2.4. Hậu quả của đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá chuyên chở bằng đường biển
2.4.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá giảm
Ngành dệt may:
Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) dệt, may thế giới khoảng 801 tỷ USD (trong đó KNXK dệt sợi thế giới 353 tỷ USD và KNXK may mặc thế giới 448 tỷ USD), tăng nhẹ 0,4% so với 798 tỷ USD năm 2019 (trong đó KNXK dệt sợi
thế giới 305 tỷ USD và KNXK may mặc thế giới 493 tỷ USD) (WTO, 2021). Covid-19 đã tác động trái chiều đến tổng kim ngạch xuất khẩu mảng dệt và mảng may. Năm 2020, giá trị nhập khẩu may mặc của 3 thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản chiếm tỷ trọng 62% tổng giá trị nhập khẩu may mặc toàn cầu, giảm 13% so với tỷ trọng 75% năm 2019.
Việt Nam xuất khẩu hàng may mặc, xơ sợi dệt các loại, vải mành, vải kỹ thuật khác, nguyên phụ liệu dệt may. Thị trường xuất khẩu xơ, sợi dệt của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, chiếm đến gần 60% (VCBS, Báo cáo ngành dệt may 2021). Năm 2019, ngành dệt may Việt Nam chịu sự tác động rất lớn của tình hình suy giảm kinh tế thế giới do biến động chính trị và xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn, đặc biệt là xung đột thương mại Mỹ - Trung. Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD, tăng 7,55%; tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 22,38 tỷ USD, tăng 2,21% so với năm 2018. Năm 2020, tình hình xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam kém khả quan hơn, tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm chỉ đạt 35 tỷ USD, giảm 10,2% so với năm 2019, do ảnh hưởng của các đợt phong tỏa giãn cách chống dịch trên toàn thế giới, cùng với chính sách thắt chặt chi tiêu. Riêng xuất khẩu xơ, sợi các loại chỉ đạt 3,74 tỷ USD, giảm 10,5% so với năm 2019. Những tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp gặp khó khăn do thiếu nguyên vật liệu, phụ liệu, và nhu cầu thị trường chững lại. Từ tháng 4/2020 đến tháng 10/2020, nhu cầu sản phẩm dệt may giảm mạnh tương ứng sự sụt giảm về khối lượng nhập khẩu bông, xơ sợi dệt, vải, nguyên phụ liệu; các doanh nghiệp đối mặt với tình trạng khan hiếm đơn hàng khi thị trường Mỹ chiếm đến 45%-50% giá trị xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam giảm tiêu thụ. Tháng 11/2020 đến tháng 12/2020, lượng nhập khẩu tăng lên chuẩn bị tồn kho cho sản xuất các đơn hàng giao trong Quý I/2021.
Bảng 2.7: Tình hình xuất khẩu các sản phẩm ngành dệt may năm 2019-2021 Mặt hàng Năm 2019 (tỷ USD) Năm 2020 (tỷ USD) % so với 2019 Năm 2021 (tỷ USD) % so với 2020 Xơ sợi dệt 4,18 3,74 -10,5% 5,61 50,2% Hàng dệt may 32,85 29,81 -9,3% 32,75 9,9%
Vải mành, vải kỹ thuật khác 0,59 0,46 -22,6% 0,78 72,1%
Tổng37,6234,00-9,6%39,1515,1%
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Bảng 2.8: 05 Thị trường xuất khẩu lớn nhất hàng dệt may của Việt Nam năm 2020-2021 Thị trường xuất khẩu (XK) Năm 2020Năm 2021 Kim ngạch (Tỷ USD) So với năm 2019 (%) Thị phần (%) Kim ngạch (Tỷ USD) So với năm 2020 (%) Thị phần (%) Mỹ 13,987 -5,77% 46,9% 16,091 15,05% 49,1% EU 3,631 -11,70% 12,2% 3,253 -10,40% 9,9% Nhật Bản 3,531 -11,40% 11,8% 3,239 -8,29% 9,9% Hàn Quốc 2,855 -14,82% 9,6% 2,951 3,33% 9,0% Trung Quốc 1,368 -14,09% 4,6% 1,344 -1,80% 4,1% Tổng kim ngạch XK 29,810 -9,21% 32,754 9,88%
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt gần 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020. Xuất khẩu xơ, sợi các loại đạt 5,61 tỷ USD, tăng 50% so với năm 2020 do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm bảo hộ, sản phẩm y tế, khẩu trang tăng lên. Quý I/2021, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thuận lợi vì đã ký được hợp đồng đến hết Quý III/2021, thậm chí ký đơn hàng đến hết năm. Đến Quý II/2021, khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát và lan rộng, sản xuất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam gần như tê liệt do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Sản lượng xuất khẩu từ tháng 7 đến tháng 9/2021 liên tục giảm, các đơn hàng bị hoãn, hủy hoặc chậm
chuyển hàng. Quý IV/2021, các biện pháp giãn cách dần được nới lỏng, doanh nghiệp dệt may phục hồi sản xuất và tăng công suất hoạt động.
