Quyền lực thị trường thuộc về các hãng tàu nước ngoài

Một phần của tài liệu Thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. (Trang 52 - 54)

2.3. Nguyên nhân dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá chuyên chở

2.3.4. Quyền lực thị trường thuộc về các hãng tàu nước ngoài

Hiện có khoảng hơn 40 hãng tàu container quốc tế có mặt tại Việt Nam trong đó phải kể tên một số hãng tàu lớn như MSC (Thuỵ Sĩ - Ý), Maersk Lines (Đan Mạch), CMA-CGM Group (Pháp), Hapag-Lloyd (Đức), OOCL (Hong kong), ONE (Nhật Bản), Evergreen (Đài Loan), HMM (Hàn Quốc), Yangming (Đài Loan). Các hãng tàu này hoạt động dưới ba hình thức chính là Cơng ty Việt Nam làm đại lý, công ty liên doanh, cơng ty 100% vốn nước ngồi.

Hiện nay, hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào khả năng vận chuyển các hãng tàu nước ngoài (đảm nhận tới 99% lượng hàng container đi và đến Việt Nam). Giá cước vận tải tăng lên, các hãng tàu nước ngoài chiếm thị phần vận chuyển lớn ln có ưu thế trong việc đàm phán giá với doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ, Úc,… Các hãng này dễ lạm dụng vị trí để tăng giá, doanh nghiệp Việt Nam buộc phải chấp nhận các

42

điều kiện và chi phí do hãng tàu nước ngồi đưa ra, khi đó, cơ quan quản lý nhà nước khó có thể điều hành và can thiệp vào.

Thông qua liên minh hãng tàu, các hãng tàu ngoại có thể chủ động khơng cho tàu chạy để tạo sự khan hiếm giả. Mặt khác, các hãng tàu hiện đang tự quyết định giá cước, giá dịch vụ cảng biển, các mức phụ thu ngồi giá cước mà khơng đăng ký kê khai với cơ quan có thẩm quyền hoặc kê khai khơng đúng dẫn đến không phản ánh đúng giá thực tế thị trường. Các hãng tàu đều thực hiện việc niêm yết giá cước trên website trong các lần thay đổi giá cước, tuy nhiên, trên website của hãng tàu lại không thể hiện thời gian niêm yết, nên không thể biết chính xác việc các doanh nghiệp này có thực hiện đúng quy định là niêm yết trước 15 ngày mỗi khi thay đổi giá cước hay khơng. Nhiều hãng tàu cịn sẵn sàng tự huỷ đặt chỗ của khách hàng nếu như có khách hàng khác trả giá cước cao hơn. Ngoài ra, hãng tàu ngoại thu thêm phí mất cân bằng vỏ container là một loại phụ phí cước vận tải biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn vỏ container rỗng từ nơi thừa sang nơi thiếu, áp dụng tại tất cả các thời điểm trong năm, trong khi chỉ được áp dụng vào mùa cao điểm, khi hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đi nhiều nhất.

43

Bảng 2.6: Bảng tổng hợp phụ thu ngoài giá với hàng xuất mà hãng tàu nước ngoài áp dụng tại Việt Nam

STT Các loại phụ thu Đơn vị Mức thu

(USD) Các hãng tàu thu

1 Giá dịch vụ THC USD/cont20 USD/cont40 100-120 150-170 9/9 hãng thu gồm: CMA-CGM, Evergreen, Hapag-Lloyd, HMM, Maersk Line, ONE, Yangming, MSC, OOCL 2 Phụ thu seal (kẹp chì) USD/cont 5-7 7/9 hãng thu gồm: CMA-CGM, Evergreen, Hapag-Lloyd, HMM, Yangming, MSC, OOCL 3 Phụ thu chứng từ USD/cont 30-35 9/9 hãng thu gồm: CMA-CGM, Evergreen, Hapag-Lloyd, HMM, Maersk Line, ONE, Yangming, MSC, OOCL

4 Bảo trì container USD/cont 1/9 hãng thu là Hapag- Lloyd

5

Khai hải quan đối với hàng xuất đi Châu Âu, Châu Mỹ

USD/cont 30-50

Thu khi có phát sinh chi phí liên quan đến khai báo hải quan gồm: Hapag- Lloyd, Yangming

6 Phụ thu khai báo tải

trọng hàng hoá USD/cont 30-50 2/9 hãng thu gồm One, HMM 7 Dịch vụ hàng xuất/

hàng nhập Maersk Line

8 Phụ thu xăng dầu Maersk Line

(Nguồn: Cục hàng hải Việt Nam)

Một phần của tài liệu Thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)