2.1.1 Điều kiện tự nhiên, dân cư
Thành phố Hải Phịng nằm ở Vùng Đơng Bắc Đồng bằng sơng Hồng, có tọa độ địa lý từ 20030’39” – 21001’15” vĩ độ Bắc và 106023’39”- 107008’39” kinh tuyến Đông. Giáp với các tỉnh như Quảng Ninh; Thái Bình; Hải Dương và Vịnh Bắc Bộ. Dân số Hải Phịng tính dến tháng 3/2022 là 2.028.514 (người), đứng thứ ba trên cả nước.
Thành phố Hải Phịng có hệ thống giao thơng thuận lợi bao gồm hệ thống đường biển, đường sắt, hệ thống đường bộ, đường thủy nội địa và có hệ thống đường hàng khơng thuận lợi cho việc giao thương quốc tế, có các đường bay quốc tế. Bên cạnh đó, Hải Phịng là đầu mối quan trọng trong việc lưu chuyển, vận chuyển hàng hóa trải dài khắp đất nước cũng như trên thế giới. Thành phố Hải Phòng được coi là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Về đơn vị hành chính, dân số, Hải Phịng ngày nay bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 8 huyện (An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo), với 217 xã, phường.
Diện tích đất tự nhiên của là 156.176,6 ha, chiếm 0,46% diện tích tự nhiên trên cả nước, trong đó đất sản xuất nơng nghiệp 82.821,6 ha; đất phi nông nghiệp 65.472,2 ha; đất chưa sử dụng 7.881,8 ha. Có 19.246,3 đất rừng, có hơn 4.500 ha rừng sản xuất, có hơn 6.606 ha rừng phịng hộ và 8.139 ha rừng đặc dụng.
Khống sản: Đá vơi tập trung chủ yếu ở Tràng Kênh với trữ lượng 180 - 200 triệu tấn. Đá vơi có chất lượng tốt, rất thích hợp cho sản xuất xi măng; Puzơlan (chất phụ gia) để sản xuất xi măng ở xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên; cát tập trung ở các vùng giữa bãi sông ở các huyện Cát Hải, Tiên Lãng, Kiến Thụy, Đồ Sơn;
đất sét và các loại khoáng sản khác như: Nước khống, sắt, kẽm, cao lanh, phốt phát, dầu khí...
Hải Phịng có 08 quận, huyện tiếp giáp với biển, chiều dài đường bờ biển là 125km, thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác thủy sản, phát triển cảng biển, du lịch biển. Đặc biệt là vùng Lạch Huyện - Cát Hải rất thuận lợi cho việc xây dựng cảng nước sâu. Vùng biển Hải Phịng nằm ở vị trí trung tâm với 3 ngư trường lớn là Bạch Long Vĩ, Long Châu và Cát Bà - Long Châu - Ba Lạch.
Từ những điều kiện tự nhiên trên có thể thấy Hải Phịng có tiềm năng, điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các ngành nghề kinh tế như nông, lâm, thủy sản, công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, du lịch, nghỉ dưỡng, … Các DNNVV trên địa bàn thành phố rất có khả năng phát triển, tranh thủ khai thác những thuận lợi, điều kiện tốt này cho sự phát triển của DN.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế của thành phố Hải Phòng
Tăng trưởng kinh tế: theo báo cáo của thành phố Hải Phịng thì GRDP tăng 12,38% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực dịch vụ tăng 5,13%, đóng góp 1,96 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 19,04%, đóng góp 9,85 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Công nghiệp chế tạo, chế biến của thành phố Hải Phịng là ngành cơng nghiệp mũi nhọn trong phát triển kinh tế của Hải Phòng cũng như khu vực kinh tế bắc bộ, bao gồm các ngành như sản xuất thiết bị truyền thông, máy điện, sản xuất xe máy điện, xe có động cơ; pin, ắc quy ... Ngành xây dựng đóng góp 1,08 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Khu vực dịch vụ tăng thêm tăng 4,73%, đóng góp 1,91 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu đạt 153.171,7 tỷ đồng, tăng 6,52%.
DNNVV thực hiện đóng góp tới ngân sách nhà nước (NSNN) đạt 90.421 tỷ đồng, tăng 101% dự toán được giao. Nguồn vốn mà DNNVV đã huy động tại Hải Phòng đến ngày 31/12/2021 đạt 266.968 tỷ đồng, tăng 12,32%.
Đối với cơ cấu kinh tế tại Hải Phịng thì khu vực cơng nghiệp, xây dựng chiếm 50,84%; 4,62% là khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; khu vực dịch vụ chiếm 39,31%; còn 5,23% là thuế sản phẩm từ trợ cấp.
Về chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,48% so với tháng trước và tăng 19,35% so với cùng kỳ năm trước, điển hình như trong các ngành cơng nghiệp mũi nhọn.
Trong giai đoạn 2016 - 2021, vốn FDI được đầu tư vào các ngành công nghiệp chiếm 89,7% với nhiều dự án lớn về sản xuất linh kiện điện tử có giá trị thương mại cao. Mặt khác, các dự án FDI cũng thúc đẩy phát triển ngành cơng nghiệp truyền thống điển hình như: đóng tàu, thép cán, sản xuất da giày, sản xuất xi măng, dệt may, sản xuất phôi thép, lắp ráp ô tô; gia công linh kiện ... Đối với khu vực dịch vụ, các hoạt động thương mại của DNNVV phát triển toàn diện, mạnh mẽ và trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn của đất nước. Mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,63%/năm; trong đó, năm 2021 mức bán lẻ là 144,7 nghìn tỷ đồng, gấp 1,81 lần so với mức bán lẻ năm 2015.
Thành phố Hải Phòng là một cảng biển quan trọng của đất nước ta, nơi chung chuyển, giao thương, lưu giữ nhiều hàng hóa, sản phẩm trong cả nước cũng như nước ngoài, do vậy mà thành phố cảng Hải Phòng đã xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng xung quanh một cách đồng bộ và hiện đại nhằm phục vụ cho nhu cầu lưu chuyển hàng hóa tại cảng. Do đó mà số lượng hàng hóa quan cảng ngày một nhiều, tăng khoảng 15,9%/năm. Chính vì vậy mà dịch vụ vận tải tại Hải Phòng ngày càng tăng trưởng, số lượng khách hàng, hàng hóa, sản phẩm được vận chuyển qua cảng tăng ổn định hàng năm là 10% với cả đường sắt, đường biển, hàng khơng và đường bộ.
Thành phố Hải Phịng đã huy động các nguồn lực xã hội lớn cho phát triển của thành phố, trong giai đoạn 2016 – 2021 là 564 nghìn tỷ đồng, gấp 3 lần so với giai đoạn 2011 – 2015.
Hệ số ICOR trong giai đoạn 2016 – 2021 thấp hơn 1,52 lần so với giai đoạn 2011 - 2015 và so với bình quân trong cả nước thì thấp hơn 1,75 lần. Do đó có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại Hải Phòng đã được tăng lên.