Số liệu về đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. (Trang 50)

TTLoại tàu Từ 5000 GT trở xuống Từ trên 5000 GT đến 10.000 GT Từ trên 10.000 GT đến 20.000 GT Từ trên 20.000 GT đến 30.000 GT Trên 30.000 GT Tổng số tàu Tổng GT Tổng DWT ITàu vận tải chuyên dụng7771048933401.043 6.625.40611.287.524 1 Hàng tổng hợp 579 36 9 1 0 625 1.354.100 2.449.558 2Hàng rời1510571413109 1.813.1822.936.208 3Container72291039341.919434.527 4Dầu, hóa chất9534141727187 3.028.3595.389.631 5Khí hóa lỏng1720001964.84768.869 6Khách6400006422.9998.731 IITàu/phươngtiện khác447108514520 1.077.6501.458.546 IIITổng: (I)+(II) 1.2241149784441.563 7.703.05612.746.070

Tính đến tháng 10/2021, đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam có 1.563 tàu, trong đó có 1.043 tàu (66,7%) vận tải hàng hóa và 520 tàu/phương tiện khác (33,3%). Trong tổng số 1.043 tàu vận tải hàng hóa, tàu chở hàng tổng hợp chiếm tỷ trọng lớn nhất (60%), tàu chở hàng dầu, hoá chất (18%), tàu chở hàng rời (10%), tàu chở khách (6%), tàu container (4%), tàu chở khí hố lỏng (2%). Tính riêng nhóm tàu container chỉ chiếm 4% tổng trọng tải (DWT) tàu vận tải hàng hóa và gần như khơng có tăng trưởng trong giai đoạn năm 2016- 2021. Điều này cho thấy tốc độ phát triển nhóm tàu container của Việt Nam chậm so với xu hướng thế giới.

Tính đến hết năm 2021, số lượng tàu container đã tăng lên 45 tàu với tổng công suất 19.481 TEU thuộc sở hữu của 09 doanh nghiệp vận tải trong nước bao gồm Vietsun (16%), Hải An (15%), VIMC (12%), Tân Cảng (12%), GLS (12%), GMD (9%), Vinafco(8%), Vsico (8%), Vosco (6%), Trường Hải (2%). Cỡ tàu container trung bình được sử dụng trên thị trường nội Á là 3.000-5.000 TEU, trong khi cỡ tàu lớn nhất của Việt Nam mới chỉ đạt 1.800 TEU.

b. Thị phần vận tải hàng hóa của đội tàu biển Việt Nam trên tuyến quốc tế nhỏ

Năm 2020, khối lượng hàng hóa thơng qua sử dụng đội tàu biển Việt Nam đạt 159,42 triệu tấn, tăng 3% so với năm 2019; tính riêng hàng container đạt 2,6 triệu TEU, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2021, hàng container do đội tàu biển Việt Nam vận chuyển đạt hơn 3 triệu TEU, tăng hơn 15% so với năm trước.

Bảng 2.5: Sản lượng hàng hóa thơng qua cảng sử dụng đội tàu biển Việt Nam 2016-2020 Chỉ tiêuĐVTNăm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Sản lượng thông qua cảng sử dụng đội tàu biển Việt Nam

1.000 tấn 123.801 130.891 143.190 154.609 159.417

- Tỷ lệ tăng trưởng % 4% 6% 9% 8% 3%

- Xuất nhập khẩu 1.000 tấn 20.712 22.288 21.713 19.525 20.284

- Nội địa 1.000 tấn 103.089 108.603 121.477 135.084 139.133

Đối với thị phần vận tải hàng hóa nội địa, đội tàu biển Việt Nam chiếm ưu thế khi cơ bản đã đảm nhận vận chuyển hầu như 100% khối lượng nhờ quy định về bảo hộ quyền vận tải của đội tàu thuộc doanh nghiệp trong nước (Điều 8 Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2015). Tuy nhiên, đối với thị phần vận tải hàng hoá quốc tế, đội tàu biển Việt Nam chỉ đảm nhận tỷ trọng nhỏ trên thị trường.

