Kinh nghiệm từ thực tiễn công tác tư tưởng của Đảng ở Lào Ca

Một phần của tài liệu công tác tư tưởng của đảng ở lào cai hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 86)

Sau ngày tái lập (10/10/1991) từ một Lào Cai nhỏ bé, nghèo nàn và lạc hậu bị tàn phá trong chiến tranh, ngày nay Lào Cai đã là một điểm sáng ở phía Bắc địa đầu Tổ quốc. Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Đảng bộ Lào Cai đã lãnh đạo quân và dân các dân tộc Lào Cai vượt qua mn vàn khó khăn, trở ngại, xây dựng khối đại đoàn kết thống nhất trong sự nghiệp xây dựng CNXH.

Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng cùng với cả nước, Lào Cai đã giành được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh và đối ngoại, đưa Lào Cai trở thành đầu cầu trong tiến trình hội nhập của cả nước cùng các nước ASEAN với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Lào Cai cũng là quá trình phấn đấu xây dựng đảng bộ tỉnh Lào Cai ngày càng trưởng thành vững mạnh, một số bài học kinh nghiệm rất quan trọng trong công tác tư tưởng được đúc rút, đó là:

Thứ nhất, ln quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, nắm vững đặc điểm địa phương; tăng cường dân chủ, phát huy trí tuệ, khả năng sáng tạo của cán bộ, đảng viên; tơn trọng tiếp thu những ý kiến đóng góp của nhân dân để đề ra nhiệm vụ chính trị phù hợp cho từng giai đoạn, kịp thời đánh giá tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm bổ sung các giải pháp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị.

Nhờ nắm chắc đặc điểm và tình hình thực tế của địa phương nên các chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh trong các thời kỳ đều phù hợp với thực tiễn và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, được đơng đảo nhân dân ủng hộ và thực hiện. Từ ngày tái lập tỉnh Lào Cai (1991), đảng bộ đã có nhiều chủ trương sáng tạo nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, kết hợp với đường lối đối ngoại hợp tác mở rộng, nhất là với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nên Lào Cai đã có bước phát triển vượt bậc. Năm 2001, sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, đảng bộ đã ban hành 7 chương trình cơng tác trọng tâm với 29 đề án, kế hoạch, nghị quyết chuyên đề. Năm 2006, cụ thể hoá nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, đảng bộ tiếp tục đề ra 7 chương trình cơng tác trọng tâm với 29 đề án, nghị quyết. Trong đó coi trọng khâu đột phá là công nghiệp, du lịch, cửa khẩu, nhằm khai thác hiệu quả lợi thế của địa phương nên các lĩnh vực kinh tế, văn hố, xã hội đã phát triển nhanh chóng, đưa Lào Cai trở thành điểm sáng trên bản đồ vùng Tây Bắc tổ quốc.

Do vậy việc vận dụng đường lối của Đảng, nắm vững đặc điểm của địa phương để đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị phù hợp là nội dung xuyên suốt trong công tác xây dựng đảng của đảng bộ Lào Cai.

Thứ hai, thường xuyên chăm lo công tác củng cố tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị từ tỉnh tới cơ sở, coi đoàn kết trong Đảng, sự đồng thuận trong đội ngũ cán bộ và trong nhân dân là nhân tố quan trọng quyết định sự thành cơng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Trong q trình lãnh đạo nhiệm vụ chính trị, Đảng bộ Lào Cai luôn xác định xây dựng củng cố hệ thống tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đảm bảo cho Đảng bộ hoàn thành nhiệm vụ. Để xây dựng củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, có hiệu lực, đảng bộ xác định trước tiên phải tăng cường xây dựng, củng cố nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.

Trong thời kỳ xây dựng CNXH đặc biệt từ khi tái lập tỉnh đến nay, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã quan tâm đặc biệt tới cơng tác xây dựng hệ thống chính trị từ tỉnh tới cơ sở. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khố XII đã ban hành chương trình trọng tâm về xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả với nhiều đề án, qua 5 năm (2006-2010) thực hiện các đề án đã làm chuyển biến mạnh mẽ chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, sức chiến đấu của hệ thống chính trị được nâng cao một bước quan trọng, đặc biệt là hệ thống chính trị cơ sở.

