Vị trí địa lý, đặc điểm lịch sử văn hoá và tầm quan trọng chiến lược của Lào Ca

Một phần của tài liệu công tác tư tưởng của đảng ở lào cai hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 36)

lược của Lào Cai

Vị trí địa lý: Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng

Đơng Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Tỉnh Lào Cai được tái lập tháng 10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Từ ngày 01/01/2004 (sau khi tách huyện Than Uyên sang tỉnh Lai Châu) diện tích tự nhiên: 6.383,88 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước).

Phía Đơng giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh n Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203 km đường biên giới.

Địa hình: Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ

chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hồng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đơng Nam nằm về phía đơng và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hồng Liên Sơn. Ngồi ra cịn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau. Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích tồn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hồng Liên Sơn có độ cao 3.143m so với mặt nước biển, tiếp theo là Tả Giàng Phình: 3.090m. Dải đất dọc theo sơng Hồng và sơng Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam

Đường - Bảo Thắng - Bảo n và phần phía đơng huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp nhất là 80 m thuộc địa phận huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng rộng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng.

Khí hậu: Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong

lục địa bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. Đột biến về nhiệt độ thường xuất hiện ở dạng nhiệt độ trong ngày lên cao hoặc xuống thấp quá (vùng Sa Pa, vùng Ytý - Bát xát có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 00C và có tuyết rơi).

Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng cao từ 150C - 200C (riêng Sa Pa từ 140C - 160C), lượng mưa trung bình từ 1.800mm - >2.000mm. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng thấp từ 230C - 290C, lượng mưa trung bình từ 1.400mm - 1.700mm. Đặc điểm khí hậu Lào Cai rất thích hợp với các loại cây ơn đới, vì vậy Lào Cai có lợi thế phát triển các loại cây đặc sản xứ lạnh mà các vùng khác khơng có được như: hoa, quả, thảo dược và cá nước lạnh.

Thổ nhưỡng: Mặc dù phần lớn diện tích là đồi, núi dốc, song đất đai ở

Lào Cai có độ phì cao, màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm, 30 loại đất, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau với tổng diện tích 638.388 ha.

Hệ thống sơng suối: Lào Cai có hệ thống sơng suối dày đặc được phân

bố khá đều trên địa bàn tỉnh với 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng (130 km chiều dài chảy qua tỉnh) và sông Chảy bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) có chiều dài đoạn chảy qua tỉnh là 124 km. Ngồi 2 con sơng lớn, trên địa bàn tỉnh cịn có hàng trăm sơng, suối lớn nhỏ (trong đó có 107 sơng, suối dài từ 10 km trở lên). Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các cơng trình thuỷ lợi tưới tiêu và các cơng trình thuỷ điện vừa và nhỏ.

Theo các tài liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nước khống, nước nóng có nhiệt độ khoảng 400c ở một số huyện, thành phố Lào Cai và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng. Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm ước tính có trữ lượng xấp xỉ 30 triệu m3, trữ lượng động khoảng 4.448 triệu m3 với chất lượng khá tốt, ít bị nhiễm vi khuẩn.

Tài nguyên rừng: Lào Cai có 307.573 ha rừng , trong đó có 249.434 ha

rừng tự nhiên và 58.139 ha rừng trồng. Hệ thực vật rừng rất phong phú cả về số lượng loài và tính điển hình của thực vật. Riêng tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn đã phát hiện được 847 lồi thực vật thuộc 164 họ, 5 ngành, trong đó có nhiều loại q hiếm như: Pơmu, Thơng lá đỏ, Lát Hoa, Thiết Sam, Đinh, Nghiến,...

Động vật rừng: theo các tài liệu nghiên cứu, Lào Cai có 442 lồi chim, thú, bị sát, ếch nhái. Trong đó thú có 84 lồi thuộc 28 họ, 9 bộ; chim có 251 lồi thuộc 41 họ, 14 bộ; bị sát có 73 lồi thuộc 12 họ,..

