Nhiệm vụ và cơ chế quản lý dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 42 - 44)

3.2.1 Nhiệm vụ của cơng tác quản lý dự án đầu tư

Nhiệm vụ quản lý về phía Nhà nước:

Xây dựng các chiến lược phát triển, kế hoạch định hướng; cung cấp thơng tin, dự báo

để hướng dẫn đầu tư. Xây dựng kế hoạch định hướng cho các địa phương và vùng lãnh thổ

làm cơ sở hướng dẫn đầu tư cho các nhà đầu tư.

Xây dựng luật pháp: quy chế và các chính sách quản lý đầu tư như luật xây dựng, luật

thuế, luật đầu tư, luật bảo vệ mơi trường, luật đất đai, luật đấu thầu...

Tạo mơi trường kinh tế thuận lợi và quy định khuơn khổ pháp lý cho hoạt động đầu tư

thơng qua các kế hoạch định hướng, dự báo thơng tin, luật pháp và chính sách đầu tư.

- Điều hoà thu nhập giữa chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng, người lao động và các lực lượng dịch vụ, tư vấn, thiết kế... phục vụ đầu tư. Cĩ chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với người lao động trong lĩnh vực thực hiện đầu tư. Tổ chức các doanh nghiệp Nhà nước để tham gia điều tiết thị trường và thực hiện đầu tư vào lĩnh vực chỉ cĩ Nhà nước mới đảm nhiệm.

Xây dựng chính sách cán bộ lĩnh vực đầu tư, quy định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ; quy

hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ và xử lý vấn đề cán bộ thuộc thẩm quyền Nhà nước. Thực hiện sự kiểm sốt của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động đầu tư, chống các hiện tượng tiêu cực trongđầu tư.

Đảm bảo đáp ứng địi hỏi phát triển của đất nước theo đường lối mà các Đại hội Đảng đã vạch ra, chuyển biến nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa một cách hợp lý.

Vận dụng kinh nghiệm của các nước vào hồn cảnh Việt Nam để xây dựng luật lệ, thể

chế và phương thức quản lý đầu tư phù hợp với yêu cầu của quản lý nền kinh tế nĩi chung và mở rộng quan hệ với các nước khác trong lĩnh vực đầu tư.

Đề ra các giải pháp quản lý sử dụng vốn cấp phát cho đầu tư từ ngân sách, từ khâu xác định chủ trương đầu tư, phân phối vốn, quy hoạch, thiết kế và thi cơng xây lắp cơng trình.

Quản lý việc sử dụng các nguồn vốn khác để cĩ các biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo sự

cân đối tổng thể toàn bộ nền kinh tế.

Đề ra các biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng các cơng trình xây dựng, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và an tồn cho xã hội.

Quản lý đồng bộ hoạt động đầu tư từ khi bỏ vốn đến khi thanh lý các tài sản do đầu tư tạo ra.

Cĩ chủ trương đúng đắn trong hợp tác đầu tư với nước ngoài, chuẩn bị nguồn lực về

tài chính, vật chất, lao động cho hợp tác đầu tư với nước ngoài.

Nhiệm vụ quản lý của các đơn vị cơ sở

Tổ chức thực hiện từng cơng cuộc đầu tư cụ thể của dơn vị theo dự án đã được duyệt

thơng qua các hợp đồng ký kết với các đơn vị cĩ liên quan theo pháp luật hiện hành.

Quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tư từ khi lập dự án, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư theo yêu cầu đề ra trong dự án được duyệt.

Quản lý chất lượng, tiến độ và chi phí của hoạt động đầu tưở từng giai đoạn khác

nhau, từng hoạt động khác nhau của dự án và tồn bộ dự án.

Quản lý đầu tư về phía Nhà nước và về phía các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ cần được phân biệt cho rõ nhằm tránh tình trạng Nhà nước vừa là trọng tài vừa là vừa là người thực hiện

Sự khác nhau căn bản giữa quản lý đầu tư về phía Nhà nước và về phía các cơ

sở sản xuất kinh doanh dịch vụ

Về thể chế quản lý: Nhà nước là chủ thể quản lý chung nhất hoạt động đầu tư của đất nước, cịn các cơ sở sản xuất kinh doanh là chủ thể quản lý hoạt động đầu tư ở đơn vị mình.

