Tập trung giải quyết tốt các vấn đề dân tộc, tôn giáo, vấn đề công bằng xã hội, vấn đề việc làm đối với đồng bào các dân tộc ở Lào Ca

Một phần của tài liệu công tác tư tưởng của đảng ở lào cai hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 105 - 110)

công bằng xã hội, vấn đề việc làm đối với đồng bào các dân tộc ở Lào Cai

Về công tác dân tộc: luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm, hàng năm đã

dành trên 70% ngân sách của tỉnh để đầu tư xây dựng hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ đồng bào di chuyển từ nơi khó khăn về nơi thuận tiện để sinh sống… từng bước nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới là tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 7 khoá IX về công tác dân tộc, tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm là, phát triển sản xuất, đẩy mạnh xố đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng nơng thơn, vùng sâu, vùng xa. Rà sốt lại quy hoạch

vùng sản xuất hàng hoá tập trung theo thế mạnh của từng vùng. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống cây, con có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao vào sản xuất nhằm tăng nhanh giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác. Quan tâm chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Tiếp tục thực hiện các chính sách trợ cước, trợ giá vật tư nông nghiệp, hỗ trợ chất lợp, nước sinh hoạt và lãi suất tín dụng cho nhân dân phát triển sản xuất, cơ bản giải quyết được tình hình dân di cư tự do.

Tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục - đào tạo, tạo nguồn đào tạo nhân lực trong những năm tới, tạo chuyển biến tích cực về giáo dục đối với vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Hình thành các mơ hình trong tổ chức trường bán trú cho học sinh vùng dân tộc thiểu số. Phát triển mạng lưới trường lớp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông nhằm thu hút trẻ em trong độ tuổi đến trường. Thực hiện có hiệu quả chính sách học phí, học bổng nhằm khuyến khích học sinh dân tộc thiểu số đến trường và nâng cao chất lượng học tập.

Tạo sự chuyển biến về nhận thức và đổi mới trong công tác lãnh đạo của các cấp uỷ, chính quyền cơ sở, nêu cao trách nhiệm của các đoàn thể, của toàn dân đối với sự nghiệp phát triển văn hố. Giữ gìn bản sắc văn hố các dân tộc tỉnh Lào Cai. Khai thác và sử dụng có hiệu quả tủ sách pháp luật ở các xã và các điểm bưu điện văn hoá xã. Tổ chức và quản lý tốt các hoạt động lễ hội truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, từng bước xoá bỏ các phong tục tập quán lạc hậu cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa bàn.

Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh theo hướng gần dân, sát cơ sở, ngang tầm với nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đặc biệt chú trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số. Tiếp tục thực hiện luân chuyển, tăng cường cán bộ đi huyện, xã để tăng sức mạnh cho cơ sở. Đồng thời, tạo điều kiện cho cán bộ cơ sở có điều kiện đi đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao

trình độ văn hố, lý luận chính trị, quản lý Nhà nước và chun mơn, nghiệp vụ, từng bước chủ động điều hành thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Tăng cường củng cố an ninh - quốc phòng, ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội, nhất là những nơi tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định. Giải quyết có hiệu quả việc lợi dụng hoạt động tơn giáo, truyền đạo trái phép, cơ bản ngăn chặn được tình trạng di dân tự do. Thực hiện tốt việc đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, đặc biệt là nghiện và buôn bán ma tuý trên địa bàn. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với an ninh, quốc phòng; an ninh, quốc phòng với phát triển kinh tế; giữ vững an ninh biên giới và chủ quyền quốc gia.

Về công tác tôn giáo, đẩy mạnh công tác chỉ đạo thực hiện tốt chính

sách đối với tơn giáo đã được thể hiện trong Nghị quyết số 25/NQ-TƯ về công tác tơn giáo; Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo và Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số cơng tác đối với đạo Tin lành. Tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ, nhà tu hành thực hiện tốt nghĩa vụ và quyền lợi hợp pháp của người cơng dân, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội và xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư; các cấp chính quyền và cơ quan làm công tác tôn giáo cần hướng dẫn để các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động đúng pháp luật, khuyến khích các tơn giáo phát huy nội dung tích cực của tơn giáo trên các lĩnh vực văn hoá, đạo đức, hướng thiện; thực hiện phương châm tơn giáo gắn bó với dân tộc, đồn kết hồ hợp đồng bào có đạo và khơng có đạo cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuyên truyền, giáo dục và tạo điều kiện để những người có tín ngưỡng, tơn giáo hay khơng có tín ngưỡng, tơn giáo phấn đấu vì lợi ích chung là độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Trên cơ sở không ngừng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tạo cho nhân dân một cơ sở xã hội hiện thực để họ yên tâm, tin tưởng vào xã hội mới; chấp nhận sự khác biệt, khai thác điểm tương đồng, thực hiện nhiều giải pháp

đồng bộ thu hút mọi người dân phấn đấu vì mục tiêu chung. Giúp cho người dân nhận thức hạnh phúc, tự do tín ngưỡng, tơn giáo chỉ có được khi lợi ích chung ấy được thực hiện.