Tài nguyên khống sản: Lào Cai có nguồn tài ngun khống sản phong

phú, với trên 31 loại khống sản phân bố trên tồn tỉnh. Hiện nay, Lào Cai được đánh giá là tỉnh giàu có về khống sản, có trữ lượng apatit, đồng, sắt vào loại lớn của khu vực và thế giới. Tới nay đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khống sản, trong đó có một số mỏ khống sản đã được thăm dị, đánh giá trữ lượng, chất lượng thuộc loại quy mô lớn nhất nước và khu vực như: mỏ A Pa Tit Cam Đường với trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Sa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền, Tả Phời trữ lượng gần 100 triệu tấn, mỏ Molipden Ô Quy Hồ trữ lượng 15,4 nghìn tấn. Nguồn tài ngun khống sản phong phú và đa dạng là cơ sở để ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản khẳng định là ngành cơng nghiệp mũi nhọn của tỉnh.

Bên cạnh dó do đặc điểm khí hậu, thuỷ văn đã tạo cho Lào Cai có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với trung tâm là khu du lịch nghỉ mát Sa Pa - một trong 21 trọng điểm du lịch của Việt Nam. Sa Pa nằm ở độ cao

trung bình từ 1.200m - 1.800m, khí hậu mát mẻ quanh năm, có phong cảnh rừng cây núi đá, thác nước và là nơi hội tụ nhiều hoạt động văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc như chợ vùng cao, chợ tình Sa Pa.

Đỉnh núi Phan-Xi-Păng, nóc nhà của Việt Nam có dãy núi Hồng Liên Sơn và khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên hấp dẫn nhiều nhà khoa học, khách du lịch đến nghiên cứu, tham quan.

Lào Cai có nhiều địa danh lịch sử, hang động tự nhiên và các vùng sinh thái nông nghiệp đặc sản như mận Bắc Hà, rau ôn đới, cây dược liệu quý, cá hồi (Phần Lan), cá tầm (Nga) ở Sa pa...và đặc biệt, đây còn là nơi mang đậm nét đặc trưng văn hoá độc đáo của nhiều dân tộc anh em.

Lào Cai trong các triều đại phong kiến

Lào Cai là một vùng đất cổ, diện mạo địa hình được hình thành cách nay 50- 60 triệu năm. Hơn vạn năm trước, con người đã có mặt tại địa bàn này. Theo các dữ liệu khảo cổ học, tổ tiên người bản địa Lào Cai nay thời đó cư trú khá tập trung ở các dải đồi ven sông Hồng, sông Chảy, các cửa ngòi Mi, ngòi Nhù; các chủ nhân

văn h hố Hịa Bình ở Lào Cai đã biết làm nơng nghiệp [46, tr.9].

Trong buổi đầu các bộ tộc xác định ranh giới chủ quyền, thời Hùng

Vương thuộc Tân Hưng, là một trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang. Thời Âu Lạc thì vùng phía đơng và phía nam Lào Cai thuộc bộ lạc Tây Vu, còn một

phần đất phía đơng và phía bắc Lào Cai hiện nay thuộc phạm vi của các bộ

lạc nhỏ hơn không chịu thuần phục Lạc Việt.

Thời Bắc thuộc, ban đầu là địa phận thuộc huyện Tây Vu, quận Giao

Chỉ. Sau này thuộc quận Tân Hưng, đất Giao Châu (thời Tây Tấn), sau là đất

châu Đan Đường, Chu Quý thuộc Giao Chỉ (Tuỳ), tiếp đổi Lâm Tây châu, Đức Hóa châu thuộc phủ An Nam (thời Đường, 679) [46, tr.10].

Trong thời tự chủ phong kiến thuộc đạo Lâm Tây, hay Đại Cồ Việt thời

Đinh, Tiền Lê và Đại Việt thời Lý); đất Đăng Châu thời Lý; tiếp là huyện

Thủy Vĩ, trấn Quy Hóa, đạo Đà Giang thời nhà Trần. Năm 1397, Hồ Quý Ly

làm phụ chính thái sư, sửa đổi chế độ hành chính, đã đổi các bộ phủ làm trấn và Đà Giang đổi thành trấn Thiên Hưng. Trong đó, huyện T ThuỷVĩ, huyện

