Gắn chặt cơng tác tư tưởng với đấu tranh phịng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trên địa bàn Lào Ca

Một phần của tài liệu công tác tư tưởng của đảng ở lào cai hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 114 - 117)

liêu, tham nhũng, lãng phí trên địa bàn Lào Cai

Tham nhũng phát sinh từ quyền lực cộng với hành vi vụ lợi cá nhân. Do đó tham nhũng được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ và quyền hạn đó để tham ơ, nhận hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại tài sản Nhà nước, tập thể và cá nhân.

Muốn chống tham nhũng phải nhận dạng rõ, hiểu bản chất của tham nhũng, những nguy cơ, hậu quả do tham nhũng để lại. Về mặt kinh tế, tham

nhũng làm cho nền kinh tế ruỗng mọt, làm biến chất quan hệ sở hữu, làm rối loạn chính sách phân phối, đi chệch hướng phát triển và khơng có khả năng thực hiện các mục tiêu dự kiến ban đầu. Để tham nhũng hoành hành, về mặt xã hội sẽ làm tăng nỗi bất công, đảo lộn luân thường đạo lý, gây ra tình trạng khinh nhờn pháp luật, phát triển hình thức bóc lột phi kinh tế như có nhà nghiên cứu đã đề cập. Về mặt chính trị, tham nhũng đến một mức nào đó sẽ phá vỡ thể chế, làm suy giảm niềm tin trong nhân dân, gây bất ổn xã hội, dẫn tới sụp đổ chính quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề chống tham ơ, lãng phí là một nhiệm vụ cấp hách. Người nói: “Tham ơ, lãng phí, quan liêu dù cố ý hay khơng cũng là bạn đồng minh của thực dân, phong kiến, là một thứ giặc trong lòng, giặc nội xâm" [32, tr.573]. Bởi tham nhũng đã gây nên những hậu quả khơn lường cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội:

Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính… Mà những kẻ tham ơ, lãng phí và quan liêu thì phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ và của nhân dân. Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám [32, tr.575].

Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường thì mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động tiêu cực vào xã hội khá nhanh, làm cho tình trạng tham nhũng trở nên khá phổ biến, "có xu hướng phát triển ngày càng nghiêm trọng hơn". Trước tình hình đó phải đặt vấn đề tập trung đấu tranh đẩy lùi, ngăn chặn nạn tham nhũng, lãng phí của cơng vừa là một nhiệm vụ cấp bách vừa là một nhiệm vụ cơ bản, vì nó đe doạ cả chế độ và sự tồn vong của Đảng.

Bởi vậy, để làm tốt cơng tác đấu tranh, phịng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh cần tập trung vào một số nhiệm vụ là:

- Các cấp uỷ đảng từ tỉnh đến cơ sở và người đứng đầu phải thực sự coi công tác phịng chống tham nhũng là một trọng tâm cơng tác lớn của công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xác định rõ các lĩnh vực trọng tâm, địa bàn trọng điểm trong từng thời gian để tập trung chỉ đạo.

- Lựa chọn, bố trí những cán bộ có năng lực, bản lĩnh và phẩm chất đạo đức làm cơng tác phịng chống tham nhũng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, đưa công tác phịng chống tham nhũng vào chương trình cơng tác tháng, q, năm; đưa kết quả cơng tác phịng chống tham nhũng trở thành một trong các tiêu chí để đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ của mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Nêu cao tính chiến đấu của tổ chức đảng, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phịng chống tham nhũng; làm tốt cơng tác xây dựng, chỉnh đốn đảng; đẩy mạnh đấu tranh tự phê bình và phê bình; chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng ngay trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Tăng cường tính cơng khai, minh bạch trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật, kể cả quá trình chuẩn bị, trình, ban hành các quyết định và văn bản hành chính của cơ quan nhà nước các cấp. Nhà nước cần sớm ban hành quy định về kiểm sốt thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; nghiên cứu, đề ra các quy định nhằm tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơng khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật.

- Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên, các tổ chức quần chúng và của toàn dân; nâng cao vai trị của các cơ quan thơng tấn, báo chí và nhà báo trong phịng chống tham nhũng. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơng tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn, điều tra, truy tố, xét xử trong việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng; xử lý kiên quyết, kịp thời các hành vi tham nhũng, những người bao che cho tham nhũng, cố tình ngăn cản việc chống tham nhũng.

Một phần của tài liệu công tác tư tưởng của đảng ở lào cai hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 114 - 117)