Trong giai đoạn dịch bệnh, doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam gặp khó khăn để duy trì đội tàu hoạt động dài ngày. Thuyền viên bị nhiễm Covid-19 khơng thể có điều kiện tiếp cận với cơ sở y tế trên bờ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi vận chuyển hàng hóa. Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu quốc tế của đội tàu biển Việt Nam tăng chủ yếu trên các tuyến đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á. Năm 2021, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng biển Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khơng cao so với hàng hóa nội địa. Khối lượng hàng nội địa tăng lên có lợi cho các đội tàu biển Việt Nam do được bảo hộ. Tuy nhiên, số lượng tàu trên thị trường vận tải nội địa lại nhiều trong khi quy mô thị trường không lớn nên hiệu quả hoạt động không cao.

2.3.4. Quyền lực thị trường thuộc về các hãng tàu nước ngồi

Hiện có khoảng hơn 40 hãng tàu container quốc tế có mặt tại Việt Nam trong đó phải kể tên một số hãng tàu lớn như MSC (Thuỵ Sĩ - Ý), Maersk Lines (Đan Mạch), CMA-CGM Group (Pháp), Hapag-Lloyd (Đức), OOCL (Hong kong), ONE (Nhật Bản), Evergreen (Đài Loan), HMM (Hàn Quốc), Yangming (Đài Loan). Các hãng tàu này hoạt động dưới ba hình thức chính là Cơng ty Việt Nam làm đại lý, công ty liên doanh, cơng ty 100% vốn nước ngồi.

Hiện nay, hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào khả năng vận chuyển các hãng tàu nước ngoài (đảm nhận tới 99% lượng hàng container đi và đến Việt Nam). Giá cước vận tải tăng lên, các hãng tàu nước ngoài chiếm thị phần vận chuyển lớn ln có ưu thế trong việc đàm phán giá với doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ, Úc,… Các hãng này dễ lạm dụng vị trí để tăng giá, doanh nghiệp Việt Nam buộc phải chấp nhận các

điều kiện và chi phí do hãng tàu nước ngồi đưa ra, khi đó, cơ quan quản lý nhà nước khó có thể điều hành và can thiệp vào.

Thông qua liên minh hãng tàu, các hãng tàu ngoại có thể chủ động khơng cho tàu chạy để tạo sự khan hiếm giả. Mặt khác, các hãng tàu hiện đang tự quyết định giá cước, giá dịch vụ cảng biển, các mức phụ thu ngồi giá cước mà khơng đăng ký kê khai với cơ quan có thẩm quyền hoặc kê khai không đúng dẫn đến không phản ánh đúng giá thực tế thị trường. Các hãng tàu đều thực hiện việc niêm yết giá cước trên website trong các lần thay đổi giá cước, tuy nhiên, trên website của hãng tàu lại không thể hiện thời gian niêm yết, nên khơng thể biết chính xác việc các doanh nghiệp này có thực hiện đúng quy định là niêm yết trước 15 ngày mỗi khi thay đổi giá cước hay khơng. Nhiều hãng tàu cịn sẵn sàng tự huỷ đặt chỗ của khách hàng nếu như có khách hàng khác trả giá cước cao hơn. Ngồi ra, hãng tàu ngoại thu thêm phí mất cân bằng vỏ container là một loại phụ phí cước vận tải biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn vỏ container rỗng từ nơi thừa sang nơi thiếu, áp dụng tại tất cả các thời điểm trong năm, trong khi chỉ được áp dụng vào mùa cao điểm, khi hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đi nhiều nhất.