Để làm tốt cơng tác tơn giáo trong tình hình mới phải tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của cả HTCT và tồn xã hội về vấn đề tơn giáo; tăng cường công tác vận động quần chúng, xây dựng lực lượng chính trị ở cơ sở; tăng cường quản lý nhà nước về tôn giáo; tăng cường công tác tổ chức, cán bộ làm cơng tác tơn giáo... Bên cạnh đó kiên quyết đấu tranh chống lại âm mưu, hành động của các thế lực thù địch và các phần tử xấu lợi dụng tôn giáo để lừa bịp, lôi kéo đồng bào các dân tộc gây rối trật tự ở khu dân cư; kiên quyết vạch trần âm mưu, thủ đoạn của những kẻ lợi dụng tơn giáo để hoạt động chính trị, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách tơn giáo, đi ngược lại chính sách đại đồn kết tồn dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

Về lao động và việc làm: Thực hiện các chính sách khuyến khích đẩy mạnh

phát triển sản xuất, tạo việc làm mới; chú trọng khuyến khích phát triển ngành cơng nghiệp nhẹ, cơng nghiệp chế biến, các doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi sử dụng nhiều lao động. Thực hiện tốt chương trình khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển làng nghề và kinh tế trang trại.

Tập trung nguồn vốn của Quỹ cho vay giải quyết việc làm đối với các dự án thu hút nhiều lao động. Thực hiện tốt chính sách về nhà ở và phúc lợi xã hội để cải thiện đời sống người lao động trong các khu công nghiệp, tạo điều kiện phát triển thị trường lao động theo đúng quy hoạch. Đẩy mạnh phong trào thanh niên lập nghiệp; đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn và nông dân ở nơi chuyển đất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Quan tâm đến vấn đề xuất khẩu lao động, đưa xuất khẩu lao động trở thành một chương trình của tỉnh, mở rộng sự tham gia của các thành phần

kinh tế trong xuất khẩu lao động, đặc biệt chú ý vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu để tham gia vào thị trường lao động có giá trị cao, tạo nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao mức sống của người dân.

Về cơng tác xố đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội: Đa dạng

hoá các nguồn lực và phương thức, thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chương trình giải quyết việc làm. Tạo động lực vươn lên làm giàu trong đông đảo tầng lớp dân cư, khuyến khích các hộ đã thốt nghèo. Tạo cơ hội để hộ nghèo tự lực vượt nghèo thơng qua các chính sách trợ giúp về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nơng, tiêu thụ sản phẩm… ngăn chặn tình trạng tái nghèo; tăng cường xã hội hố cơng tác giảm nghèo. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn cho người nghèo, nhất là phụ nữ về kiến thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Tập trung xây dựng, cung cấp trang thiết bị cho các phòng khám đa khoa khu vực cụm xã. Tăng cường đưa bác sĩ về cơ sở, đảm bảo 100% phòng khám khu vực cụm xã đều có bác sĩ, 100% thơn, bản có nhân viên y tế hoạt động và có tủ thuốc. Cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo thơng qua các chính sách về y tế, giáo dục, nước sinh hoạt, nhà ở, đất ở, hạ tầng phục vụ dân sinh; thu hẹp chênh lệch hưởng thụ dịch vụ công và phúc lợi xã hội, thu nhập và đời sống giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tăng cường sự tham gia của người dân kể cả vị thành niên và thanh niên trong quá trình ra quyết định đối với các chương trình, dự án, cơ chế chính sách giảm nghèo, giảm tỷ lệ tái nghèo.

Nâng cao nhận thức, năng lực của các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân về giảm nghèo; tăng cường và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm cơng tác xố đói giảm nghèo ở xã, huyện; đặc biệt là các xã khó khăn, các xã vùng sâu, vùng xa; tăng cường trang bị kiến thức pháp luật cho người

nghèo; huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo.

Đảm bảo mạng lưới an sinh xã hội thông qua phát triển và củng cố các quỹ của xã hội và đoàn thể. Trợ giúp nhân đạo người nghèo, người khơng có sức lao động và khơng nơi nương tựa; tổ chức, triển khai hoạt động của các quỹ này ngay tại cộng đồng làng, xã nơi tập trung nhiều người nghèo, yếu thế.

Một phần của tài liệu công tác tư tưởng của đảng ở lào cai hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 105 - 110)