Về phạm vi và quy mơ: quản lý Nhà nước ở tầm vĩ mơ bao quát chung, quản lý của

doanh nghiệp chỉ bĩ hẹp ở phạm vi từng doanh nghiệp riêng lẻ.

Về mục tiêu: quản lý của Nhà nước các hoạt động đầu tư nhằm mục tiêu chủ yếu là bảo vệ quyền lợi của quốc gia, bảo vệ những lợi ích chung nhất cho mọi thành viên trong cộng đồng, đặc biệt là các lợi ích dài hạn. Các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ xuất phát chủ yếu từ lợi ích trực tiếp của mình trong khuơn khổ pháp luật do Nhà nước quy định.

Về phương hướng và nội dung phát triển đầu tư: Nhà nước chỉ đề ra các chiến lược và kế hoạch định hướng, đưa ra các dự báo và thơng tin về tình hình thị trường, nhu cầu đầu tư, điều tiết lợi ích cho toàn xã hội.

Trên giác độ quản lý của doanh nghiệp, cơ sở: các doanh nghiệp, cơ sở phải nghiên cứu

phát hiện các cơ hội đầu tư của mình, lập các dự án cho các cơng cuộc đầu tư cụ thể, tự chịu

trách nhiệm về hiệu quả kinh tế tài chính của cơng cuộc đầu tư, được hưởng các lợi ích xứng

đáng và chịu sự điều tiết lợi ích của Nhà nước.

Đối với các cơng cuộc đầu tư từ vốn ngân sách thì vai trị quản lý của Nhà nước cụ thể

và trực tiếp hơn, tuy nhiên cũng khơng được quá chi tiết vì khơng thể quản lý chi tiết được và

vi phạm quyền tự chủ cơ sở.

Quản lý Nhà nước tạo ra mơi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư thơng qua các chiến lược, kế hoạch định hướng, luật pháp, quy chế thơng tin và điều hoà lợi ích xã hơi. Cịn

các chủ đầu tư là cơ sở được hoạt động trong mơi trường và các khuơn khổ pháp luật do Nhà

nước tạo ra.

Về phương pháp quản lý: quản lý Nhà nước đĩng vai trị hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát kiểm tra, các cơ sở là người bị quản lý và bị kiểm tra. Nhà nước quản lý vừa bằng quyền lực

thơng qua pháp luật và quy định hành chính cĩ tính bắt buộc, vừa bằng các biện pháp kinh tế

thơng qua các chính sách đầu tư. Doanh nghiệp quản lý bằng phương pháp kinh tế và nghệ thuật tiến hành đầu tư là những đơn vị tự chủ, cĩ tư cách pháp nhân, bình đẳng trước pháp luật, chịu sự kiểm tra của cơ quan Nhà nước.

Về tài chính cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư hoạt động bằng nguồn vốn cấp phát

từ ngân sách, cịn doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tài chính bằng vốn tự cĩ,

tín dụng hoặc vốn cấp phát đối với các cơng cuộc đầu tư do ngân sách cấp phát.

3.2.2 Cơ chế quản lý dự án đầu tư

Cơ chế quản lý đầu tư là sản phẩm chủ quan của chủ thể quản lý đầu tư trên cơ sở nhận thức vận dụng các quy luật khách quan, chủ yếu là các quy luật kinh tế, phù hợp với các đặc điểm và điều kiện cụ thể quản lý (chủ đầu tư) đểđiều khiển hoạt động đầu tư. Cơ chế quản lý đầu thư thể hiện các hình thức tổ chức quản lý và phương pháp quản lý. Các bộ phận cấu

thành chủ yếu của cơ chế quản lý đầu tư là hệ thống tổ chức bộ máy quản lý và quá trình điều

hành quản lý, hệ thống kế hoạch đầu tư, hệ thống quản lý tài sản của đầu tư, hệ thống các chính sách và địn bẩy kinh tế trong đầu tư, hệ thống pháp luật cĩ liên quan đến đầu tư; các

quy chế, thể lệ quản lý kinh tế khác trong đầu tư.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)