Trong q trình lãnh đạo, Đảng bộ luôn quán triệt tăng cường sự đồn kết nhất trí trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, đồn kết gắn bó mật thiết giữa cán bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân. Những năm qua thực hiện đường lối đổi mới đất nước, nhờ sự đồn kết, gắn bó mật thiết giữa cán bộ, đảng viên với nhân dân mà các cuộc vận động lớn như: xố đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hố ở các khu dân cư, phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc v.v. đã trở thành phong trào sâu rộng. Cũng từ sự đồn kết nhất trí đó, cùng với hiệu quả thực hiện các cuộc vận động đã nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng, tổ chức chính quyền và đồn thể các cấp trong tỉnh.

Thứ ba, coi trọng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng để lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ cách mạng. Trong công tác lãnh đạo biết chọn vấn đề, chọn khâu đột phá để chỉ đạo thực hiện, chú trọng công tác tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị .

Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp uỷ đảng cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ đã được Đảng bộ tỉnh và các cấp uỷ đảng đặc biệt quan tâm. Qua mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng bộ Lào Cai đã kịp thời chuyển hướng, đổi mới phương thức lãnh đạo phù hợp với nhiệm vụ chính trị và điều kiện, hồn cảnh hoạt động của Đảng bộ.

Trong giai đoạn (2005- 2010) trên cơ sở nắm vững đặc điểm của tỉnh và đường lối đổi mới của Đảng, đảng bộ đã kịp thời đổi mới phương thức lãnh

đạo theo phương châm hướng về cơ sở, khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương, huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Lào Cai khẳng định: cấp uỷ cấp trên phải thường xuyên sâu sát với cấp dưới; xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh qui chế làm việc; phân công nhiệm vụ rõ ràng, xác định rõ trách nhiệm cá nhân; nhất là lãnh đạo bằng việc đề ra các chương trình trọng tâm, các kế hoạch và nghị quyết chuyên đề, chọn khâu trung tâm, mắt xích quan trọng, chọn vấn đề có tính đột phá để tập trung chỉ đạo thực hiện. Trong chỉ đạo thực hiện kịp thời chọn và xây dựng các điển hình tiên tiến, tổng kết kinh nghiệm, nhân ra diện rộng, đặc biệt coi trong cơng tác tun truyền, bởi có tun truyền tốt thì phong trào mới sâu và rộng.

Bên cạnh việc đổi mới phương thức lãnh đạo cần phải tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ cấp trên, đó là tranh thủ trí tuệ lãnh đạo tổng thể, tư duy tổng hợp, kinh nghiệm, kỹ năng chỉ đạo, lãnh đạo, chủ trương đường lối của Trung ương để vận dụng sát hợp vào điều kiện cụ thể của địa phương sẽ tạo tiền đề thắng lợi cho các phong trào cách mạng của tỉnh.

Thứ tư, chú trọng công tác đào tạo, quy hoạch, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ cốt cán, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia thực hiện công tác tư tưởng.

Đối với một tỉnh miền núi, nhiều dân tộc thiểu số như Lào Cai, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ là một vấn đề lớn có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào.

Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh khoá XII và khoá XIII, Đảng bộ đã đề ra chiến lược cán bộ với nội dung tiêu chuẩn hoá chức danh cán bộ, thực hiện đào tạo kiến thức toàn diện cho đội ngũ cán bộ, đề ra mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở, củng cố đội ngũ trưởng thôn, bản. Trên cơ sở thực hiện đề án đánh giá, bổ nhiệm lại đội ngũ cán bộ, luân chuyển, tăng cường cán

bộ đi cơ sở và thực hiện quy hoạch, sử dụng đội ngũ cán bộ, bố trí sắp xếp cán

bộ đúng tầm, đúng việc, mạnh dạn đề bạt, giao việc cho cán bộ, nhất là cán bộ dân tộc thiểu số, nâng cao vai trò cán bộ tại chỗ, sử dụng được những người có uy tín trong cộng đồng, kết hợp chặt chẽ vai trò của đội ngũ cán bộ tại chỗ với cán bộ tăng cường để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động.

