Về kinh tế - xã hội
Lào Cai là địa phương năng động trong quá trình phát triển và hội nhập, tuy nhiên vẫn là tỉnh nằm trong tốp các tỉnh nghèo, do đó, trong những năm tới Lào Cai sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm đầu tư của Đảng,
Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng cao; việc làm, thu nhập và đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tình hình đó sẽ làm cho sự đồng thuận trong xã hội nói chung đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tăng lên. Đặc biệt việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW (khoá X) của BCHTW sẽ mở ra cơ hội mới cho người nông dân với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đời sống của đại bộ phận nhân dân sẽ được cải thiện. Song do xuất phát thấp, thu nhập, đời sống của dân cư vẫn ở mức thấp. Chênh lệch về thu nhập, đời sống giữa dân cư thành thị và nông thôn; giữa vùng thấp và vùng cao sẽ tiếp tục gia tăng ( theo điều tra năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo khu vực
thành phố, thị trấn là 3%, vùng cao, nông thơn trên 40%, và theo tiêu chí năm 2011 thì Lào Cai là một trong năm tỉnh nghèo nhất nước).
Sự phát triển kinh tế sẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội, nhưng bên cạnh đó cũng làm nảy sinh một số vấn đề mà công tác tư tưởng cần phải giải quyết như: Đầu tư của Nhà nước để phát triển giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, khai khoáng, du lịch sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế dẫn đến sự dịch chuyển cơ cấu lao động, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ giảm, lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng. Những vấn đề tác động của sự phát triển tới truyền thống, tập quán, tác động về môi trường, hoặc xung đột lợi ích của một bộ phận cư dân với tổ chức, cá nhân sẽ diễn ra (doanh nghiệp, tổ chức kinh tế...).
Tình trạng chậm phát triển về khoa học cơng nghệ, kỹ thuật, môi trường làm việc không thuận lợi đã và đang tác động đến nguồn nhân lực, một bộ phận lao động có trình độ, tay nghề có xu hướng dịch chuyển về các trung tâm có điều kiện phát triển nhanh như Hà Nội, các thành phố lớn; học sinh, sinh viên có học lực khá giỏi sẽ khơng về cơng tác tại Lào Cai.
Mặt khác, hiệu quả quản lý, khả năng vận động của nhiều địa phương, nhất là các huyện vùng cao còn yếu nên chưa khơi dậy được tính chủ động, sáng tạo, tự lực vươn lên làm ăn, thốt khỏi đói nghèo trong nhân dân. Việc đầu
tư của Nhà nước cịn nặng tính bao cấp trong thời gian qua đã tạo ra tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nhất là trong đồng bào các dân tộc.
Về vấn đề dân tộc, tôn giáo
Vấn đề dân tộc sẽ là một vấn đề lâu dài, tuy khơng có mâu thuẫn dân tộc nhưng vấn đề đói nghèo vẫn tồn tại và khơng thể giải quyết được trong thời gian ngắn. Việc giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào như hiện nay tuy sẽ làm giảm bớt khó khăn trước mắt cho một bộ phận đồng bào nghèo nhưng vấn đề cần được tập trung giải quyết tận gốc là nâng cao dân trí, cải tạo tập quán lạc hậu. Tuy nhiên, đây khơng phải là vấn đề có thể giải quyết trong thời gian ngắn, mà phải có các chương trình và biện pháp thật cụ thể, phù hợp mới có thể giải quyết được.
Vấn đề tơn giáo sẽ có nhiều diễn biến theo hướng có tích cực và tiêu cực; chiều hướng tích cực là xu hướng sống “ tốt đời đẹp đạo”, “sống phúc âm trong lòng dân tộc”... Nhưng mặt khác các thế lực thù địch cịn lợi dụng những khó khăn, những sơ hở để chia rẽ dân tộc, lương - giáo tạo nên tình hình phức tạp. Việc tuyên truyền đạo trái phép tuy không rầm rộ nhưng vẫn âm thầm diễn ra dưới nhiều hình thức và kéo dài.
Về hệ thống chính trị ở cơ sở
Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở sẽ tiếp tục được củng cố vững chắc, chất lượng hoạt động và đội ngũ cán bộ, nhất là đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ dân tộc thiểu số sẽ được nâng lên nhằm đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.
Việc thực hiện thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân ở cấp huyện tiếp tục được triển khai đang thúc đẩy thực hiện mơ hình quản lý của chính quyền đơ thị và chính quyền nơng thơn nhằm đạt hiệu quả tốt hơn trong công tác quản lý. Cơng tác cải cách hành chính được triển khai đến xã, phường càng tăng thêm điều kiện để người dân tiếp cận với cách quản lý mới, qui chế dân chủ ở cơ sở được mở rộng cùng với các mục tiêu, dự án, đề án trọng điểm ưu tiên cho cơ
sở sẽ góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Những vấn đề trên đang đặt ra nhiệm vụ mới cho công tác tư tưởng là phải làm sao sớm có những chủ trương, giải pháp, hình thức và nội dung cơng tác tư tưởng phù hợp với tính chất, trình độ của Đảng bộ nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường đoàn kết dân tộc, đưa Lào Cai phát triển nhanh và bền vững. Trước những vấn đề đó, địi hỏi cơng tác tư tưởng phải không ngừng đổi mới cả nội dung lẫn hình thức hoạt động, đảm bảo công tác tư tưởng phải nâng cao cả về chất lượng và hiệu quả.