Đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển

Một phần của tài liệu Thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. (Trang 25 - 30)

1.3.1. Khái niệm đứt gãy chuỗi cung ứng

Đứt gãy chuỗi cung ứng hay gián đoạn chuỗi cung ứng (Supply Chain Disruptions) được hiểu là hiện tượng xảy ra do các biến cố hay các sự kiện (như thiên tai, xung đột khu vực, đại dịch) gây nên tình trạng gián đoạn, đình trệ, chậm trễ trong quá trình sản xuất, kinh doanh hay phân phối sản phẩm (như thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu cho sản xuất, tắc nghẽn trong quá trình vận chuyển lưu thơng hàng hóa, các biện pháp phịng chống dịch của Chính phủ, khan hiếm nguồn

nhân lực,…) khiến các mắt xích vận hành trong các chuỗi cung ứng trở nên mất

15

Đứt gãy chuỗi cung ứng có thể xảy ra do một số yếu tố như sự kiện toàn cầu, sự kiện địa phương hoặc các sự kiện cụ thể của nhà cung cấp chẳng hạn như nhà cung cấp không giao hàng đúng thời hạn (Berger và cộng sự, 2004).

Đứt gãy chuỗi cung ứng có thể diễn ra ở nhiều ngành, lĩnh vực như Nông,

lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp và xây dựng (khai khoáng công nghiệp chế

biến, chế tạo; sản xuất phân phối, điện, nước, gas; xây dựng); Dịch vụ (bán buôn;

bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy;vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống, thơng tin

và truyền thơng;tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; khoa học, công nghệ; dịch vụ tư

vấn, giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; nghệ thuật, vui chơi và

giải trí; dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác) với các mức độ nghiêm trọng khác nhau.Mức độ nghiêm trọng cũng có thể được phân thành ba mức độ: thấp, trung bình và cao.

Theo khảo sát về rủi ro vận chuyển và chuỗi cung ứng trong Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2012, các chuyên gia đã xếp hạng những nhân tố bên ngồi có khả năng gây ra gián đoạn đáng kể và có tính hệ thống lên mạng lưới vận tải và chuỗi cung ứng. Nguyên nhân đứt gãy chuỗi cung ứng được chia thành bốn loại rủi ro gồm: (i) môi trường (thiên tai, thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh); (ii) địa chính trị (xung đột và bất ổn chính trị, hạn chế xuất nhập khẩu, khủng bố, tham nhũng, tội phạm có tổ chức và bn bán bất hợp pháp, cướp biển, vũ khí hoá học/ sinh học/ hạt nhân); (iii) kinh tế (cú sốc về nhu cầu, biến động mạnh giá cả hàng hố, trì hỗn giao dịch xuyên biên giới, biến động tiền tệ, thiếu hụt năng lượng toàn cầu, hạn chế về quyền sở hữu/ đầu tư, thiếu hụt lao động) và (iv) công nghệ (gián đoạn thông tin liên lạc, hư hỏng cơ sở hạ tầng giao thông); từ mức khơng thể kiểm sốt đến mức có ảnh hưởng và mức có thể kiểm sốt, ba loại rủi ro đầu tiên được xếp mức cao nhất.

16

Môi trường Thiên tai 59%

Thời tiết cực đoan 30%

Dịch bệnh 11% Địa chính trị Xung đột và bất ổn chính trị 46% Hạn chế xuất nhập khẩu 33% Khủng bố 32% Tham nhũng 17% Tội phạm có tổ chức và bn bán bất hợp pháp 15% Cướp biển 9%

Vũ khí hoá học/ sinh học/ hạt nhân 6%

Kinh tế Cú sốc về nhu cầu 44%

Biến động mạnh giá cả hàng hoá 30% Trì hỗn giao dịch xun biên giới 26%

Biến động tiền tệ 26%

Thiếu hụt năng lượng toàn cầu 19% Hạn chế về quyền sở hữu/ đầu tư 17%

Thiếu hụt lao động 17%

Công nghệ Gián đoạn thông tin liên lạc 30%

Hư hỏng cơ sở hạ tầng giao thông 6%

Khơng thể kiểm sốt

Có ảnh hưởng

Có thể kiểm sốt

Hình 1.5: Những ngun nhân gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu

(Nguồn: Khảo sát rủi ro vận tải và chuỗi cung ứng Diễn đàn kinh tế thế giới, 2012)

Rất khó có thể dự đốn được các nguyên nhân gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hố, và đơi khi khơng thể kiểm sốt được cũng khơng thể biết được mức độ ảnh hưởng như thế nào đối với các tác nhân tham gia trong chuỗi. Các nguyên nhân dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng đa dạng, phức tạp, đan xen nhau khi mà mức độ liên kết giữa các ngành nghề, lĩnh vực và mức độ lệ thuộc giữa các quốc gia ngày càng tăng trong q trình tồn cầu hóa.

17

Đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá chuyên chở bằng đường biển trong bối cảnh đại dịch Covid-19 xảy ra khi các nhà máy phải tạm ngừng hoạt động, sản xuất cầm chừng do thiếu nguyên vật liệu và nhân công, vận chuyển và phân phối gặp khó khăn bị ngưng trệ hay các cảng biển bị tắc nghẽn do lượng hàng dồn tới quá nhiều, gián đoạn các dịch vụ logistics, còn trên những tuyến đường biển, các hãng vận tải thường xuyên trễ lịch trình, khó khăn trong việc thu xếp tàu, thiếu vỏ container rỗng, không giao hàng kịp thời đến điểm giao hàng đã cam kết. Đại dịch Covid-19 cũng đang tạo ra một cú sốc bất thường cả về cung và cầu đối với nền kinh tế toàn cầu khi các doanh nghiệp đóng cửa sản xuất và người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu trong khi nhu cầu về y tế và chăm sóc sức khoẻ tăng cao. Các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nguồn lực, khơng gian kho bãi bằng việc giảm hàng tồn kho xuống mức thấp nhất. Khi đại dịch ập đến, việc áp dụng quá mức chiến lược Just-In-Time (JIT - Đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng nơi vào đúng thời điểm cần thiết) lại chính là nguyên nhân tạo nên khủng hoảng khan hiếm toàn cầu, làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hoá. Đại dịch Covid-19 và đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa đã cho thấy rủi ro khi chuỗi sản xuất tập trung tại một địa điểm duy nhất.

1.3.2. Biểu hiện đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá chuyên chở bằng đường biển

Sự bùng phát đại dịch Covid-19 làm (i) đứt gãy nguồn cung; (ii) đứt gãy logistics và lưu trữ; (iii) đứt gãy nhu cầu (AlokRajaAbheek và cộng sự, 2022).

Đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá chuyên chở bằng đường biển sẽ được biểu hiện như sau:

- Đứt gãy khâu cung ứng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất;

- Đứt gãy khâu logistics, lưu trữ hàng hoá;

- Đứt gãy khâu cung cấp vỏ container rỗng;

- Đứt gãy khâu luân chuyển hàng hoá tại cảng biển.

Hậu quả của đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá chuyên chở bằng đường biển dưới tác động của đại dịch Covid-19:

18

- Sự thiếu hụt hoặc khan hiếm hàng hóa do thiếu nguyên liệu (Jaydee Reyes,

2022)

- Lạm phát do nhu cầu tăng có thể gây ra tăng giá (Jaydee Reyes, 2022);

- Tỷ lệ thất nghiệp tăng (Jaydee Reyes, 2022);

- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm;

- Doanh nghiệp ngừng sản xuất hoặc hoạt động cầm chừng giảm công suất

hoặc giảm sản lượng, chờ vỏ container rỗng để đóng hàng xuất khẩu và bảo quản hàng hoá lưu kho;

- Tốc độ luân chuyển hay lưu thơng hàng hóa ở các cảng xảy ra tình trạng tắc

nghẽn bị giảm, tàu phải xếp hàng chờ lâu ở các bến cảng;

- Giá cước vận tải nội địa và quốc tế biến động khó lường, chi phí logistics

tăng;

19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỨT GÃY CHUỖI CUNG ỨNG HÀNG HÓA CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

Một phần của tài liệu Thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)