Tình trạng khan hiếm vỏ container rỗng và thiếu tàu container

Một phần của tài liệu Thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. (Trang 32 - 34)

2.1. Thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển

2.1.2. Tình trạng khan hiếm vỏ container rỗng và thiếu tàu container

Tháng 1/2020, thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc áp lệnh phong tỏa do bùng phát dịch bệnh, lưu thơng hàng hóa bị gián đoạn do Covid-19 đã làm giảm nhu cầu vận chuyển container từ một số nhà máy sản xuất của Trung Quốc.

Tháng 2/2020, hàng loạt các nhà máy tạm đóng cửa, các mạng lưới cảng và logistics tạm dừng hoạt động. Khi nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, các hãng tàu - vừa cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa và cung cấp ln container cho khách hàng - đã hủy bỏ nhiều tuyến vận chuyển giữa châu Á và Bắc Mỹ, tức là cắt giảm số lượng chuyến tàu dẫn đến nhiều container rỗng không được thu hồi. Các chủ hàng châu Á không thể lấy các container rỗng từ Bắc Mỹ về.

Từ tháng 3/2020, lượng hàng hóa trên tuyến thương mại Đơng - Tây, chủ yếu là từ Châu Á đến Châu Âu và Bắc Mỹ vốn bị trì hỗn lâu ngày do phong tỏa, bắt đầu vận chuyển trở lại. Châu Á là nơi đầu tiên bị ảnh hưởng bởi đại dịch, cũng là nơi đầu tiên phục hồi, nhu cầu về container trở nên căng thẳng khi lượng hàng hóa xuất khẩu từ châu Á tăng vọt. Trong khi Trung Quốc nối lại xuất khẩu sớm hơn so với phần còn lại của thế giới thì các quốc gia khác ở Châu Âu, Trung Đông và Bắc Mỹ đang phải đang chịu ảnh hưởng lớn do sụt giảm lao động, sản xuất cầm chừng bởi Covid-19 lan rộng. Các đường biên giới Châu Âu bị đóng cửa, ngành vận tải biển cũng rơi vào tình trạng bất ổn. Gần như tất cả các container còn lại ở châu Á đều được chuyển đến Châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng những container đó đã khơng quay trở lại châu Á với số lượng cần thiết.

Tháng 4/2020, sự bùng phát đại dịch bên ngoài Trung Quốc làm các khu vực lớn của thế giới (đặc biệt là Châu Âu, Bắc Mỹ) đóng cửa và hạn chế hoạt động kinh tế, tác động đến nhu cầu của người tiêu dùng và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Các cảng biển, trước đây đóng vai trị là trung gian luân chuyển hàng hóa, nay bất đắc dĩ trở thành các kho hàng khổng lồ khi mà các container không thể vận chuyển liên tục giữa các khu vực lớn của thế giới mặc dù đã hoạt động hết công suất. Khi nhu cầu người tiêu dùng Mỹ tăng trở lại, các nhà xuất khẩu ở Trung Quốc phải chờ đợi rất lâu mới thu hồi được hàng nghìn container bị mắc kẹt ở Mỹ để tiếp tục vận chuyển hàng hóa.

Sau một thời gian sụt giảm vì đại dịch trong năm 2020, nhu cầu tiêu dùng trên toàn cầu tăng mạnh trở lại năm 2021 và các công ty bắt đầu tăng tồn kho và bổ sung hàng hoá, dẫn đến hoạt động vận tải hàng hố đường biển trở nên cực kỳ sơi động. Tháng 11/2021, dịch bệnh bùng phát trở lại tại Châu Âu cộng với biến chủng mới xuất hiện ở châu Phi làm gia tăng những quan ngại về khả năng nối lại các tuyến vận tải quốc tế. Quá trình bổ sung hàng tồn kho vào cuối năm 2021 được dự đốn sẽ hỗ trợ cho giao dịch hàng hóa trong năm 2022 thuận lợi hơn. Trong khi đó xu hướng chuyển từ các kênh thương mại truyền thống sang thương mại điện tử đặt ra những yêu cầu mới cho dịch vụ logistics ở hầu hết các thị trường trên thế giới. Để

đảm bảo sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tăng đột biến trong các mùa cao điểm, các hãng tàu lớn đã liên tục bổ sung phương tiện vận tải và thiết bị cũng như lao động.

Đại dịch đã khiến các cảng biển lớn trên thế giới trải qua tình trạng mất cân bằng cung cầu về container, tàu chở hàng hóa mới cập cảng gần như phải chờ đợi chỗ trống mới có thể vào bốc dỡ. Tiếp sau đó, tình trạng thiếu tàu vận chuyển khi nhiều tàu container khác bị mắc kẹt tại các cảng và khu vực kênh đào cũng gây lo ngại cho ngành vận tải biển.

Một phần của tài liệu Thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w