2005 đến nay
Sau khi tái lập tỉnh, Lào Cai đã tập trung xây dựng, củng cố kiện tồn hệ thống chính trị (HTCT) ở cơ sở đặc biệt là hệ thống đảng, chính quyền cấp xã.
* Về cơng tác Đảng: Việc kiện toàn củng cố các tổ chức đảng, nâng cao
chất lượng đảng viên gắn với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, hiệu quả được Đảng bộ tỉnh quan tâm. Để cụ thể hoá các mục tiêu, BCH đảng bộ tỉnh đã tập trung xây dựng, bổ sung các qui định, qui chế, chức năng, nhiệm vụ và lề lối làm việc của mỗi tổ chức. Tỉnh uỷ Lào Cai đã xây dựng và triển khai Nghị quyết số 05- NQ/ TU về “Nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006- 2010”, trọng tâm là đổi mới phương thức, phong cách làm việc của cấp uỷ cơ
sở, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, thực hiện nguyên tác tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong Đảng. Vì vậy số lượng và chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên không ngừng được nâng lên, số đảng viên mới được kết nạp tăng đáng kể. Công tác phát triển đảng gắn với xây dựng tổ chức đảng, chú trọng phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số, là nữ và tuổi trẻ ở những thơn, bản chưa có đảng viên. Giai đoạn 2006-2010 đã kết nạp 7501 đảng viên, trong đó có 2584 là người dân tộc thiểu số, nâng tổng số đảng viên tồn Đảng bộ lên 29136 đồng chí; cơ bản xố được thơn bản chưa có đảng viên. Về tổ chức cơ sở đảng, đã phát triển từ 562 tổ chức ở đầu nhiệm kỳ lên 636 tổ chức năm 2010 [45, tr.4-5].
Chất lượng tổ chức cơ sở đảng được nâng cao hơn, các tổ chức Đảng ở những nơi khó khăn được củng cố, kiện tồn. Hàng năm có trên 85% tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh
Chương trình hướng về cơ sở luân chuyển cán bộ: Xuất phát từ nhận thức và yêu cầu công tác cán bộ với đặc thù một tỉnh vùng núi cao, nhiều dân tộc; đội ngũ cán bộ nói chung, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở vùng cao cịn
nhiều khó khăn, bất cập. Để khắc phục tình trạng khép kín, thiếu đồng bộ trong cơng tác cán bộ từng ngành, lĩnh vực, từng huyện, thành phố đã tích cực, chủ động quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Về vấn đề này, trước khi có Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 25/02/2002 của Bộ Chính trị; ngày 4/12/2001 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lào Cai ban hành Nghị quyết số 10- NQ/TU về luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý đi huyện, xã. Qua 10 năm, tỉnh, huyện đã luân chuyển 326 lượt cán bộ, có 157 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý. Trong đó luân chuyển từ tỉnh, huyện về xã 118 đồng chí; luân chuyển từ tỉnh, huyện về Trung ương 15 đồng chí; luân chuyển dọc phạm vi tỉnh 258, luân chuyển ngang 49 đồng chí.
Thành phố Lào Cai, các huyện đều thực hiện tốt công tác luân chuyển; riêng huyện Bắc Hà, Bát Xát còn luân chuyển ngang cán bộ cấp xã trong huyện, đã tạo ra chuyển biến tích cực, hiệu quả. Nhờ làm tốt cơng tác luân chuyển cán bộ góp phần quan trọng trong cơng tác cán bộ, nhìn chung phát huy tác dụng tốt.
* Về cơng tác chính quyền: đã tăng cường nhiều cán bộ ở các cơ quan
cấp tỉnh và cán bộ ở cơ quan cấp huyện về cơ sở giữ những chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã… Đã đào tạo, bồi dưỡng 1203 người về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ từ sơ cấp trở lên. Ngồi ra, ở một số huyện cịn tổ chức học tiếng đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương cho cán bộ… Nhờ đội ngũ cán bộ được tăng cường, cơng tác tư tưởng ở cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Từ năm 2009 Lào Cai là một trong 10 tỉnh thí điểm khơng tổ chức HĐND ở cấp huyện, phường, qua thực hiện cho thấy việc giảm đầu mối hành chính tuy có sự hẫng hụt lúc đầu, nhưng do chủ động nên các địa phương đã đảm bảo vận hành tốt công tác điều hành, đồng thời đảm bảo vai trò giám sát của nhân dân. UBND các cấp đã có nhiều đổi mới trong quá trình chỉ đạo, điều hành và quản lý kinh tế - xã hội, do vậy đã phát huy được tiềm năng, lợi
thế của tỉnh và tranh thủ được sự ủng hộ của Trung ương, của các bộ, ngành và các thành phần kinh tế đồng thời cũng đảm bảo theo đúng luật định, đúng Nghị quyết của cấp uỷ và HĐND cùng cấp. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị với chính quyền trong việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, đã phát huy được vai trò tham gia xây dựng đảng, củng cố chính quyền, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội ở các xã, phường, thị trấn.
