Về phía doanh nghiệp sản xuất:
Đứt gãy khâu cung ứng nguyên vật liệu, phụ liệu nhập khẩu cho thấy các doanh nghiệp Việt không thể mãi phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc. Với chi phí nhân công thấp, sự gần gũi về mặt địa lý cũng như mạng lưới cung ứng với Trung Quốc và các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có nhiều lợi thế duy trì khả năng cạnh tranh và kết nối với các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Việc thực hiện giãn cách xã hội do đại dịch đã làm ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng sản xuất – chế biến – tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Vì vậy, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau:
+ Chủ động tính tốn, mua lượng lớn nguyên vật liệu nhập khẩu để dự trữ tồn kho cho sản xuất, giảm bớt rủi ro khi nguồn cung khan hiếm.
+ Chủ động tìm kiếm, thu mua nguyên liệu trong nước đồng thời phát triển, xây dựng các nguồn nguyên vật liệu thay thế, song song với việc liên kết sâu hơn với các nhà cung cấp nội địa hình thành các chuỗi cung ứng mới.
+ Tận dụng thời gian giãn cách để nghiên cứu và phát triển các loại nguyên vật liệu mới, có thể thay thế được và nguồn dễ tìm kiếm.
+ Doanh nghiệp thuỷ sản cần duy trì việc thả ni con giống để tránh đứt gãy chuỗi sản xuất tiêu thụ.
+ Các doanh nghiệp lớn đóng vai trị thu gom dự trữ một số loại vật liệu Việt Nam có lợi thế như cao su, gạo… dựa theo gói hỗ trợ của Chính Phủ, vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa giúp cho lợi thế cạnh tranh của Việt Nam được duy trì bền vững.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần thích ứng với tình hình mới bằng cách ứng dụng cơng nghệ thông tin, chuyển đổi số và mở rộng kênh kinh doanh trực
60
tuyến trên nền tảng thương mại điện tử nhằm tránh đứt gãy thông tin và giao tiếp với khác hàng, từ đó đo lường được nhu cầu tiêu dùng, đánh giá để tính toán lượng hàng tồn kho nguyên vật liệu cho sản xuất một cách hợp lý.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần tăng cường đào tạo kỹ năng cho người lao động, tự nâng cao năng lực và kiến thức để sản xuất hàng hóa có giá trị cao, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu khi Việt Nam là điểm đến cho các Tập đoàn thế giới đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Về phía Chính phủ và các cơ quan quản lý:
- Hỗ trợ sản xuất nguyên vật liệu trong nước bằng cách:
+ Cấp quỹ giống cho cây và con giống nhằm tái tạo chu kỳ kinh doanh mới cho cả chuỗi ngắn và chuỗi dài trong tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
+ Hỗ trợ nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi tạo cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu chủ lực có thể tái sản xuất hàng hoá.
+ Tạo cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước, từ đó hình thành các chuỗi cung ứng nội địa, chuỗi liên kết ngắn để giảm dần sự phụ thuộc nguồn cung nước ngoài.
+ Linh hoạt trong cách điều hành, chuyển đổi để hỗ trợ tiêu thụ nông lâm, thủy sản.
+ Đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số và thương mại điện tử.
- Hỗ trợ giải phóng các container nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước:
Đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều nhà máy, doanh nghiệp xuất nhập khẩu
phải dừng hoạt động theo yêu cầu của chính quyền các địa phương đang thực hiện
giãn cách xã hội. Các doanh nghiệp đều phải cắt giảm sản lượng. Việc hạn chế lưu thông đã gây khó khăn cho tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp mất nhiều thời gian và chi phí hơn để làm các thủ tục vận chuyển hàng hố dẫn đến khơng thể giao hàng đúng thời hạn. Tình trạng này dẫn
61
đến việc các doanh nghiệp dừng hoạt động không thể tiếp nhận các container nguyên liệu nhập khẩu, container bị lưu lại cảng nhiều gây ùn tắc tại cảng.
- Chính phủ cần thực hiện pháp cấp thiết trước mắt là cấp “luồng xanh” nhanh chóng cho hàng hố lưu thông, đồng thời đẩy mạnh tốc độ tiêm phủ rộng vắcxin cho người lao động.
Về dài hạn, Chính phủ cần ban hành các chính sách gia hạn thời gian nộp thuế hoặc miễn giảm thuế, phí, tiền thuê đất, tạo cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ, tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp phục hồi và phát triển trong đại dịch, đặc biệt là những doanh nghiệp có ảnh hưởng lan tỏa lớn đến các doanh nghiệp và các khu vực khác của nền kinh tế, các doanh nghiệp hạt nhân của các chuỗi cung ứng nhằm tạo điều kiện để tạo cầu lao động, hỗ trợ an sinh xã hội (thông qua doanh nghiệp), đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động.