Ngành thuỷ sản:
Bảng 2.9: Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2019-2021
ThángNăm 2019 (tỷ USD)Năm 2020 (tỷ USD)So với 2019(%)Năm 2021 (tỷ USD)So với 2020(%)
T1 0,741 0,492 -33,7% 0,611 24,3% T2 0,368 0,497 35,0% 0,391 -21,3% T3 0,683 0,626 -8,3% 0,734 17,3% T4 0,631 0,612 -3,0% 0,749 22,4% T5 0,761 0,663 -12,8% 0,788 18,8% T6 0,715 0,714 -0,2% 0,847 18,7% T7 0,788 0,795 0,9% 0,856 7,7% T8 0,810 0,814 0,4% 0,592 -27,3% T9 0,728 0,823 13,0% 0,620 -24,7% T10 0,834 0,912 9,4% 0,886 -2,9% T11 0,763 0,736 -3,6% 0,914 24,1% T12 0,721 0,729 1,1% 0,898 23,2% Tổng8,5448,413-1,5%8,8865,6%
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Xuất khẩu thuỷ sản năm 2020 giảm nhẹ 1,5% so với năm 2019. Năm 2021, ngành thủy sản có biến chuyển tốt khi nhu cầu tiêu thụ hàng hóa thiết yếu tăng, xuất khẩu cả năm đạt khoảng 8,89 tỷ USD - tăng 5,6% so với năm 2020 nhưng có sự biến động mạnh trong từng tháng, đặc biệt thời điểm tháng 8 và tháng 9/2021.
Bảng 2.10: 10 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam 2020-2021 STTThị trường (triệu USD)Năm 2020 (triệu USD)Năm 2021trưởng (%)TăngTỷ trọng(%)
1 Mỹ 1.620,629 2.049,359 26,5% 23,0% 2 Nhật Bản 1.422,252 1.325,597 -6,8% 14,9% 3 Trung Quốc 1.203,234 990,648 -17,7% 11,1% 4 Hàn Quốc 768,518 807,785 5,1% 9,1% 5 Anh 344,638 316,137 -8,3% 3,6% 6 Thái Lan 244,357 267,034 9,3% 3,0% 7 Canada 262,760 265,618 1,1% 3,0% 8 Úc 228,202 265,457 16,3% 3,0% 9 Hà Lan 219,382 228,085 4,0% 2,6% 10 Đức 180,010 200,052 11,1% 2,2%
(Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam)
Trong số 05 thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam năm 2021 thì Mỹ, Hàn Quốc tăng lên, tuy nhiên Nhật Bản, Trung Quốc và Anh lại giảm mạnh so với cùng kỳ. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Quốc giảm 17,7% xuống dưới 1tỷ USD khi tỷ trọng mặt hàng thuỷ sản tươi, đông lạnh giảm cùng với quy định nghiêm ngặt của Trung Quốc về kiểm tra virus đối với các mặt hàng này gây ách tắc giao thương, mức giảm mạnh nhất là vào tháng 8/2021 (36%) và tháng 9/2021 (51%).
Đợt dịch lần thứ tư là nặng nề nhất, hoạt động sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp phía Nam vốn là khu vực trọng tâm của thuỷ sản Việt Nam (chiếm 90-95% sản lượng xuất khẩu) bị tác động mạnh. Doanh nghiệp trong ngành phải hoạt động cầm chừng dưới cơng suất, thậm chí tạm dừng hoạt động, thiếu nguồn nhân lực, di chuyển giữa các khu vực trở nên khó khăn, nhiều khoản chi phí mới phát sinh liên quan đến cơng tác phòng, chống dịch bệnh... Kết quả là xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường lớn bị giảm mạnh trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 9/2021 khi lượng hàng dự trữ đã hết, doanh nghiệp sản xuất không kịp để đáp ứng các đơn hàng mới. Tháng 8/2021, xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ giảm 16%, Nhật Bản giảm 36%, Trung Quốc giảm 36%, Châu Âu giảm 32%
trong đó tính riêng Hà Lan giảm gần 50% và Đức giảm 42% so với cùng kỳ. Tháng 9/2021, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tăng nhẹ 3%, trong khi sang các thị trường khác tiếp tục giảm với Nhật Bản giảm 35%, Trung Quốc giảm mạnh nhất gần 50%, Châu Âu giảm trên 15%, Hàn Quốc giảm 5% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu tháng 8 đạt 588 triệu USD, giảm 28% và tháng 9/2021 đạt 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020.