Cải cách hành chính được quan tâm chỉ đạo hướng mạnh về cơ sở, các thủ tục hành chính được cơng khai và đơn giản hố, nâng cao chất lượng của việc thực hiện theo cơ chế "một cửa". Cơ chế chính sách trên các lĩnh vực được ban hành, tạo mơi trường thuận lợi, thơng thống cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức bộ máy được sắp xếp tinh gọn, chức năng nhiệm vụ rõ ràng. Việc phân cấp cho cơ sở được tăng cường, góp phần tích cực tạo ra sự năng động, chủ động ở cơ sở. Cơ chế quản lý tài chính trong các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp từng bước được đổi mới và đem lại hiệu quả.
*Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng đã được các cấp uỷ
đảng quan tâm xây dựng, củng cố. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã phát động được nhiều phong trào quần chúng, đi sâu cơ sở để nắm bắt tình hình và đã đóng góp vai trị quan trọng trong công tác tư tưởng, công tác vận động tập hợp quần chúng. Tổ chức tuyên truyền cho nhân dân trong sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương; đồng thời thường xuyên tuyên truyền, giáo dục để nhân dân nhận thấy rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong bối cảnh của đất nước trong giai đoạn hiện nay, góp phần ổn định chính trị xã hội. Hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đồn thể có những chuyển biến tích cực, q trình tập hợp, vận động, nắm bắt tình hình các tầng lớp nhân dân đa dạng hơn về phương thức, hướng mạnh về cơ sở.
Theo đánh giá trong giai đoạn 2005-2010 cho thấy Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng xếp loại khá và vững mạnh là: Mặt trận 45,5%;
Đồn Thanh niên 30,4%; Phụ nữ 46%; Nơng dân 40,5%; Cựu chiến binh 51,55%; số hoạt động yếu kém của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chiếm từ 10- 15%. Sự vững vàng trong cơng tác vận động quần chúng đã góp phần củng cố vững chắc khối đại đồn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận cao về tư tưởng trong các tầng lớp nhân dân.
* Đánh giá hoạt động chung của HTCT ở Lào Cai
Đối với tổ chức Đảng: Với việc chấp hành tốt các qui định của điều lệ
Đảng, chú trọng cơng tác tư tưởng, duy trì vai trị Đảng lãnh đạo trong mọi lĩnh vực, đồng thời thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra nên số tổ chức cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh trong giai đoạn 2005- 2010 chiếm tỷ lệ khoảng 68%; khá 29%; yếu kém 2,8%. Kết quả đó đã khẳng định cơng tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Lào Cai được quan tâm và chú trọng, nền tảng để đảm bảo sự ổn định chính trị, động lực để thúc đẩy sự phát triển tồn diện các lĩnh vực chính trị, kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh.
Ưu điểm của đội ngũ cán bộ: Đa số cán bộ chủ chốt cấp xã đã có trình độ
đào tạo về văn hoá, trưởng thành từ phong trào hoạt động thực tiễn cơ sở và được bổ sung từ nhiều nguồn (bộ đội xuất ngũ, học sinh các trường tập trung) đáp ứng số lượng, có hiểu biết nhất định về quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, có tinh thần trách nhiệm tận tuỵ, gần dân, khắc phục khó khăn, cố gắng cao với công việc được giao.
Đội ngũ cán bộ của tỉnh nói chung đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, khơng có biểu hiện tư tưởng dao động, phai nhạt mục tiêu lý tưởng, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước.
Trải qua hoạt động thực tiễn, rèn luyện, thử thách đã khẳng định đội ngũ cán bộ của tỉnh tương đối ổn định, cơ bản đảm bảo số lượng, từng bước trẻ hố; trình độ chun mơn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học ngày càng được nâng lên. Đội ngũ cán bộ của tỉnh đã và đang phát huy năng lực quản lý, lãnh đạo điều hành gắn bó với quần chúng, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm,
ln tìm tịi sáng tạo, đổi mới phong cách làm việc. Cơ cấu tỷ lệ cán bộ nữ, tuổi trẻ, dân tộc ít người từng bước được nâng lên, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn. Cụ thể như sau:
Đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảng, đồn thể, nhà nước cấp tỉnh có 1558 người (thời điểm 31/8/2010), trong đó nữ 468 người = 30%; dân tộc thiểu số 357 người = 22,9%.
Khối Nhà nước:Hoạt động của chính quyền xếp loại vững mạnh và khá: HĐND 47,5%; UBND 44,5%; số hoạt động yếu kém (HĐND và UBND) chiếm khoảng 10%.
