Cú sốc cung cầu về hàng hóa đối với nền kinh tế toàn cầu

Một phần của tài liệu Thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. (Trang 34 - 35)

2.1. Thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển

2.1.3. Cú sốc cung cầu về hàng hóa đối với nền kinh tế toàn cầu

Sự thiếu hụt chip bán dẫn toàn cầu. Chất bán dẫn là vật liệu quan trọng trong sản xuất thiết bị và linh kiện điện tử, trong các cơng nghệ như 5G, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT). Hầu hết các chip mà Trung Quốc sử dụng đều được nhập khẩu, phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngồi và nước này muốn giảm bớt sự phụ thuộc đó. Nhu cầu tăng mạnh đối với máy tính, các thiết bị điện tử để làm việc và học trực tuyến cũng như mua ô tô để hạn chế việc sử dụng phương tiện công cộng đã khiến nhu cầu về chip bán dẫn tăng đột biến chỉ trong thời gian ngắn.

Cuộc khủng hoảng chip đang làm chậm lại ngành công nghiệp ô tơ trên tồn cầu. Các hãng sản xuất ơ tơ lớn như General Motors và Ford Motor, Toyota Motor đã tạm ngừng hoạt động một số nhà máy ở Bắc Mỹ do tình trạng thiếu chất bán dẫn tồn cầu. BMW và các nhà sản xuất ô tô khác như Stellantis (công ty sở hữu Chrysler, Fiat và Alfa Romeo) cũng phải đối mặt với nguồn cung chip giảm trong những tháng cuối năm 2021.

Tháng 3/2021, Samsung đóng cửa 02 nhà máy sản xuất chip tại bang Texas, Mỹ trong thời gian dài do mất điện trên diện rộng. Tháng 6/2021, Công ty bán dẫn và sản xuất chip cho mảng ô tô, năng lượng và bảo mật lớn nhất trên thế giới Infineon Technologies (Đức) đã tạm dừng một trong những nhà máy đặt tại Malaysia - nơi tập trung các hoạt động đóng gói và thử nghiệm chip back-end khi hàng tồn kho đang ở mức thấp lịch sử. Tháng 8/2021, Ford Motor tạm thời đóng cửa nhà máy lắp ráp tại thành phố Kansas (Mỹ) do tình trạng thiếu chip từ

Malaysia. Nissan Motor cũng đưa ra lý do tương tự cho việc đóng cửa nhà máy ở Tennessee (Mỹ).

Tình trạng thiếu hụt linh kiện vốn đã diễn ra trên khắp thế giới kể từ cuối năm 2020 do sự gián đoạn chuỗi cung ứng linh kiện gây ra bởi đại dịch và nhu cầu ô tô phục hồi mạnh mẽ. Toyota buộc phải cắt giảm sản lượng xe và tạm dừng hoạt động nhà máy ở Thái Lan và Nhật Bản vì khơng có đủ linh kiện đầu vào cho sản xuất. Năm 2021, tình trạng này tiếp tục làm gián đoạn hoạt động tại các nhà máy ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là tại Việt Nam cung cấp nhiều loại phụ tùng cơ khí và Malaysia cung cấp chip ô tô.

Tháng 2/2022, thế giới chứng kiến xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine diễn ra. Nga là nhà cung cấp khí đốt hàng đầu cho Châu Âu, là một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Nga và Ukraine đều là những nhà cung cấp lớn trên thế giới các kim loại công nghiệp như niken, neon, krypton, nhôm, palladium vốn là những nguyên liệu quan trọng để sản xuất chíp bán dẫn. Khi nguồn cung các nguyên liệu này bị đứt gãy (việc giao hàng bị gián đoạn và khách hàng Châu Âu hay Mỹ ngừng mua hàng), ngành cơng nghiệp bán dẫn tồn cầu sẽ bị ảnh hưởng.

Tháng 3/2022, nhà sản xuất các sản phẩm chính của Apple - Foxconn, nhà cung cấp chip Xinxing Electronics của Intel, Toyota Motor buộc phải đóng cửa nhà máy do lệnh phong toả thành phố khoa học và cơng nghệ Thâm Quyến, Trung Quốc theo chính sách "zero Covid" dẫn đến nguồn cung linh kiện càng trở nên khó khăn.

Một phần của tài liệu Thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w