Văn Bàn được thành lập trực thuộc châu Quan Hoá. Từ nay Thuỷ Vĩ, Văn

Bàn (vùng đất Lào Cai xưa) đã chính thức trở thành tên đơn vị hành chính của nhà nước phong kiến Đại Việt. Triều Lê đổi lộ làm phủ và đổi trấn làm châu, khi đó lộ Quy Hố đổi thành phủ Quan Hoá, huyện Văn Bàn, huyện Thuỷ Vĩ trở thành châu Văn Bàn, châu Thủy Vĩ trực thuộc Phủ Quang Hóa, thừa

tuyên Hưng Hóa. Năm Hồng Đức thứ 31 (1490) đạo thừa tuyên Hưng Hóa

đổi thành xứ Hưng Hóa. Đến đời Hồng Thuận Lê Tương Dực (1509-1516) đổi xứ Hưng Hóa thành trấn Hưng Hóa. Đến đời nhà Nguyễn, vùng đất Lào Cai chủ yếu thuộc đất của châu Thuỷ Vỹ, châu Văn Bàn, một phần thuộc châu

Chiêu Tấn và một phần nhỏ thuộc châu Lục Yên thuộc phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa [46, tr.10].

Thành lập tỉnh Lào Cai

Thời kỳ Pháp đô hộ: Sau khi đánh chiếm Lào Cai (3 -1886) và khi hoàn

thành cơng cuộc bình định qn sự, thực dân Pháp cai quản địa hạt Lào Cai theo chế độ quân sự. Ngày 7/01/1899, đạo quan binh IV được thành lập bao gồm Tiểu quân khu Yên Bái và Tiểu quân khu Lào Cai. Lào Cai là đạo lỵ, thủ phủ của đạo quan binh IV. Để dễ bề kiểm soát và tiến hành khai thác bóc lột, thực dân Pháp đã chia lại khu vực hành chính và thay đổi chế độ cai trị. Ngày 12/7/1907, tồn quyền Đơng Dương ra nghị định bãi bỏ đạo quan binh IV Lào Cai, chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị dân sự, thành lập tỉnh Lào Cai. Từ đây địa danh tỉnh Lào Cai được xác định trên bản đồ Việt Nam. Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, địa lý Lào Cai cũng có nhiều thay đổi. Về địa danh hành chính, qua nhiều lần tách nhập:

- Thành lập tỉnh dân sự Lào Cai (12/7/1907), phần đất của châu Thuỷ Vỹ bên hữu ngạn sông Hồng sáp nhập vào Chiêu Tấn, vẫn lấy tên là châu Thuỷ Vỹ. Từ đó địa danh Chiêu Tấn khơng cịn. Phần đất của châu Thuỷ Vỹ bên tả ngạn

sông Hồng được tách ra lập thành châu Bảo Thắng. Tỉnh Lào Cai gồm hai châu Thuỷ Vỹ, Bảo Thắng và các đại lý Mường Khương, Phong Thổ, Bát Xát, Bắc Hà (Pa Kha) và thị xã Lào Cai, trong đó có 855 làng bản, 6.812 hộ, 39.099 nhân khẩu, với 11 dân tộc chủ yếu: Hmơng, Dao, Tày, Giáy... trong đó người Hmơng chiếm 26,56%, Dao 22,41%, Tày, Giáy 20,77%, Kinh 4,52%, Nùng 7,33%, Thái 9,25%, U Ní 2,48%, Hoa Kiều 4,44%, cịn lại là các dân tộc khác.

Lào Cai sau giải phóng

- Sau khi được giải phóng lần thứ nhất (1947), tỉnh Lào Cai được chia thành 8 huyện: Bắc Hà, Mường Khương, Bản Lầu, Bảo Thắng, Sa Pa, Bát Xát, Phong Thổ và thị xã Lào Cai.

- Sau khi giải phóng lần thứ hai (1/11/1950), ngày 7/5/1955, khu tự trị Thái Mèo được thành lập, huyện Phong Thổ của tỉnh Lào Cai chuyển sang khu tự trị Thái Mèo, sau này thuộc tỉnh Lai Châu.

- Ngày 27/3/1975, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá V đã nghị quyết hợp nhất ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh mới lấy tên là Hoàng Liên Sơn.

- Ngày 17/4/1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định hợp nhất thị xã Lào Cai và Cam Đường thành thị xã Lào Cai trực thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn.