Bảng 2.6: Bảng tổng hợp phụ thu ngoài giá với hàng xuất mà hãng tàu nước ngoài áp dụng tại Việt Nam

STTCác loại phụ thuĐơn vịMức thu

(USD)Các hãng tàu thu

1 Giá dịch vụ THC USD/cont20 USD/cont40 100-120 150-170 9/9 hãng thu gồm: CMA-CGM, Evergreen, Hapag-Lloyd, HMM, Maersk Line, ONE, Yangming, MSC, OOCL 2 Phụ thu seal (kẹp chì) USD/cont 5-7 7/9 hãng thu gồm: CMA-CGM, Evergreen, Hapag-Lloyd, HMM, Yangming, MSC, OOCL 3 Phụ thu chứng từ USD/cont 30-35 9/9 hãng thu gồm: CMA-CGM, Evergreen, Hapag-Lloyd, HMM, Maersk Line, ONE, Yangming, MSC, OOCL

4 Bảo trì container USD/cont 1/9 hãng thu là Hapag- Lloyd 5

Khai hải quan đối với hàng xuất đi Châu Âu, Châu Mỹ

USD/cont 30-50

Thu khi có phát sinh chi phí liên quan đến khai báo hải quan gồm: Hapag- Lloyd, Yangming

6 Phụ thu khai báo tải

trọng hàng hoá USD/cont 30-50 2/9 hãng thu gồm One, HMM 7 Dịch vụ hàng xuất/

hàng nhập Maersk Line

8 Phụ thu xăng dầu Maersk Line

(Nguồn: Cục hàng hải Việt Nam)

2.4. Hậu quả của đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá chuyên chở bằng đường biển Việt Nam Việt Nam

2.4.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá giảm

Ngành dệt may:

Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) dệt, may thế giới khoảng 801 tỷ USD (trong đó KNXK dệt sợi thế giới 353 tỷ USD và KNXK may mặc thế giới 448 tỷ USD), tăng nhẹ 0,4% so với 798 tỷ USD năm 2019 (trong đó KNXK dệt sợi

thế giới 305 tỷ USD và KNXK may mặc thế giới 493 tỷ USD) (WTO, 2021). Covid-19 đã tác động trái chiều đến tổng kim ngạch xuất khẩu mảng dệt và mảng may. Năm 2020, giá trị nhập khẩu may mặc của 3 thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản chiếm tỷ trọng 62% tổng giá trị nhập khẩu may mặc toàn cầu, giảm 13% so với tỷ trọng 75% năm 2019.

Việt Nam xuất khẩu hàng may mặc, xơ sợi dệt các loại, vải mành, vải kỹ thuật khác, nguyên phụ liệu dệt may. Thị trường xuất khẩu xơ, sợi dệt của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, chiếm đến gần 60% (VCBS, Báo cáo ngành dệt may 2021). Năm 2019, ngành dệt may Việt Nam chịu sự tác động rất lớn của tình hình suy giảm kinh tế thế giới do biến động chính trị và xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn, đặc biệt là xung đột thương mại Mỹ - Trung. Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD, tăng 7,55%; tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 22,38 tỷ USD, tăng 2,21% so với năm 2018. Năm 2020, tình hình xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam kém khả quan hơn, tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm chỉ đạt 35 tỷ USD, giảm 10,2% so với năm 2019, do ảnh hưởng của các đợt phong tỏa giãn cách chống dịch trên tồn thế giới, cùng với chính sách thắt chặt chi tiêu. Riêng xuất khẩu xơ, sợi các loại chỉ đạt 3,74 tỷ USD, giảm 10,5% so với năm 2019. Những tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp gặp khó khăn do thiếu nguyên vật liệu, phụ liệu, và nhu cầu thị trường chững lại. Từ tháng 4/2020 đến tháng 10/2020, nhu cầu sản phẩm dệt may giảm mạnh tương ứng sự sụt giảm về khối lượng nhập khẩu bông, xơ sợi dệt, vải, nguyên phụ liệu; các doanh nghiệp đối mặt với tình trạng khan hiếm đơn hàng khi thị trường Mỹ chiếm đến 45%-50% giá trị xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam giảm tiêu thụ. Tháng 11/2020 đến tháng 12/2020, lượng nhập khẩu tăng lên chuẩn bị tồn kho cho sản xuất các đơn hàng giao trong Quý I/2021.