Ngành chế tạo điện tử:
Giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9/2021, dưới tác động của đại dịch và các biện pháp giãn cách xã hội, GDP Quý III/2021 tăng trưởng âm, kết quả kinh doanh Quý III/2021 của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi cú sốc cho tiêu dùng. Intel đã chi thêm 6 triệu USD cho các chi phí phát sinh để tuân thủ các yêu cầu “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến”. Samsung đóng cửa 3/16 phân xưởng, cắt giảm số nhân cơng từ 7.000 người xuống cịn 4.000 người. Hãng sản xuất đầu đọc thẻ từ và động cơ siêu nhỏ Nidec Sankyo của Nhật Bản cũng đóng cửa nhiều lần vì có nhiều cơng nhân nhiễm Covid. Từ giữa tháng 9/2021, Chính phủ thực hiện nhiều biện pháp nhằm ổn định tình hình kinh tế xã hội, thích nghi với dịch bệnh và hỗ trợ các ngành sản xuất phục hồi. Việt Nam chuyển dần sang trạng thái mới, “thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt có hiệu quả dịch bệnh”.
2.4.2. Giá cước vận tải biển biến động khó lường
Hơn 50% giá trị hàng hóa thương mại vận tải quốc tế bằng đường biển hiện đang được vận chuyển trong các container. Hàng container vận chuyển quốc tế xuất phát từ các khu vực thương mại Châu Á chiếm khoảng 70% trong tổng số hơn 170 triệu TEU hàng hóa container thế giới, tính riêng các tuyến thương mại Nội Á đã chiếm ít nhất một phần tư thị trường toàn cầu (World Shipping Council, 2021).
Đứt gãy chuỗi cung ứng khiến cho cước vận tải biển thế giới tăng cao, ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp khó cạnh tranh với các đối thủ nước khác khi giá bán hàng hóa tăng lên theo giá cước, kể cả những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như thủy sản, đồ gỗ, nông sản (gạo, trái cây, rau quả, cà phê, hạt điều,...). Theo dự báo của hãng Drewry, trong
năm 2023 giá cước vận chuyển có thể giảm khi nguồn cung tàu mới đi vào hoạt động, nhưng vẫn duy trì ở mức cao hơn mặt bằng trước khi có dịch Covid-19.
Giá cước vận tải biển của Việt Nam cũng tăng cao kỷ lục trong năm 2021 theo xu hướng giá thế giới. Cụ thể, thời điểm trước dịch, giá cước trung bình cho 1 container 40 feet từ Việt Nam dao động khoảng 1.500 - 1.800 USD/cont đến cảng bờ Tây nước Mỹ hoặc Châu Âu, khoảng 2.200 - 2.500 USD/cont đến các cảng chính bờ Đơng nước Mỹ, thì đến giai đoạn dịch bệnh bùng phát năm 2021 đều tăng 5-10 lần so với năm 2020 (Lan Vũ, 2022). Tháng 9/2021, giá cước lên mức kỷ lục 11.000 - 17.000 USD/cont đến cảng bờ Tây; 18.000 - 22.000 USD/cont đến các cảng bờ Đông (Báo cáo logistics Việt Nam, 2021). Giá cước cho 1 container 40 feet từ Hồ Chí Minh đi Vladivostosk (Nga) vào tháng 9/2021 là gần 10.000 USD/cont, trong đó giá cước tàu biển chỉ khoảng 6.000 USD còn lại phát sinh gần 4.000 USD tiền thuê vỏ container (Duy Trinh, 2021). Các doanh nghiệp phải trả thêm chi phí lưu kho, lưu bãi của các lơ hàng bị ách tắc tại cảng biển do không thuê được container. Bên cạnh đó, nhiều hãng tàu cịn tự đưa thêm các loại phụ phí khác như phụ phí 30-50 USD cho việc khai báo trọng tải hàng hóa (trong khi nhiều doanh nghiệp phản ánh các hãng tàu khơng mất chi phí gì cho dịch vụ này). Ngay cả khi chấp nhận cước phí cao, nhiều doanh nghiệp vẫn không thể thuê được container để vận chuyển hàng hóa hoặc đã thuê rồi nhưng lại bị hủy do tình trạng thiếu container và hãng tàu sẵn sàng chuyển cho bên khác trả giá cao hơn. Thời gian vận chuyển đường biển kéo dài chục ngày khiến việc bán hàng khó khăn hơn (ví dụ tuyến Á-Âu trước đây mất 25 ngày thì nay do ảnh hưởng dịch mất 30 - 35 ngày, trong khi thời gian bảo quản chỉ 35 ngày).
Nhiều DN nhỏ của Việt Nam trong ngành may mặc, nội thất, thủy sản… buộc phải ngưng xuất khẩu vì khơng đàm phán được giá hợp đồng do cước vận chuyển tăng hoặc chấp nhận xuất khẩu lỗ để duy trì khách hàng thường xun. Những doanh nghiệp có vốn ít hoặc gặp khó khăn về nguồn tiền sẽ khơng trụ nổi và buộc phải rời bỏ thị trường.