Khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam bị ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. (Trang 61 - 62)

2.4. Hậu quả của đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá chuyên chở bằng đường biển

2.4.3. Khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam bị ảnh hưởng

Với tính chất phức tạp và vận chuyển đường biển xuyên lục địa, vận tải hàng hoá bằng container đặc biệt bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Nhiều sự kiện khác nhau diễn ra như đóng cửa cảng do virus bùng phát, tắc nghẽn cảng, thiếu lao động, thiếu vỏ container rỗng, đã khiến hoạt động vận tải biển cũng như hoạt động kinh doanh của DN trở nên khó khăn và khơng thể đốn trước được. Bên cạnh đó, xuất khẩu hàng hố năm 2021 từ châu Á sang Châu Âu và Mỹ tăng so với năm 2019, trong khi khối lượng nhập khẩu vào châu Á vẫn giữ nguyên. Nhu cầu về container rỗng tăng cao, các chủ hàng phải trả mức phí bảo hiểm để nhận lại các container bên cạnh các khoản phụ phí phát sinh do tắc nghẽn và chậm làm hàng tại cảng khiến giá cước vận chuyển tăng kỷ lục.

Dịch bệnh đã làm thay đổi hoàn toàn chuỗi cung ứng. Khi việc kinh doanh tốt lên với các đơn hàng tăng cao thì từ tháng 8/2020 đến tháng 12/2020, doanh nghiệp gặp phải tình trạng thiếu container rỗng để đóng kịp hàng xuất khẩu giao cho đối tác. Khi giải quyết xong bài tốn th đủ container rỗng xuất hàng thì tiếp đến là bài tốn về chi phí giá cước vận tải tăng, thiếu tàu vận chuyển. Doanh nghiệp phải chịu áp lực chi phí lớn hơn, thời gian giao hàng kéo dài hoặc chẫm trễ, nhận thanh tốn chậm hơn, dẫn tới khả năng quay vịng vốn kém hiệu quả.

Việt Nam không tham gia vào vận tải biển liên lục địa, nhìn chung các DN xuất nhập khẩu Việt Nam chịu tác động tiêu cực từ việc tăng giá cước trên các tuyến vận tải biển đường dài. Rủi ro về biến động giá cước khiến doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ngại ngần bán hàng theo điều kiện Incoterms loại C và D (người xuất khẩu trả cước). Thay vào đó, đa số chọn cách chuyển rủi ro cho người mua bằng cách bán hàng theo điều kiện giá FOB, người bán sẽ chịu trách nhiệm thuê tàu vận chuyển và mua bảo hiểm hàng hố. Các hãng tàu nước ngồi chiếm thị phần lớn sẽ hưởng lợi nhuận ở khâu vận chuyển. Cước vận tải biển không được trả tại Việt Nam dẫn đến thu nhập của đại lý logistics ở Việt Nam rất thấp, phụ thuộc vào giá chào của các hãng tàu nước ngồi. Mặt khác, khi chi phí vận chuyển và chi phí logistics tăng cao sẽ đẩy giá thành sản phẩm tăng theo, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của các DN xuất nhập khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế.

-20.0% -15.3% -15.8%-14.3% -12.1% -10.0% 0.1% 3.7% 0.0% 7.9% 10.0% 21.9% 20.0% 27.2% 32.7% 33.6% 30.0% 37.2% 50.0% 40.0%

Tăng trưởng trong sản lượng hàng hóa container qua cảng biển Việt Nam so với cùng kỳ

Một phần của tài liệu Thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w