2.3. Nguyên nhân dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá chuyên chở
2.3.1. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 đã tạo ra cú sốc về nguồn cung nguyên vật liệu và cú sốc
nhu cầu về hàng hóa. Bắt đầu từ Trung Quốc, cơng xưởng sản xuất của thế giới với
chính sách zero-covid áp đặt các biện pháp phong toả nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn sự lây lan, bùng phát các đợt dịch mới, đã tạo ra cú sốc về nguồn cung nguyên vật liệu và nhu cầu về hàng hóa trên thị trường tồn cầu.
Việt Nam trải qua 4 đợt bùng phát dịch Covid-19 với các biện pháp ứng phó khác nhau để ngăn cản sự lây lan của dịch bệnh đã tác động khác nhau lên chuỗi cung ứng hàng hoá, dẫn tới đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa:
- Đợt dịch thứ 1 (từ ngày 23/1/2020 đến 24/7/2020): ghi nhận 415 ca nhiễm (309 F0 trong nước và 106 F0 nhập cảnh), khơng có ca tử vong. Việt Nam áp dụng các biện pháp ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập, cách ly tập trung, khoanh vùng dập dịch, truy vết các trường hợp có nguy cơ mắc bệnh.
35
Giai đoạn này sản xuất và thương mại thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Nhiều quốc gia đã ban hành lệnh cấm, lệnh phong tỏa khiến xu hướng của thị trường tiêu dùng thế giới thay đổi, người tiêu dùng hạn chế ra ngoài, tăng mua sắm qua kênh thương mại điện tử, thắt chặt chi tiêu hơn. Nhu cầu tiêu thụ trong phân khúc hàng may mặc, giày dép, điện thoại, thiết bị điện tử, dịch vụ thực phẩm giảm mạnh do nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường lớn của Việt Nam như: Mỹ, EU, Nhật Bản,… giảm đáng kể. Để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, các quốc gia đóng cửa biên giới, các đơn hàng lớn cũng bị trì hỗn. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm điện thoại và linh kiện, dệt may, giày dép, thuỷ sản, nông sản (rau quả, cao su, hạt tiêu) chịu tác động kép khi vừa cải thiện được khâu nguyên vật liệu đầu vào khi Trung Quốc khống chế được dịch bệnh, khôi phục lại nguồn cung thì lại vướng mắc ngay tại thị trường tiêu thụ đầu ra khi dịch bệnh lan rộng và bùng phát ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Các doanh nghiệp Việt Nam không xuất khẩu được hàng hoá, lượng tồn kho tăng, hệ thống kho bảo quản hoặc kho lạnh ở Việt Nam khơng đủ để lưu trữ, chi phí th kho cao.
- Đợt dịch thứ 2 (từ ngày 25/7/2020 đến 27/1/2021): ghi nhận 1.136 ca nhiễm (554 F0 trong nước và 582 F0 nhập cảnh), 35 bệnh nhân tử vong do bệnh lý nền nặng. Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội có chọn lọc theo các khu vực nguy cơ tại một số địa phương, yêu cầu cách ly tập trung bắt buộc với các trường hợp F1.
Từ tháng 7/2020, xuất khẩu Việt Nam bắt đầu hồi phục và tăng. Đến quý IV/2020, dù nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn vẫn tốt nhưng hàng hoá xuất khẩu đối mặt với tình trạng thiếu container rỗng và cước phí vận tải tăng khiến hoạt động xuất khẩu bị đình trệ và sụt giảm.
- Đợt dịch thứ 3 (từ ngày 28/1/2021 đến 26/4/2021): ghi nhận 1.301 ca nhiễm (910 F0 trong nước và 391 F0 nhập cảnh), khơng có ca tử vong. Việt Nam áp dụng chiến lược truy vết thần tốc, khoanh vùng nhanh, lấy mẫu xét nghiệm rộng, phong tỏa hẹp để hạn chế tối đa tác động đến đời sống, an sinh xã hội của người dân.
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): dịch lan ra toàn quốc, số ca tử vong tăng nhanh.
36
Từ 0 giờ ngày 31/5/2021, TP.HCM bắt đầu áp dụng Chỉ thị 15 trên toàn thành phố và Chỉ thị 16 tại quận Gò Vấp, phường Thạnh Lộc (quận 12). Ngày 19/6/2021, UBND TP. HCM đã ban hành riêng Chỉ thị 10 về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố. Tình dịch vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, từ ngày 09/7/2021, UBND TP.HCM quyết định giãn cách toàn xã hội theo Chỉ thị 16. Từ ngày 1/10/2021, TP.HCM chuyển sang trạng thái “bình thường mới”, nới lỏng giãn cách xã hội với nhiều hoạt động, dịch vụ được mở cửa trở lại. Đợt bùng phát này cho thấy các biện pháp phong tỏa ở mức độ cao nhằm cắt đứt hồn tồn nguồn bệnh là khơng hiệu quả đối với các biến thể lây lan nhanh, thiệt hại kinh tế là quá lớn. Các chính sách đưa ra như cấp giấy đi đường cho tài xế, quy định xe luồng xanh, các nhóm hàng vận tải,… có quá nhiều bất cập. Việc điều hành giữa các địa phương thiếu nhất quán ảnh hưởng tới vận tải liên tỉnh. Ngày 11/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời chuyển hướng chiến lược phòng chống dịch sang “thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch Covid-19”, nới lỏng các quy định giãn cách. Việc triển khai kịp thời Nghị quyết số 128/NQ-CP đã góp phần quan trọng khôi phục sản xuất, thúc đẩy thị trường khi trước đó các DN phải thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian rất dài. Mức độ phục hồi kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của Chính phủ trong việc ngăn chặn virus, khả năng tận dụng sự phục hồi hoạt động kinh tế thương mại tồn cầu cũng như việc cung cấp các gói kích thích đầu tư và tiêu dùng.
Nhiều nhà máy phải tạm dừng một phần hoặc toàn bộ sản xuất, đơn hàng
không thực hiện được, xuất khẩu năm 2021 sụt giảm so với cùng kỳ năm 2020. Doanh nghiệp cịn duy trì hoạt động thì cắt giảm sản lượng do phải giảm số lao động để thực hiện giãn cách, đồng thời phát sinh nhiều chi phí do đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu, chi phí phịng chống Covid-19 (xét nghiệm, tiêm chủng, chi phí ăn, ở thực hiện 3 tại chỗ cho người lao động), cùng với chi phí nhiên liệu và giá nguyên vật liệu, phụ liệu nhập khẩu tăng cao. Do kiểm sốt dịch bệnh khơng thành công trong đợt dịch này, một phần đơn hàng của Châu Âu tạm chuyển hướng
37
khỏi Việt Nam. Đợt dịch này khơng có tác động nhiều đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Tác động đến kim ngạch nhập khẩu hàng hoá
Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2020 đạt 262,4 tỷ USD (tăng 3,6% so với năm 2019) và năm 2021 đạt 332,23 tỷ USD (tăng 26,5% so với năm 2020). Tuy nhiên, nhập khẩu tập trung chủ yếu ở nhóm hàng cần thiết phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu, gồm máy móc thiết bị, linh kiện, nguyên nhiên vật liệu, trong khi nhập khẩu cho tiêu dùng đã giảm đáng kể.