Số lượng các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng hoạt động tạ

Một phần của tài liệu Thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. (Trang 64 - 70)

2.4. Hậu quả của đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá chuyên chở bằng đường

2.4.5. Số lượng các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng hoạt động tạ

Việt Nam giảm

Bảng 2.11: Thống kê số doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2019-2021

Số doanh nghiệp (DN) Năm 2019 Năm 2020 Năm 2020 so với năm 2019 (%) Năm 2021 Năm 2021 so với năm 2020 (%) DN đăng ký thành lập mới 138.139 134.940 97,7% 116.837 86,6%

- Nông, lâm nghiệp và

thủy sản 2.029 2.640 130,1% 1.999 75,7%

- Công nghiệp và xây

dựng 36.562 40.277 110,2% 31.249 77,6%

- Dịch vụ 99.548 92.023 92,4% 83.589 90,8%

DN quay trở lại hoạt

động39.421 44.096 111,9% 43.116 97,8%

- Nông, lâm nghiệp và

thủy sản 714 777 108,8% 536 69,0%

- Công nghiệp và xây

dựng 11.429 12.629 110,5% 11.381 90,1%

- Dịch vụ 27.278 30.690 112,5% 31.199 101,7%

DN tạm ngừng kinh

doanh có thời hạn28.731 46.592 162,2% 54.960 118,0%

- Nông, lâm nghiệp và

54

- Công nghiệp và xây

dựng 8.189 12.741 155,6% 15.013 117,8%

- Dịch vụ 20.139 33.271 165,2% 39.223 117,9%

DN hoàn tất thủ tục

giải thể16.840 17.464 103,7% 16.741 95,9%

- Nông, lâm nghiệp và

thủy sản 364 336 92,3% 407 121,1%

- Công nghiệp và xây

dựng 3.722 3.832 103,0% 4.101 107,0%

- Dịch vụ 12.754 13.296 104,2% 12.233 92,0%

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Dịch bệnh tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các DN, đặc biệt là những DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch. Sức chống chịu của các DN đuối dần do đợt dịch kéo dài. Số DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và hồn tất thủ tục giải thể tăng lên. Năm 2020, trung bình mỗi tháng có 14,9 nghìn DN thành lập mới và quay trở lại hoạt động và gần 8,5 nghìn DN rút lui khỏi thị trường. Số DN thành lập mới trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản đều có xu hướng tăng; ngược lại lĩnh vực dịch vụ giảm mạnh so với năm 2019. Những ngành nghề kinh doanh hàng hoá và dịch vụ thiết yếu đều tăng lên trong bối cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19, ngành nơng nghiệp phát triển mạnh và tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, ngành nghề xây dựng có chiều hướng gia tăng khi Chính phủ đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư cơng. Năm 2021, trung bình mỗi tháng có 13,3 nghìn DN thành lập mới và quay trở lại hoạt động và gần 10 nghìn DN rút lui khỏi thị trường. Điều này đồng nghĩa với có một số lượng lớn người lao động mất việc làm hoặc phải chuyển sang công việc khác. Đến khi các DN quay trở lại sản xuất thì bài tốn nan giải là việc thiếu nguồn cung lao động để khôi phục công suất và kịp thời đáp ứng các đơn hàng vào mùa cao điểm hoặc nhu cầu thị trường tăng.

Năm 2020, trước ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, mặc dù số lượng DN đăng ký thành lập giảm 2,3% so với năm 2019, nhưng số vốn đăng ký bình quân một DN tăng 32,3% đạt 16,6 tỷ đồng. Với kỳ vọng tình hình dịch bệnh sẽ

55

được kiểm soát, các DN đều cố gắng duy trì sản xuất, lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh năm tới.

Năm 2021, số lượng DN thành lập mới và tái gia nhập thị trường đã giảm mạnh khi làn sóng Covid-19 thứ tư bùng phát cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài, đặc biệt vào Quý III/2021. Phần lớn DN rút lui khỏi thị trường là các DN thành lập dưới 5 năm, quy mô vốn nhỏ, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ, chịu tác động liên tiếp từ những đợt bùng phát dịch bệnh.

Số lượng DN trở lại hoạt động năm 2020 có tín hiệu tích cực với 44.096 DN, tăng 11,9% so năm 2019, nhưng năm 2021 chỉ có 43.116 DN, giảm nhẹ 2,2%.

Lý do khiến DN phải tạm ngừng hoạt động trong bối cảnh dịch bùng phát (%)

(Nguồn: Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, Tháng 8/2021)

Đối với các DN dệt may:

Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh tới DN dệt may Việt Nam khi có tới 87,1% DN dệt may bị giảm đơn hàng; 53,5% DN dệt may bị khách hoãn hủy đơn; và 22,9% DN dệt may không xuất khẩu được (Đỗ Quỳnh Chi, 2020).

Năm 2021, kể từ khi thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg có 27,1% DN dệt may tạm ngừng hoạt động; 36,2% DN dệt may có khả năng duy trì hoạt động trên 6 tháng; 11,4% DN dệt may có khả năng duy trì hoạt động từ 3-6 tháng; 17,1% DN dệt may duy trì hoạt động từ 1-3 tháng; 8,1% DN dệt may có khả năng duy trì hoạt động dưới 1 tháng (Đỗ Quỳnh Chi, 9/2021).