Bảng 2.7: Tình hình xuất khẩu các sản phẩm ngành dệt may năm 2019-2021 Mặt hàng Năm 2019 (tỷ USD) Năm 2020 (tỷ USD) % so với 2019 Năm 2021 (tỷ USD) % so với 2020 Xơ sợi dệt 4,18 3,74 -10,5% 5,61 50,2% Hàng dệt may 32,85 29,81 -9,3% 32,75 9,9%

Vải mành, vải kỹ thuật khác 0,59 0,46 -22,6% 0,78 72,1%

Tổng37,6234,00-9,6%39,1515,1%

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Bảng 2.8: 05 Thị trường xuất khẩu lớn nhất hàng dệt may của Việt Nam năm 2020-2021 Thị trường xuất khẩu (XK) Năm 2020Năm 2021 Kim ngạch (Tỷ USD) So với năm 2019 (%) Thị phần (%) Kim ngạch (Tỷ USD) So với năm 2020 (%) Thị phần (%) Mỹ 13,987 -5,77% 46,9% 16,091 15,05% 49,1% EU 3,631 -11,70% 12,2% 3,253 -10,40% 9,9% Nhật Bản 3,531 -11,40% 11,8% 3,239 -8,29% 9,9% Hàn Quốc 2,855 -14,82% 9,6% 2,951 3,33% 9,0% Trung Quốc 1,368 -14,09% 4,6% 1,344 -1,80% 4,1% Tổng kim ngạch XK 29,810 -9,21% 32,754 9,88%

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt gần 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020. Xuất khẩu xơ, sợi các loại đạt 5,61 tỷ USD, tăng 50% so với năm 2020 do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm bảo hộ, sản phẩm y tế, khẩu trang tăng lên. Quý I/2021, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thuận lợi vì đã ký được hợp đồng đến hết Quý III/2021, thậm chí ký đơn hàng đến hết năm. Đến Quý II/2021, khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát và lan rộng, sản xuất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam gần như tê liệt do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Sản lượng xuất khẩu từ tháng 7 đến tháng 9/2021 liên tục giảm, các đơn hàng bị hoãn, hủy hoặc chậm

chuyển hàng. Quý IV/2021, các biện pháp giãn cách dần được nới lỏng, doanh nghiệp dệt may phục hồi sản xuất và tăng công suất hoạt động.

Ngành thuỷ sản:

Bảng 2.9: Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2019-2021

ThángNăm 2019 (tỷ USD)Năm 2020 (tỷ USD)So với 2019(%)Năm 2021 (tỷ USD)So với 2020(%)

T1 0,741 0,492 -33,7% 0,611 24,3% T2 0,368 0,497 35,0% 0,391 -21,3% T3 0,683 0,626 -8,3% 0,734 17,3% T4 0,631 0,612 -3,0% 0,749 22,4% T5 0,761 0,663 -12,8% 0,788 18,8% T6 0,715 0,714 -0,2% 0,847 18,7% T7 0,788 0,795 0,9% 0,856 7,7% T8 0,810 0,814 0,4% 0,592 -27,3% T9 0,728 0,823 13,0% 0,620 -24,7% T10 0,834 0,912 9,4% 0,886 -2,9% T11 0,763 0,736 -3,6% 0,914 24,1% T12 0,721 0,729 1,1% 0,898 23,2% Tổng8,5448,413-1,5%8,8865,6%

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Xuất khẩu thuỷ sản năm 2020 giảm nhẹ 1,5% so với năm 2019. Năm 2021, ngành thủy sản có biến chuyển tốt khi nhu cầu tiêu thụ hàng hóa thiết yếu tăng, xuất khẩu cả năm đạt khoảng 8,89 tỷ USD - tăng 5,6% so với năm 2020 nhưng có sự biến động mạnh trong từng tháng, đặc biệt thời điểm tháng 8 và tháng 9/2021.

