1.2 Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
Nhóm chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng số lượng và phát triển quy mô của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng số lượng DNNVV: số lượng DNNVV thực tế hoạt động hàng năm, tốc độ tăng trưởng về số lượng DNNVV, số lượng DNNVV thực tê hoạt động trên 1000 dân hàng năm. Xét một khoảng thời gian được lấy để phân tích thì tổng số DNNVV thực tế hoạt động, tốc độ tăng trưởng về số lượng DNNVV và số lượng DNNVV hoạt động thực tế trên 1000 dân tăng lên, tức là số lượng các DN mới ra nhiều hơn so với các DN bị loại bỏ, giải thể trên thị trường. Đây biểu thị sự phát triển của DNNVV về số lượng.
Chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng về quy mô DNNVV hoạt động thực tế thể hiện qua: tỷ lệ DNNVV giảm quy mô năm sau so với tổng số DNNVV năm trước; tỷ lệ DNNVV tăng quy mô năm sau so với tổng DNNVV năm trước; tỷ lệ DNNVV giữ nguyên quy mô năm sau so với tổng số DNNVV năm trước; tỷ lệ DNNVV giải thể
năm sau so với tổng số DNNVV năm trước. Xét khoảng thời gian được lấy để phân tích thì tỷ lệ DNNVV tăng quy mơ theo thời gian so với tổng số DNNVV năm trước thể hiện có sự tăng lên trong đầu tư bằng cách mở rộng, gia tăng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh, do đó được đánh giá là có sự phát triển.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá dịch chuyển cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng tiến bộ
Chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch này được thể hiện theo hướng tăng tỷ trọng các DN có mơ hình quản trị hiện đại, thể hiện ở việc tỷ lệ DNNVV theo từng loại hình hoạt động kinh doanh, sản xuất trên tổng số DNNVV trên địa bàn. Trong đó, nếu tỷ lệ DNNVV thuộc các loại hình DN như CTCP, CTTNHH, CTHD trên tổng số DNNVV toàn địa phương, khu vực tăng thì các DNNVV có xu hướng dịch chuyển thay đổi kiểm soát nguồn lực, vận hành DNNVV theo hướng hiện đại.
Chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các DNNVV tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thể hiện trên tỷ lệ số lượng DNNVV tham gia chuỗi giá trị trên tổng số DNNVV trên địa bàn địa phương, khu vực. Tỷ lệ DNNVV tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trên tổng số DNNVV tăng thì cho thấy các DNNVV có tạo ra giá trị sản phẩm, dịch vụ cao hơn, thâm nhập thị trường sâu nên phát triển.
Chỉ tiêu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các DN ở khu vực kinh tế tư nhân như tỷ trọng DNNVV theo từng khu vực kinh tế trên tổng số DNNVV trên địa phương, khu vực có xu hướng tăng, cho thấy có sự dịch chuyển theo hướng huy động ngày càng nhiều nguồn lực xã hội từ bên ngoài khu vực nhà nước cho quá trình sản xuất kinh doanh, do vậy phát triển.
Chỉ tiêu dịch chuyển theo hướng tăng tỷ lệ các DN hoạt động rong những ngành, nghề kinh tế phù hợp với điều kiện, lợi thế và thị trường của địa phương được thể hiện ở tỷ lệ số lượng DNNVV theo các ngành nghề được quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên tổng số DNNVV trên tồn khu vực, địa phương. Nếu tỷ lệ này có xu hướng tăng qua các năm thì cho thấy các DNNVV có xu hướng chuyển dịch sang các ngành nghề có tiềm năng, lợi thế cho địa phương, tạo ra các giá trị cao hơn, do đó mà phát triển.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chỉ tiêu đánh giá gia tăng công nghệ sản xuất kinh doanh của DNNVV thể hiện ở chi phí đầu tư, nghiên cứu, phát triển KHCN bình quân trên mỗi DNNVV và tỷ lệ DNNVV đầu tư cho KHCN. Nếu chi phí đầu tư, nghiên cứu, phát triển KHCN bình quân mỗi DNNVV và tỷ lệ DNNVV đầu tư cho KHCN tăng lên theo từng giai đoạn, năm thì cho thấy các DN này có sự chú trọng hơn đến việc nghiên cứu, triển khai và đổi mới công nghệ, nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.
Chỉ tiêu đánh giá gia tăng vốn sản xuất kinh doanh của các DNNVV thể hiện ở hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Hệ số này phản ánh sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính và cách thức chi trả của DNNVV cho các hoạt động của mình trong quá trình phát triển. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu càng lớn thì cho thấy nghĩa vụ phải trả chiếm tỷ lệ càng lớn, DN sẽ gặp vấn đề khó khăn trong việc tích lũy, xoay vịng vốn, có thể khiến DN bị phá sản và ngược lại.
Chỉ tiêu đánh giá gia tăng nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của các DNNVV được thể hiện qua chỉ số hiệu quả sử dụng lao động. Nếu chỉ số này càng cao thì cho thấy doanh thu mang về từ một đồng chi phí cho lao động càng cao, thể hiện DN này càng ngày càng tích lũy được lực lượng phù hợp.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhóm chỉ tiêu này thể hiện ở tỷ lệ DNNVV kinh doanh thua lỗ trên tổng số DNNVV trên địa bàn; hiệu suất sinh lợi trên tài sản của các DNNVV sản xuất kinh doanh có lãi trên địa bàn; hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của các DNNVV sản xuất kinh doanh có lãi trên địa bàn; hiệu suất sinh lợi trên doanh thu của các DNNVV sản xuất kinh doanh có lãi trên địa bàn.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá gia tăng đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương
Nhóm chỉ tiêu này thể hiện qua tỷ lệ đóng góp vào RGDP địa phương của các DNNVV hoạt động thực tế; tỷ lệ nộp ngân sách địa phương của các DNNVV; tỷ lệ đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu địa phương của các DNNVV; tỷ lệ lao
động làm việc tại các DNNVV; thu nhập bình quân của người lao động làm việc thực tế tại DNNVV; tỷ lệ DNNVV tham gia đóng BHXH cho người lao động so với tổng số DNNVV và tỷ lệ lao động tại các DNNVV tham gia đóng BHXH so với tổng số nhân lực làm việc tại các DNNVV thuộc địa bàn qua các năm.