2.4. Hậu quả của đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá chuyên chở bằng đường
2.4.4. Khối lượng hàng container qua cảng biển Việt Nam biến động
Năm 2020: Sản lượng hàng hóa thơng qua hệ thống cảng biển Việt Nam trong Quý II/2020 ghi nhận ở mức thấp do ảnh hưởng bởi đợt giãn cách toàn xã hội. Từ tháng 7 – tháng 12/2020, xuất khẩu của Việt Nam đã dần phục hồi và tăng trưởng bền vững khi các hiệp định thương mại (CPTPP, EVFTA, RCEP) có hiệu lực, nhờ sự chuyển dịch chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng sang Việt Nam trong 1-2 năm qua đã phát huy hiệu quả. Tổng sản lượng hàng hóa quốc tế qua các cảng biển Việt Nam tăng 5% so với năm 2019 về giá trị thương mại cho thấy Việt Nam được hưởng lợi từ chuỗi sản xuất, ít chịu ảnh hưởng bởi Covid-19 hơn nhiều nước xuất khẩu khác.
Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng trong sản lượng hàng hóa container qua cảng biển Việt Nam năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020
(Nguồn: Tính tốn từ số liệu Cục hàng hải Việt Nam)
Quý IV hàng nằm luôn là mùa cao điểm truyền thống của các tuyến vận tải biển ở châu Á khi nhu cầu hàng hóa tăng cao phục vụ Tết nguyên đán. Thời điểm cuối năm 2020 và đầu năm 2021 là lúc cao điểm xuất khẩu, ngoài ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tình trạng thiếu chỗ trên tàu và thiếu container rỗng tác động đến sản lượng hàng xuất khẩu bằng đường biển của Việt Nam.
Năm 2021: Việt Nam liên tục xuất siêu trong giai đoạn từ năm 2016 - 2021, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa duy trì ở mức cao, chủ yếu cạnh tranh về số
27.2% 21.9% 3.7% 37.2% 32.7% 33.6% 7.9% -12.1% -15.3% -15.8% -14.3% 0.1% -20.0% -10.0% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0%
Tăng trưởng trong sản lượng hàng hóa container qua cảng biển Việt Nam so với cùng kỳ
52
lượng và giá cả nên lượng container về cảng so với lượng container xuất đi không cân bằng. Việc thiếu container xảy ra với hàng hóa xuất đi thị trường Châu Âu và Mỹ - nơi mà việc vận chuyển phụ thuộc vào các hãng tàu nước ngồi. Đối với lơ hàng xuất đi thị trường khu vực châu Á không xảy ra tình trạng thiếu container vì các hãng tàu Việt Nam đáp ứng được. Tuy nhiên, sản lượng hàng hóa thơng qua cảng biển tăng trưởng tích cực trong 6 tháng đầu năm 2021, đặc biệt sản lượng hàng container ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất trong vài năm qua dù vẫn chịu áp lực khơng nhỏ từ tình trạng thiếu container. Điều này được lý giải bởi việc các hãng tàu vẫn điều chuyển vỏ container rỗng từ thị trường khác về Việt Nam để phục vụ đóng hàng xuất khẩu thay vì dồn container sang vận chuyển hàng hóa tại Trung Quốc. Tháng 2/2021 là thời điểm nghỉ Tết nguyên đán nên lượng hàng xuất khẩu cũng giảm đi, sang tháng 3/2021, việc tìm kiếm container rỗng để đóng hàng xuất khẩu đã dễ hơn trước. Ảnh hưởng đến sản lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam trong 06 tháng đầu năm 2021 vì thế cũng chưa lớn.
Từ tháng 7 – tháng 11/2021, đà tăng trưởng của sản lượng hàng container bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt tại các cảng phía Nam, giá cước vận tải biển tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng mạnh. Riêng khối lượng hàng container qua các khu vực cảng biển nước sâu năm 2021 lại tăng cao so với năm 2020 như khu vực cảng Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 12% từ 7,5 triệu TEU lên 8,4 triệu TEU, khu vực Hải Phòng tăng 11% từ 5,2 triệu TEU lên 5,8 triệu TEU.
Nguyên nhân sản lượng hàng container qua cảng bị giảm mạnh so với cùng kỳ là do ảnh hưởng nặng của dịch bệnh kéo dài, đồng thời, các tỉnh phía Nam thực hiện nghiêm ngặt việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh hoặc bị phong tỏa do có ca nhiễm dù đã thực hiện phương thức sản xuất 3 tại chỗ. Điều này dẫn đến lưu lượng vận chuyển hàng hóa nói chung và trên đường biển nói riêng giảm mạnh. Dịch bệnh trong tháng 10 dần được kiểm soát, các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động sản xuất kinh doang từng bước được khôi phục trong trạng thái bình thường mới dẫn đến sản lượng hàng container tăng nhẹ trong tháng 12/2021.
53
Năm 2022: khối lượng hàng container thông qua cảng biển trong 01 tháng đầu năm 2022 là 2,17 triệu TEU, trong đó hàng xuất khẩu chỉ đạt 704.000 TEU, giảm 4%, hàng nhập khẩu đạt 771.000 TEU, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy, số lượng container nhập về nhiều hơn so với số lượng container xuất đi khoảng 10%, ngoài ra số container rỗng vẫn còn tồn rất lớn tại các khu vực cảng quan trọng của Việt Nam. Hàng xuất khẩu của Việt Nam khơng rơi vào tình trạng thiếu vỏ container rỗng nhưng phải đối mặt với giá cước vận tải tăng lên cùng với đà tăng của giá dầu thế giới và tình trạng kẹt cảng ở Mỹ.