Tình trạng tắc nghẽn tại các cảng container lớn nhất trên thế giới

Một phần của tài liệu Thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. (Trang 30 - 32)

2.1. Thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên chở bằng đường

2.1.1. Tình trạng tắc nghẽn tại các cảng container lớn nhất trên thế giới

Năm 2020, gần 2/3 sản lượng hàng container thông qua các cảng châu Á (65,3%), Châu Âu là khu vực xếp dỡ cảng container lớn thứ hai (14,4%), Bắc Mỹ (7,5%), Mỹ Latinh và Caribe (7,2%), Châu Phi (4,0%) và Châu Đại Dương (1,6%) chiếm tỷ trọng còn lại. Từ đầu năm 2020, khi đại dịch lần đầu tiên xảy ra, vận tải biển đã có nhiều thay đổi, sản lượng thơng qua cảng container tồn cầu giảm 1,2% xuống còn 815,6 triệu TEU (Drewry Maritime Research, 2021). Vào nửa cuối năm 2020, Bắc Mỹ và Châu Á được hưởng lợi từ sự phục hồi thương mại, nhưng sự bùng phát coronavirus cùng với các biện pháp phong tỏa ngăn chặn dịch bệnh Covid-19, các yếu tố khác đã làm cản trở lưu lượng hàng container qua các cảng Châu Âu và các khu vực khác. Năm 2020, hoạt động vận tải biển toàn cầu giảm khoảng 10% so với năm trước.

Năm 2021, đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh trở lại ở các quốc gia khiến nhà chức trách buộc phải phong toả nhiều khu vực, một số cảng biển và dịch vụ cảng biển cũng bị gián đoán, làm chậm tốc độ bốc dỡ hàng và đẩy chi phí gia tăng đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng. Giá cước vận tải biển liên tục tăng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt cho đến cuối năm 2021.

Vào tháng 3/2021, siêu tàu Ever Given trọng tải 220.000 DWT khởi hành từ Trung Quốc và đang trên đường hướng đến cảng Rotterdam (Hà Lan) bị mắc cạn chắn ngang kênh đào Suez - tuyến hàng hải quan trọng ngắn nhất nối giữa Châu Á và Châu Âu, đã khiến số tàu bị tắc nghẽn ở đây lên hơn 400 tàu từ ngày 23/3 đến 29/3, làm dịng hàng hóa trị giá 9,6 tỷ USD khơng lưu thông trong 6 ngày. Nhiều

20

hãng vận tải buộc phải chuyển hướng hành trình đi vịng qua mũi Hảo Vọng ở Châu Phi, quãng đường tăng thêm hơn 9.600 km, kéo dài lịch trình thêm hai tuần.

Cảng Rotterdam và Antwerp - cảng container hàng đầu của Châu Âu - cũng rơi vào tình trạng tắc nghẽn khi số lượng hàng container nhập vào nhiều hơn số lượng container xuất đi trong năm 2021. Ngày càng khó đặt chỗ cho hàng container xuất khẩu hơn khi mà các hãng vận tải trên khắp Châu Âu đang ưu tiên các container rỗng để chuyển các container này về Trung Quốc càng nhanh càng tốt.

Các cảng Bờ Tây nước Mỹ cũng bị tắc nghẽn nghiêm trọng, quá tải do hàng hoá nhập khẩu từ Châu Á tăng ồ ạt vào Quý I/2021 khi người dân tăng chi tiêu vì nhận được các khoản hỗ trợ tiêu dùng của chính phủ. Hai cảng Los Angeles và Long Beach bang California được xem là cửa ngõ nhập khẩu hàng hoá từ Châu Á vào Mỹ và tiếp nhận đến 40% tổng lượng hàng hóa container nhập khẩu vào nước này, đã hoạt động hết công suất và áp dụng lịch làm việc 24/7 để lưu thơng hàng hóa ra khỏi các tàu container đang tồn đọng, giải quyết tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Khoảng 800 công nhân (chiếm hơn 5% tổng số lao động làm việc tại hai cảng) đã bị nhiễm Covid-19 trong tháng 2 và tháng 3/2021, dẫn đến thiếu hụt nhân lực bốc dỡ hàng hoá (The Wall Street Journal, 2021). Tại cảng Los Angeles, thời gian chờ trung bình để được vào cảng bốc dỡ hàng hóa đã tăng từ mức 7,7 ngày lên 7,9 ngày giữa tháng 3/2021, cao gấp 3 lần so với tháng 11/2020 (Bloomberg, 2020). Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại nhiều cảng ở New York, Savannah, Georgia do nhu cầu vận chuyển tăng cao bất thường trong khi các cảng biển đều thiếu công nhân và phương tiện vận chuyển, lái xe phục vụ cho hoạt động xếp dỡ, giải phóng hàng hóa.

Một đợt bùng phát dịch Covid-19 ở miền Nam Trung Quốc tháng 5-6/2021 cùng với thời tiết mưa bão tại Trung Quốc vào tháng 7-8/2021 đã làm tắc nghẽn các cảng quan trọng, trở thành thách thức đối với chuỗi cung ứng toàn cầu khi gây ra tình trạng tồn đọng hàng hóa có thể mất nhiều tháng để giải quyết, làm trì hỗn các tàu container có lộ trình đến Mỹ và dẫn đến thiếu hụt hàng hóa trong mùa mua sắm cao điểm cuối năm.

21

Trước việc tăng đột biến các ca Covid-19 vào tháng 5/2021, chính quyền tỉnh Quảng Đơng, miền nam Trung Quốc - nơi có một số cảng container nhộn nhịp nhất thế giới - đã đình chỉ thương mại dọc theo bờ biển nhằm kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, khiến hàng chục tàu container bị nghẽn lại và lượng lớn hàng hoá trên các tuyến Châu Á - Bắc Mỹ bị dồn ứ. Cảng hàng hóa lớn thứ ba thế giới Yantian, nằm ở trung tâm xuất khẩu và công nghiệp Thâm Quyến với trung bình 36.000 container 20 feet được lưu chuyển mỗi ngày, đã đóng cửa gần 1 tháng sau khi một số công nhân bị dương tính. Cảng vẫn hoạt động dưới công suất khi mở cửa trở lại, khiến cho lượng container tồn đọng và lượng tàu chờ cập cảng dồn ứ rất lớn. Tình trạng tắc nghẽn ở Yantian tạo nên hiệu ứng domino tràn sang các cảng container tổng hợp lớn khác ở Quảng Đông, bao gồm Shekou, Chiwan và Nansha. Tháng 8/2021, cảng container thứ ba thế giới Ninh Ba-Chu San (Ningbo Zhoushan) thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đóng cửa một phần khi có cơng nhân nhiễm biến chủng Delta. Các cảng container ở Thượng Hải gần Ninh Ba cũng đang chứng kiến tình trạng tắc nghẽn tồi tệ nhất.

Thương mại toàn cầu trong năm 2021 bị xáo trộn, chuỗi cung ứng hàng hóa chun chở bằng đường biển tồn cầu càng dễ tổn thương hơn, tạo hiệu ứng đứt gãy domino trước các sự cố gián đoạn bất ngờ.

Một phần của tài liệu Thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)