56

Đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực vận tải, kho bãi:

Số DN vận tải kho bãi Năm 2019 Năm 2020 Tăng/giảm năm 2020 so với năm 2019 (%) Năm 2021 Tăng/giảm năm 2021 so với năm 2020 (%) DN đăng ký thành lập mới 5.753 5.566 -3,3% 6.056 8,8% DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn 1.721 2.647 53,8% 3.071 16,0% Tỷ lệ DN tạm ngừng kinh doanh/DN đăng ký thành lập mới

29,91% 47,56% 50,71%

DN hoàn tất thủ tục

giải thể 709 698 -1,6% 706 1,1%

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Năm 2020, số lượng DN vận tải kho bãi được thành lập mới giảm 3,3%, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng mạnh 53,8% so với năm 2019. Nhiều DN logistics vừa và nhỏ nằm bên bờ vực phá sản. Năm 2021, mặc dù số lượng DN thành lập mới tăng nhẹ 8,8% so với năm 2020 nhưng tỷ lệ DN tạm ngừng kinh doanh so với DN thành lập mới cũng tăng cao hơn.

Hình 2.1. Mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với các DN Logistics

57

Năm 2020 có khoảng 15% DN bị giảm 50% doanh thu so với năm 2019 và hơn 50% DN giảm số lượng dịch vụ logistics trong nước và quốc tế từ 10% - 30% so với cùng kỳ năm ngoái (VLA, 2020).

Biểu đồ 2.4: DN vận tải kho bãi hoạt động tại Việt Nam năm 2019 - 2021

(Nguồn: Tính tốn từ số liệu khảo sát DN của Tổng cục Thống kê)

Quy mô vốn của các DN lĩnh vực vận tải, kho bãi so với tổng số DN cả nước vẫn còn khá khiêm tốn khi năm 2021, số DN đăng ký thành lập mới là 6.056 DN, chiếm tỷ trọng khoảng 5,18%, với số vốn là 50.099 tỷ đồng, chiếm 3,11% và số lao động là 31.970 người, chiếm 3,74% so với tổng số DN cả nước.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, số vốn đăng ký của DN vận tải, kho bãi thành lập mới năm 2020 giảm mạnh 53,5% và năm 2021 giảm 35,7% so với năm 2019. Số lao động trong ngành cũng giảm so với giai đoạn trước đại dịch khi năm 2020 giảm 14,8% và năm 2021 giảm 20,7% so với năm 2019.

5,753 5,566 6,056 77,969 36,264 50,099 40,311 34,347 31,970 - 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000

Năm 2019Năm 2020Năm 2021

Doanh nghiệp vận tải kho bãi hoạt động tại Việt Nam năm 2019-2021

58

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ ĐỨT GÃY CHUỖI CUNG ỨNG HÀNG HÓA CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

Kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện và bùng phát vào năm 2020 đến nay đã ảnh hưởng lớn đến vận tải container toàn cầu, gây ra hiện tượng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển, làm gián đoạn hoạt động thương mại toàn cầu. Các mắt xích đang vận hành liên hoàn bị đứt gãy, cân bằng cung – cầu hàng hóa và vỏ container rỗng, sản xuất và phân phối, tồn kho, logistics vận tải biển và cảng đã rơi vào tình trạng mất ổn định và xáo trộn, tác động lên toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu. Tác động đã được thể hiện rõ trên toàn thế giới và ngành vận tải biển như: tắc nghẽn tại các cảng, thiếu nhân lực do bị nhiễm bệnh, đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa nội địa cũng như chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế, tốc độ hoạt động luân chuyển container kém hiệu quả. Ngoài ra, việc hủy nhiều chuyến bay chở hành khách đã gây áp lực lên ngành tải biển trong việc xử lý các hàng hố vốn được vận chuyển bằng đường hàng khơng.

Covid-19 đã làm cho hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa bị ngưng trệ, phần lớn container khi chuyển sang Châu Âu và Bắc Mỹ và bị kẹt lại tại đây. Điều này dẫn tới các cảng biển giảm khả năng xử lý hàng hóa, chuỗi cung ứng hàng hố bị gián đoạn, cán cân thương mại của một số quốc gia bị mất cân bằng, và đặc biệt, làm xuất hiện tình trạng đầu cơ trong lĩnh vực cho thuê container, trong khi chi phí sản xuất container mới vẫn cịn cao.

Việt Nam cũng được thế giới nhìn nhận có nhiều cơ hội để phát triển và hạn chế đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá khi đã tiến hành các biện pháp hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, ổn định kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Các cơ quan quản lý cũng như các chuyên gia kinh tế đã đưa ra rất nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, đưa ra nhiều kịch bản phụ thuộc vào tiến độ phủ tiêm vắcxin và tình hình diễn biến dịch bệnh. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ đưa ra một số khuyến nghị để giảm mức độ đứt

59

gãy chuỗi cung ứng hàng hoá chuyên chở bằng đường biển của Việt Nam do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)