1.2 Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.2 Nội dung phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tăng trưởng số lượng và sự trưởng thành quy mô của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nội dung của sự phát triển DNNVV trước tiên được thể hiện ở sự tăng trưởng về số lượng các DNNVV và sự trưởng thành quy mô của các DN này. Sự gia tăng về số lượng và sự lớn lên về quy mô của các DNNVV thể hiện sự thay đổi về mặt lượng của DNNVV theo hướng tốt lên, thể hiện sự phát triển về chiều rộng. Sự gia tăng về số lượng của các DN này là kết quả từ sự phát triển số lượng DNNVV mới ra đời nhiều hơn so với lượng DN bị giải thể, loại bỏ khỏi thị trường trong một thời kỳ cụ thể nào đó; đồng thời là kết quả của sự lớn lên về quy mô của mỗi DN theo thời gian, trong suốt quá trình cạnh tranh, phát triển. Mặt khác, nếu số lượng DNNVV mới ra đời không lớn hơn so với DN cũ bị loại bọ, giải thể hay tỷ trọng các DNNVV trong nền kinh tế khơng có sự tăng lên mà giảm đi thì khơng thể nói rằng các DNNVV này có sự phát triển. Mà ngược lại, khi tỷ lệ các DNNVV bị suy giảm quy mô và số lượng các DNNVV bị loại bỏ, giải thể khỏi thị trường gia tăng thì đó là biểu hiện của sự khơng phát triển.
Sự chuyển dịch cơ cấu khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ theo hướng tiến bộ, đi lên
Sự chuyển dịch cơ cấu khu vực DNNVV theo hướng tiến bộ được thể hiện bởi sự chuyển đổi về mặt cấu trúc các ngành nghề, loại hình kinh doanh, hình thức sở
hữu của các DN và đảm bảo cho các DNNVV này tăng trưởng cao, liên tục và có xu hướng ổn định lâu dài. Do đó mà nội dung của chuyển dịch cơ cấu khu vực DNNVV theo hướng tiến bộ, đi lên bao gồm: chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng các DNNVV trong nước có mơ hình quản trị hiện đại; chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các DNNVV tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; tăng tỷ trọng các DNNVV ở khu vực kinh tế tư nhân trong nước và tăng tỷ lệ các DNNVV hoạt động trong các ngành nghề phù hợp với lợi thế, tiềm năng của thị trường địa phương.
Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng các DNNVV trong nước có mơ hình quản trị hiện đại. Mơ hình quản trị hiện đại là mơ hình của các cơng ty, DN có nhiều cổ đơng và sự quản trị công ty được phân tán bởi các cổ đông này; bao gồm các loại hình DN như: cơng ty cổ phần (CTCP), công ty trách nhiệm hữu hạn (CTTHHH), công ty hợp danh (CTHD). Đối với sự chuyển dịch, thay đổi cơ cấu theo hướng mơ hình này sẽ giúp các DNNVV phân bổ lại và kiểm soát một cách tốt nhất nguồn lực và có thể vận hành hoạt động DN một cách chặt chẽ, đảm bảo cho DN phát triển bền vững. Nhờ đó mà khả năng cạnh tranh, NLCT của các DNNVV trong thời gian dài được nâng cao qua việc mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ; tăng và mở rộng khả năng tiếp cận thị trường; cải thiện năng lực lãnh đạo, trách nhiệm cơng việc và giảm thiểu các rủi ro có thể phát sinh trong q trình hoạt động, phát triển của DN. Có thể nói rằng đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thịnh vượng tương lai của nền kinh tế. Mặt khác, việc chuyển dịch cơ cấu như vậy hồn tồn phù hợp với những chủ trương, chính sách của Nhà nước ta trong cơng cuộc đổi mới quản trị DN nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh, sản xuất, tăng NLCT của các DNNVV (Phạm Thu Hương 2017, tr.29), đồng thời phù hợp với tình hình phát triển kinh tế tại Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế.
Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng các DNNVV tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Chuỗi giá trị là tổng thể các hoạt động cần thiết để tạo ra và tiêu thụ một sản phẩm hay một dịch vụ, từ khi chỉ là một khái niệm hay một ý tưởng, trải qua các công đoạn sản xuất, phân phối để đến được người tiêu dùng cuối cùng. Các DNNVV khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu sẽ được hưởng những lợi ích
từ việc đào tạo nhân viên, hỗ trợ công nghệ từ các DN lớn, các công ty đa quốc gia, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà DNNVV sản xuất. Bên cạnh đó các DNNVV bên ngồi chuỗi giá trị cũng có thể học hỏi, tiếp thu được những kiến thức, giá trị từ các DN lớn, công ty đa quốc gia khi những người lao động từ các DN này có sự dịch chuyển việc làm sang các DNNVV. Những người lao động này mang theo những kinh nghiệm, kiến thức, giá trị tiếp thu được trong q trình làm việc từ các cơng ty lớn. Hơn nữa khi các DNNVV tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì việc thu hút nguồn vốn đầu tư tăng là điều tất yếu. Khi đó nền kinh tế của địa phương sẽ được cải thiện, tăng điều kiện để phát triển, người dân địa phương cải thiện được tình trạng việc làm, gia tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống xã hội. Việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu khu vực DN theo hướng tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu của các DNNVV góp phần thực hiện hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tham gia sâu, bền, vững chắc của DN vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu (Lê Thế Phiệt 2016, tr.34).
Chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các DNNVV ở khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Khu vực kinh tế tư nhân trong nước bao gồm các DN không thuộc sở hữu của Nhà nước hoặc sở hữu nhà nước nhưng khơng có tính chất chi phối hoạt động kinh doanh sản xuất của các DN và khơng bao gồm các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Khi thực hiện việc chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của các DNNVV ở khu vực kinh tế tư nhân giúp cho việc huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển của kinh doanh sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng ngân sách nhà nước (NSNN), tạo ra nhiều việc làm, đảm bảo an sinh và giải quyết, hạn chế được các vấn đề xấu của xã hội, làm tăng chất lượng, đời sống của người dân. Sự chuyển dịch này góp phần làm phát triển khu vực kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nước ta trong sự phát triển kinh tế đất nước (Phạm Thu Hương 2017, tr.36).
Chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ các DNNVV hoạt động trong các ngành nghề phù hợp với lợi thế, tiềm năng và thị trường của địa phương. Đối với xu hướng chuyển dịch này thì các DNNVV có thể tận dụng tốt được các điều kiện thuận lợi, tiềm năng của địa phương trên các cơ sở đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng để tạo ra GTGT cao hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác,
việc chuyển dịch theo xu hướng này giúp các DNNVV có thể nâng cao được chất lượng tăng trưởng, củng cố được vị thế, tiềm lực kinh tế của mình trên thị trường. Ngồi ra, với sự dịch chuyển như vậy phù hợp với chính sách, chủ trương thu hút, xúc tiến thương mại và ưu tiên các ngành có lợi thế cạnh tranh trên khu vực, đia phương, ngành có tiềm năng để phát triển (Nguyễn Trọng Xuân 2016, tr.27).
Gia tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực sản xuất kinh doanh ở đây được hiểu là điều kiện về nguồn lực đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của các DNNVV, thể hiện ở 03 khía cạnh: gia tăng công nghệ sản xuất kinh doanh, gia tăng vốn sản xuất kinh doanh, gia tăng nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Gia tăng công nghệ sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, việc gia tăng các giải pháp công nghệ, cải tiến khoa học công nghệ từ tất cả các khâu từ cung ứng, phân loại nguyên liệu đầu vào; tổ chức sản xuất; kiểm soát chất lượng; tiếp thị, quảng bá sản phẩm; phân phối, … thì chắc chắn rằng DNNVV có sự phát triển.
Gia tăng vốn sản xuất kinh doanh. Nếu các DNNVV có khả năng tích lũy vốn để mở rộng kinh doanh, mở rộng hoạt động sản xuất thì các DN này sẽ có sự phát triển về hệ thống máy máy, cơng trình, nhà xưởng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, … góp phần nâng cao năng lực của DN và thúc đẩy phát triển.
Gia tăng nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Khi các DNNVV có nguồn nhân lực tốt, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ cao, tay nghề cao và các phẩm chất, năng lực cá nhân tốt và hồn thiện tăng mức độ đáp ứng của cơng việc trong khâu sản xuất, kinh doanh, phân phối của quá trình sản xuất kinh doanh của DN; đáp ứng được những đòi hỏi, nhu cầu ngày một cao về năng suất lao động, hiệu quả cơng việc. Bên cạnh đó, việc nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao có thể đóng góp được nhiều ý kiến sáng tạo, đưa ra các chiến lược phát triển, chiến lược kinh doanh phù hợp với DN của mình, phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế. Việc gia tăng nhân lực đáp ứng được nhu cầu, yêu cầu sản xuất kinh doanh làm gia tăng lợi nhuận, doanh thu và đẩy mạnh uy tín của DNNVV được coi là phát triển DNNVV.
Gia tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh chung về việc sử dụng các nguồn lực đầu vào của DN nhằm đạt được mục đích kinh doanh. Yêu cầu của việc gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh là quá trình sử dụng nguồn lực đầu vào đạt kết quả tối đa với việc sử dụng chi phí tối thiểu. Trong q trình hoạt động của DNNVV thì hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh tới chất lượng của các hoạt động trong công ty, do vậy mà việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh đối với DNNVV là nội dung quan trọng phản ánh sự phát triển của DN.
Gia tăng sự đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, khu vực
Sự phát triển của DNNVV sẽ tạo nên những tác động tích cực có thiên hướng lan tỏa tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực. Tác động của DN có sự lan tỏa thể hiện ở việc gia tăng đóng góp của các DNNVV vào sự tăng trưởng GRDP địa phương, gia tăng các khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước, kim ngạch xuất khẩu, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống của người dân địa phương.