2.1. Thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên chở bằng đường
2.2.4. Đứt gãy nguồn cung nhân lực
Cảng Tân cảng Cát Lái (TCCL) rơi vào tình trạng thiếu nhân lực cho dây chuyền sản xuất tại cảng. Để duy trì hoạt động liên tục cho TCCL, lượng nhân sự cần thiết khoảng 500 người/ngày với 03 ca sản xuất (nhân viên cảng vụ, lái cẩu bờ, lái cẩu bãi, lái xe nâng, lái xe đầu kéo, xếp dỡ tàu, hoa tiêu, lai dắt,…) chưa kể các lực lượng chức năng của cơ quan hải quan, biên phòng, hãng tàu, các cơ quan quản lý nhà nước,… Do tác động của đại dịch Covid-19 (các trường hợp bị F0, F1, cách ly, phong toả trong các khu vực, quy định hạn chế đi lại, …), lực lượng lao động của cảng TCCL bị thiếu hụt 50% chỉ cịn 250 người/ngày, nhất là cơng nhân xếp dỡ tàu (trong các tuần của tháng 7/2021 đã có hiện tượng nhiều tàu phải chờ do thiếu công nhân hoặc chờ cho công nhân nghỉ, phục hồi sức lao động do phải làm việc liên tục). Do đặc điểm sản xuất của cảng là phân tán địa điểm ở ngoài trời (trên cầu tàu, bãi hàng, trên các phương tiện cơ giới,…) nên mơ hình 03 tại chỗ ít hiệu quả. Việc tập trung lực lượng lao động sinh hoạt cùng một địa điểm lại làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Do vậy, năng suất bốc dỡ, giải phóng tàu ở cảng TCCL cũng bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, dưới tác động của đại dịch, một bộ phận không nhỏ người lao động đã rời bỏ khu công nghiệp ở các tỉnh thành lớn trở về quê hương tránh dịch và
34
khả năng sẽ chỉ quay trở lại sau dịp Tết nguyên đán. Cơ hội việc làm tại các vùng q khơng cịn quá khó khăn, người lao động có thêm lựa chọn làm việc tại quê nhà, tạo ra quá trình tái phân bổ lao động giữa các khu vực sản xuất. Các lao động mới cần thêm thời gian đào tạo và làm quen với hoạt động sản xuất. Ngoài ra, việc đi lại, di chuyển giữa các địa phương cũng gặp khó khăn do phong tỏa, giãn cách xã hội.