Để kết hợp tốt vai trò của cán bộ tăng cường và cán bộ tại chỗ, các cấp uỷ ln chú trọng xây dựng củng cố tình đồn kết, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau giữa cán bộ là người địa phương với cán bộ tăng cường, kiên quyết đấu tranh loại bỏ tư tưởng cục bộ, hẹp hịi, chủ nghĩa cá nhân trong cơng tác cán bộ. Nhờ đó cán bộ được tăng cường n tâm cơng tác hồn thành nhiệm vụ, cán bộ địa phương được giúp đỡ dần dần trưởng thành hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thứ năm, tích cực đổi mới cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, trọng tâm là đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng phù hợp với từng đối tượng. Gắn kết chặt chẽ cơng tác chính trị tư tưởng với công tác tổ chức cán bộ và cơng tác kiểm tra trong q trình lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Lào Cai là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, đời sống dân trí nhìn chung cịn thấp, để đường lối chủ trương của Đảng, nghị quyết, chủ trương của Tỉnh uỷ kịp thời đi vào đời sống đồng bào các dân tộc, công tác giáo dục chính trị tư tưởng có vai trị đặc biệt quan trọng và phải đi trước. Với đặc điểm đặc thù của Lào Cai, để tiến hành cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng đạt kết quả, trước tiên cán bộ làm cơng tác chính trị, tư tưởng phải hiểu rõ đặc điểm tâm lý, tâm tư tình cảm, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, phải biết tiếng dân tộc thì mới có thể hồn thành tốt nhiệm vụ. Từ nhận thức đúng đắn đó, các cấp uỷ đảng ở Lào Cai luôn coi trọng bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tư tưởng.

Phương châm "Hướng cơng tác chính trị tư tưởng về cơ sở" là chủ trương đúng của Đảng bộ, trên thực tế đã có hiệu quả thiết thực, có tác dụng to lớn vì

với phương châm này cơng tác tư tưởng chính trị đã đi thẳng vào đối tượng, làm chuyển biến trực tiếp nhận thức trong nhân dân.Trong hoạt động tuyên truyền phải luôn luôn chú trọng công tác thông tin hai chiều, tăng cường xây dựng đội ngũ làm cơng tác tư tưởng - văn hố kể cả cán bộ chuyên trách, đội ngũ cán bộ tuyên giáo của cấp uỷ và các phóng viên báo, đài, lực lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên kiêm nhiệm. Cán bộ làm công tác tư tưởng phải ln gần dân, sát cơ sở để nói cho dân nghe, làm cho dân tin và nghe được tiếng nói tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

Trong q trình lãnh đạo cơng tác xây dựng Đảng, các đảng bộ nhận thức rõ: phải lãnh đạo toàn diện các nội dung của cơng tác xây dựng Đảng bao gồm tư tưởng chính trị, tổ chức cán bộ và công tác kiểm tra, dân vận, không xem nhẹ bất cứ lĩnh vực nào. Qua thực tế cho thấy nơi nào, lúc nào cấp uỷ xem nhẹ một trong những nội dung trên của cơng tác xây dựng Đảng thì khi đó, nơi đó sức chiến đấu của tổ chức đảng bị giảm sút. Mặt khác, để thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng trước tiên phải thực hiện tốt công tác tư tưởng. Công tác tư tưởng phải đi trước một bước, công tác tư tưởng nếu không thực hiện nhạy bén kịp thời thì các nội dung khác của cơng tác xây dựng Đảng cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng sẽ bị hạn chế, uy tín và niềm tin vào Đảng sẽ bị giảm sút.

Chương 3

Một phần của tài liệu công tác tư tưởng của đảng ở lào cai hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w