Lào Cai trong giai đoạn hiện nay

- Ngày 12/8/1991 kỳ họp thứ 9 Quốc hội khố VIII ra Nghị quyết chia tỉnh Hồng Liên Sơn thành hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Sau khi được phê chuẩn, ngày 10/10/1991 tỉnh Lào Cai được tái lập, trên cơ sở vùng đất Lào Cai (cũ) và bổ sung thêm ba huyện: Bảo Yên, Văn Bàn (thuộc Yên Bái cũ), Than Uyên (thuộc Nghĩa Lộ cũ) bao gồm 8 huyện, hai thị xã.

- Ngày 9/6/1992, Hội đồng Bộ trưởng quyết định tách thị xã Lào Cai thành hai thị xã Lào Cai và Cam Đường.

- Ngày 30/12/2000, huyện Bắc Hà được tách thành hai huyện Si Ma Cai và Bắc Hà.

- Ngày 31/01/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định sáp nhập thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường thành thị xã tỉnh lỵ Lào Cai.

- Ngày 1/01/2004, huyện Than Uyên được tách ra thuộc tỉnh Lai Châu (mới). - Ngày 30/11/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 195/2004/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai.

Đơn vị hành chính: Có 1 thành phố Lào Cai và 8 huyện là Sa Pa, Bát

Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, Si Ma Cai, Văn Bàn, Mường Khương, Bắc Hà, với 164 xã, thị trấn, trong đó có 138 xã vùng sâu, vùng xa, biên giới. Tỉnh Lào Cai được chia làm 3 khu vực:

- Khu vực I: Là các xã có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi.

Chủ yếu là các xã ở vùng thấp, gần trung tâm các huyện, thành phố, giao thông và các dịch vụ xã hội thuận lợi.

- Khu vực II: Là các xã có điều kiện phát triển kinh tế- xã hội khó khăn,

phần lớn các xã này nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại cịn tương đối khó khăn; các dịch vụ xã hội cơ bản đã được đáp ứng tương đối tốt.

- Khu vực III: Là các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,

các xã ở vùng sâu vùng biên giới, xa các trung tâm huyện, thành phố; địa hình bị chia cắt mạnh, giao thơng đi lại cịn rất nhiều khó khăn; các dịch vụ xã hội cịn hạn chế.

Tổng dân số tồn tỉnh: 613.075 người. Trong đó:

- Số người trong độ tuổi lao động: chiếm 52%; - Mật độ dân số bình quân: 96 người/km2.

Vị thế địa chiến lược của Lào Cai

Lào Cai là một tỉnh cửa ngõ biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc, có đường biên giới với Trung Quốc, có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế - chính trị - an ninh - quốc phịng. Lào Cai nằm ở vị thế “đầu cầu” nối liền tỉnh Vân Nam và cả vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc với đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Lào Cai với 3 tuyến Quốc lộ, 6 tuyến tỉnh lộ, đường ôtô đã đến được 164 xã, phường, thị trấn. Đường sắt Lào Cai nằm trên trục đường liên vận quốc tế nối liền Côn Minh- Vân Nam (Trung Quốc) với Hà Nội và cảng biển Hải Phịng.

Đường Sơng Hồng là tuyến đường huyết mạch thời cổ đại và phong kiến. Từ thời các Vua Hùng dựng nước, Lào Cai đã là trung tâm của Bộ Tân Hưng. Các phát hiện khảo cổ học gần đây cho thấy, ngay thời kỳ đó Lào Cai đã có quan hệ trao đổi, bn bán, giao lưu kinh tế với vùng Điền, Thân Độc (Ấn độ ) và cả vùng Trung Á xa xôi. Thời phong kiến triều Nguyễn, Lào Cai là cửa khẩu có nguồn thu thuế quan đứng thứ 3 tồn quốc, lớn nhất vùng biên giới phía Bắc. Lào Cai hiện có một cửa khẩu quốc tế, một cửa khẩu quốc gia và nhiều cửa khẩu phụ thơng thương với Trung Quốc. Nhờ có vị thế thuận lợi, giao thơng phát triển nên Lào Cai có lợi thế về kinh tế dịch vụ - du lịch. Hiện nay, cửa khẩu Lào Cai đã đóng góp gần 50% (trong tổng số 2600 tỷ đồng năm

2010) nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu công tác tư tưởng của đảng ở lào cai hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w