2.1. Thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên chở bằng đường
2.2.2. Đứt gãy khâu logistics, lưu trữ hàng hoá xuất khẩu
Ngành thủy sản nằm trong 10 nhóm hàng có trị giá xuất khẩu lớn nhất năm
2020 – 2021, đã hình thành chuỗi cung ứng từ khâu đầu vào của q trình là khai
thác, ni trồng (giống, thức ăn, hóa chất), logistics nghề cá; đến khâu sản xuất, thu mua; khâu chế biến, đóng gói; khâu đầu ra thương mại xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm; và khâu bảo tồn nguồn lợi thủy sản. Ngành này có đặc thù là vùng ni và
nhà máy chế biến cách xa nhau, gặp nhiều trở ngại trong quá trình vận chuyển vật tư
nơng nghiệp, chăm sóc và thu hoạch khi phải thực hiện giãn cách.
Đại dịch diễn biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất, xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Nuôi trồng và khai thác thủy sản đều bị ảnh hưởng. Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại đồng bằng sơng Cửu Long diễn biến phức tạp, giá thức ăn, cước phí vận chuyển quốc tế, giá nhiên liệu tăng cao kỷ lục. Giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5/2020, sản phẩm nuôi như tôm và cá tra Việt Nam không xuất khẩu được, hệ thống kho lạnh không đủ sức chứa đáp ứng lượng tồn kho cao đẩy giá thuê kho lạnh tăng lên. Doanh nghiệp thu mua, chế biến, dịch vụ cung cấp vật tư đầu vào phải tạm ngừng hoạt động nên hộ nuôi trồng thuỷ sản rơi vào tâm lý e ngại và đã giảm hoạt động thả nuôi.
Ngành nông sản là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng chi phí logistics lại chiếm tỷ trọng khá cao trong giá thành. Chuỗi cung ứng ngành nông sản bắt đầu từ khâu sản xuất (nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp) đến khâu thu mua, sơ chế, chế biến, bao bì, đóng gói, vận chuyển, kho bãi, thủ tục hải quan xuất
31
khẩu và khâu phân phối, tiêu thụ. Đây là ngành hàng có tính mùa vụ, chu kỳ sử dụng ngắn, dễ hư hỏng, chất lượng không đồng nhất, bị phụ thuộc vào nhiệt độ, vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm địi hỏi khâu bảo quản, lưu trữ tốt mới duy trì được giá trị. Yếu tố thời gian và chi phí logistics đóng vai trị quyết định trong việc nâng cao năng lực chuỗi cung ứng hàng hóa nơng sản xuất nhập khẩu (Nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế Quốc dân, 2021).
Đại dịch Covid-19 khiến chuỗi cung ứng ngành nông sản bị đứt gãy ở khâu phân phối, hàng hố bị ứ đọng và hư hỏng. Người nơng dân, hợp tác xã và doanh nghiệp không kịp tiêu thụ và xuất khẩu hàng hoá, bị thiệt hại nặng nề.
Khan hiếm vỏ container rỗng chứa hàng hóa xuất khẩu
Covid-19 tác động mạnh mẽ tới sự dịch chuyển dịng container trên tồn cầu, các cảng container lớn trên thế giới trải qua tình trạng mất cân bằng cung cầu về container từng giai đoạn, làm tăng thời gian quay vịng container, có thời kỳ thiếu hụt container xuất đi và có thời kỳ container lưu tại cảng hoặc bãi container trong thời gian dài, gây ra tình trạng quá tải. Mất cân bằng cung và cầu đối với các vỏ container rỗng càng trở nên trầm trọng hơn do các vỏ container rỗng bị đặt ở những nơi không cần thiết và việc định vị lại vị trí các container rỗng chưa được lên kế hoạch. Thời gian lưu trú của container tại các cảng tăng lên và các container rỗng không thể quay trở lại nơi cần thiết (UNCTAD, 2020a). Vịng quay trung bình của container trước đây từ 60 ngày nay đã lên 100 ngày (Hải quan online, 2021).
Việt Nam cũng rơi vào tình trạng thiếu vỏ container rỗng để đóng hàng hố xuất khẩu và bảo quản hàng hoá lưu kho. Hiện nay, các container hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam đều phải được gom về một số cảng trung chuyển quốc tế trong nước và khu vực Đông Nam Á để chuyên chở trên các tàu mẹ tới các cảng tại khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ. Việt Nam chưa mở được các tuyến vận tải container kết nối trực tiếp đến các cảng ngồi khu vực Đơng Nam Á.
Từ cuối năm 2020, hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại Việt Nam đối mặt với tình trạng khan hiếm vỏ container rỗng, đặc biệt vào thời điểm tháng 5 và tháng 9/2020 (VLA, 2021). Tình trạng các DN xuất khẩu hàng hố sang các
32
thị trường lớn như Châu Âu, Châu Mỹ chật vật tìm thuê vỏ container rỗng và tàu vận chuyển kéo dài đến tận Quý II/2021. Số chuyến tàu ghé cảng Việt Nam giảm, lượng vỏ container luân chuyển về Việt Nam cũng giảm, trong khi lượng hàng xuất khẩu tăng cao hơn so với lượng hàng nhập khẩu về khiến các doanh nghiệp phải chờ nguồn container quay về bãi chứa tại cảng vì khơng đủ đáp ứng cho nhu cầu tăng cao.