hơn nữa, trong khi điều kiện thị trường ổn định và phát triển lành mạnh thì DNNVV mới có thể tăng khả năng cạnh tranh, tăng năng lực cạnh tranh.

Thứ ba là cơ sở hạ tầng phát triển. Các yếu tố kết cấu hạ tầng bao gồm cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng cơ sở, xã hội như mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin, mạng lưới cáp quang, … Các yếu tố về cơ sở hạ tầng, kết cấu hạ tầng này là điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng, giá cả của sản phẩm, hoạt động và phát triển của DNNVV.

Hơn nữa, để có thể đảm bảo cho các DNNVV có thể hoạt động bình thường và tăng cao khả năng cạnh tranh, năng lực cạnh tranh thì cần có sự phát triển của hạ tầng cơ sở, đa dạng hóa, chất lượng tốt, đặc biệt trong thời kỳ phát triển không ngừng của nền kinh tế ngày càng hiện đại, văn minh; cũng như chất lượng đời sống ngày một tăng của người dân. Do đó ln có sự địi hỏi về đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội.

Thứ tư là các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ. Trong sự phát triển theo hướng CNH, HĐH như hiện nay thì việc dịch chuyển cơ cấu các ngành nơng nghiệp sang các ngành công nghệ, dịch vụ của các DNNVV là yếu tố tất yếu, khách quan. Do đó mà yếu tố này chi phối và có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển, gia tăng của các DNNVV.

Kết luận chƣơng 1

Ở chương 1 tác giả đã thực hiện khái quát, hệ thống lại cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa như khái niệm, các tiêu chí xác định, phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam; khái quát được đặc điểm của loại doanh nghiệp này. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã hệ thống được cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa như khái niệm về phát triển DNNVV; nội dung phát triển DNNVV; các tiêu chí đánh giá cũng như các yếu tố ảnh hưởng phát triển DNNVV. Việc hệ thống lại cơ sở lý luận về DNNVV cũng như cơ sở lý luận về phát triển DNNVV sẽ làm tiền đề giúp tác giả tiến hành đánh giá, phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hải Phòng ở chương 2.

Từ hệ thống cơ sở lý luận đã được tổng hợp một cách khái quát tại chương 1 cùng sự phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội của thành phố Hải Phịng, tác giả sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hải Phịng trên các tiêu chí về quy mơ, số lượng doanh nghiệp, nguồn vốn, số lượng lao động, kết quả kinh doanh, … cùng các chính sách phát triển tại thành phố Hải Phòng.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Nguyễn Tuyết Nga - 820128 - QLKT2B (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w