Đội ngũ cán bộ công chức với số lượng và được phân công trong các lĩnh vực như sau:
- Cấp tỉnh: 4530 đồng chí. Trong đó quản lý hành chính nhà nước 1300,
sự nghiệp: 3230. Nữ 2387 đồng chí = 52,7%; dân tộc thiểu số 740 đồng chí = 16,33% .
- Về trình độ chun mơn:
Tiến sỹ: 4 người = 0,1%; Thạc sỹ: 127 người = 2,8%;
Bác sỹ chuyên khoa khoa: 79 người = 1,74%; Cao đẳng, đại học: 2855 người = 63,02%; Trung cấp: 1465 người = 32,3%.
- Về Lý luận chính trị:
Cao cấp, cử nhân: 505 người = 11,15%; Trung cấp: 228 người = 5,03%;
Sơ cấp: 725 người = 16,0%.
Cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, thành phố: 12.768. Trong đó
quản lý hành chính nhà nước: 869; sự nghiệp: 11.899. Nữ 9131 đồng chí = 71,5%; dân tộc thiểu số 2493 đồng chí = 19,5%.
- Trình độ Chun mơn, nghiệp vụ: Thạc sỹ: 3 người = 0,02%;
Bác sỹ chuyên khoa cấp I: 7 người = 0,05%; Đại học, cao đẳng: 5290 người = 41,43%; Trung học chuyên nghiệp: 6322 người = 49,5%. - Trình độ lý luận chính trị:
Cử nhân, cao cấp: 144 người = 1,12%; Trung cấp: 265 người = 2,1%.
Đội ngũ cán bộ công chức xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có
3.036 người, trình độ học vấn: 100% có trình độ trung học cơ sở trở lên; 49,67% có trình độ chun mơn sơ cấp đến đại học; 46,8% có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên; 6,36 % có trình độ quản lý nhà nước từ sơ cấp trở lên.
Trưởng thôn, bản, tổ trưởng tổ dân phố: 2.139 người
- Giáo dục phổ thông: Số cán bộ tốt nghiệp THCS trở lên là 1.075 người, chiếm 50,25%, trong đó tốt nghiệp THPT là 288 người, chiếm 13,5%.
- Chuyên môn từ trung cấp trở lên là 125 người, chiếm 5,84%, trong đó đại học và cao đẳng là 04 chiếm 0,19%.
- Lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên là 151 người, chiếm 7,05%.
Qua số liệu trên cho thấy đội ngũ cán bộ cơ sở đã được quan tâm về đào tạo, bồi dưỡng. được nâng lên về trình độ giáo dục phổ thơng; chun mơn, nghiệp vụ; lý luận chính trị; quản lý nhà nước; quản lý kinh tế; tin học văn phịng… nhờ đó đã góp phần nâng cao năng lực thực hiện chức năng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ cơ sở. Đồng thời từng bước thể hiện rõ hơn vai trò lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước ở cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phịng, an ninh chính trị của tỉnh.
Hạn chế, tồn tại:
- Thiếu cán bộ đầu ngành trên một số lĩnh vực trọng yếu trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
- Phần lớn có trình độ ngoại ngữ, tin học thấp, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong quá trình hội nhập.
- Cơ cấu cán bộ tuổi trẻ tuy có tăng số lượng và trình độ đào tạo nhưng kinh nghiệm chuyên môn cũng như công tác vận động quần chúng còn hạn chế.
- Tỷ lệ cán bộ dân tộc ít người cịn thấp, chưa phù hợp với yêu cầu thực tế, cơ cấu đội ngũ cán bộ, phân bổ thiếu đồng đều, chủ yếu khối đảng, MTTQ và đồn thể chính trị (khối đảng, đồn thể: 22,4%; quản lý hành chính nhà nước: 12,59%; sự nghiệp 19,57%).
- Một bộ phận nhỏ kiến thức, năng lực chưa đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới, phương pháp công tác, tham mưu chưa kịp thời, hiệu quả thấp, tinh thần phục vụ nhân dân chưa cao, ngại học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trình độ.
Về cơ sở hạ tầng và điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc:
Đến nay các địa phương có 100% xã, phường, thị trấn có trụ sở làm việc; trên 30% trụ sở được xây dựng nhà cấp 4; trên 50% có nhà xây tương đối kiên cố; 100% số xã, phường, thị trấn có điện thoại; 90% có đài truyền thanh; trên 80% có điểm bưu điện văn hoá và tủ sách pháp luật.
Song bên cạnh đó một số xã vùng sâu, vùng xa cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, trụ sở, phương tiện làm việc cịn nhiều khó khăn, thiếu thốn, có nơi chưa đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho hoạt động của hệ thống chính trị. Trước tình hình đó các địa phương đã chủ động và tỉnh tiếp tục cụ thể hố chương trình hành động của Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết 17- NQ/TW của Hội nghị TW 5 (Khoá IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng HTCT ở cơ sở xã, phường, thị trấn.