Bảng 2.10: 10 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam 2020-2021 STTThị trường (triệu USD)Năm 2020 (triệu USD)Năm 2021trưởng (%)TăngTỷ trọng(%)

1 Mỹ 1.620,629 2.049,359 26,5% 23,0% 2 Nhật Bản 1.422,252 1.325,597 -6,8% 14,9% 3 Trung Quốc 1.203,234 990,648 -17,7% 11,1% 4 Hàn Quốc 768,518 807,785 5,1% 9,1% 5 Anh 344,638 316,137 -8,3% 3,6% 6 Thái Lan 244,357 267,034 9,3% 3,0% 7 Canada 262,760 265,618 1,1% 3,0% 8 Úc 228,202 265,457 16,3% 3,0% 9 Hà Lan 219,382 228,085 4,0% 2,6% 10 Đức 180,010 200,052 11,1% 2,2%

(Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam)

Trong số 05 thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam năm 2021 thì Mỹ, Hàn Quốc tăng lên, tuy nhiên Nhật Bản, Trung Quốc và Anh lại giảm mạnh so với cùng kỳ. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Quốc giảm 17,7% xuống dưới 1tỷ USD khi tỷ trọng mặt hàng thuỷ sản tươi, đông lạnh giảm cùng với quy định nghiêm ngặt của Trung Quốc về kiểm tra virus đối với các mặt hàng này gây ách tắc giao thương, mức giảm mạnh nhất là vào tháng 8/2021 (36%) và tháng 9/2021 (51%).

Đợt dịch lần thứ tư là nặng nề nhất, hoạt động sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp phía Nam vốn là khu vực trọng tâm của thuỷ sản Việt Nam (chiếm 90-95% sản lượng xuất khẩu) bị tác động mạnh. Doanh nghiệp trong ngành phải hoạt động cầm chừng dưới công suất, thậm chí tạm dừng hoạt động, thiếu nguồn nhân lực, di chuyển giữa các khu vực trở nên khó khăn, nhiều khoản chi phí mới phát sinh liên quan đến cơng tác phịng, chống dịch bệnh... Kết quả là xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường lớn bị giảm mạnh trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 9/2021 khi lượng hàng dự trữ đã hết, doanh nghiệp sản xuất không kịp để đáp ứng các đơn hàng mới. Tháng 8/2021, xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ giảm 16%, Nhật Bản giảm 36%, Trung Quốc giảm 36%, Châu Âu giảm 32%

trong đó tính riêng Hà Lan giảm gần 50% và Đức giảm 42% so với cùng kỳ. Tháng 9/2021, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tăng nhẹ 3%, trong khi sang các thị trường khác tiếp tục giảm với Nhật Bản giảm 35%, Trung Quốc giảm mạnh nhất gần 50%, Châu Âu giảm trên 15%, Hàn Quốc giảm 5% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu tháng 8 đạt 588 triệu USD, giảm 28% và tháng 9/2021 đạt 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020.

Ngành chế tạo điện tử:

Giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9/2021, dưới tác động của đại dịch và các biện pháp giãn cách xã hội, GDP Quý III/2021 tăng trưởng âm, kết quả kinh doanh Quý III/2021 của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi cú sốc cho tiêu dùng. Intel đã chi thêm 6 triệu USD cho các chi phí phát sinh để tuân thủ các yêu cầu “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến”. Samsung đóng cửa 3/16 phân xưởng, cắt giảm số nhân cơng từ 7.000 người xuống cịn 4.000 người. Hãng sản xuất đầu đọc thẻ từ và động cơ siêu nhỏ Nidec Sankyo của Nhật Bản cũng đóng cửa nhiều lần vì có nhiều cơng nhân nhiễm Covid. Từ giữa tháng 9/2021, Chính phủ thực hiện nhiều biện pháp nhằm ổn định tình hình kinh tế xã hội, thích nghi với dịch bệnh và hỗ trợ các ngành sản xuất phục hồi. Việt Nam chuyển dần sang trạng thái mới, “thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt có hiệu quả dịch bệnh”.

2.4.2. Giá cước vận tải biển biến động khó lường

Một phần của tài liệu Thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w