Các vấn đề chung về thẩm định dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 153 - 155)

3D .3 Phương pháp đo lường rủi ro

6.1Các vấn đề chung về thẩm định dự án đầu tư

6.1.1 Khái niệm

Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan cĩ khoa học và

tồn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của dự án. Từ đĩ cĩ quyết

định đầu tư và cho phép đầu tư.

Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá nội dung dự án một cách độc lập cách biệt với

quá trình soạn thảo dự án. Thẩm định dự án đã tạo ra cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư

cĩ hiệu quả. Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở để các cơ quan cĩ thẩm quyền

của Nhà nước ra quyết đầu tư và cho phép đầu tư.

6.1.2 Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư

Sự cần thiết thẩm định dự án đầu tư bắt đầu từ vai trị quản lý vĩ mơ của Nhà nước đối với các hoạt động đầu tư. Nhà nước với chức năng cơng quyền của mình sẽ can thiệp vào quá

trình lựa chọn dự án đầu tư. Tất cả các dự án đầu tư thuộc mọi nguồn vốn, mọi thành phần

kinh tế đều phải đĩng gĩp vào lợi ích chung của đất nước. Bởi vậy, trước khi ra quyết đầu tư

hay cho phép đầu tư, các cơ quan cĩ thẩm quyền của Nhà nước cần biết xem dự án đĩ cĩ gĩp phần đạt được mục tiêu của quốc gia hay khơng? Nếu cĩ thì bằng cách nào và đến mức độ

nào? Việc xem xét này được coi là thẩmđịnh dự án.

Một dự án đầu tư dù được tiến hành soạn thảo kỹ lưỡng đến đâu cũng mang tính chủ

quan của người soạn thảo. Vì vậy, để đảm bảo tính khách quan của dự án, cần thiết phải thẩm

định. Người soạn thảo thường đứng trên gĩc độ hẹp để nhìn nhận các vấn đề của dự án. Các

nhà thẩm định thường cĩ cách nhìn rộng hơn trong việc đánh giá dự án. Họ xuất phát từ lợi

ích chung của toàn xã hội, của cả cộng đồng để xem xét các lợi ích kinh tế xã hội mà dự án

đem lại.

Mặt khác, khi soạn thảo dự án cĩ thể cĩ những sai sĩt, các ý kiến cĩ thể mâu thuẫn,

khơng lơ gíc, thậm chí cĩ thể cĩ những câu văn, những chữ dùng sơ hở cĩ thể gây ra những

tranh chấp giữa các đối tác tham gia đầu tư. Thẩm định dự án sẽ phát hiện và sửa chữa được

những sai sĩt đĩ.

6.1.3 Ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư

Giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất.

Giúp cho cơ quan quản lý vĩ mơ của Nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự án

với quy hoạch pháp triển chung của ngành, vùng lãnh thổ và của cả nước trên các mặt mục

tiêu, quy mơ, quy hoạch và hiệu quả.

Giúp cho việc xác định được cái lợi, cái hại của dự án trên các mặt khi đi vào hoạt

động, từ đĩ cĩ biện pháp khai thác các khía cạnh cĩ lợi và hạn chế các mặt cĩ hại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giúp đỡ các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hoặc tài trợ cho dự án đầu tư.

Qua thẩm định giúp cho việc xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu

tư.

6.1.4 Yêu cầu của việc thẩm định dự án đầu tư

Thẩm định dự án được tiến hành đối với tất cả các dự án thuộc mọi nguồn vốn, thuộc

các thành phần kinh tế (bao gồm các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn nhà nước: vốn ngân sách,

vốn tín dụng ưu đãi..v.v.. và các dự án đầu tư khơng sử dụng vốn nhà nước). Tuy nhiên, yêu cầu của cơng tác thẩm định với các dự án này cũng khác nhau. Theo quy định tất cả các dự án đầu tư xây dựng thuộc mọi thành kinh tế đều phải thẩm định về quy hoạch xây dựng, các phương án kiến trúc, cơng nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ mơi trường sinh thái,

phịng chống cháy nổ và các khía cạnh của dự án.Đối với dự án đầu sử dụng vốn nhà nước

cịn phải được thẩm định về phương diện tài chính và hiệu quả kinh tế của dự án. Đối với các

dự án đầu tư sử dụng vốn ODA phải phù hợp với quy định của Nhà nước và thơng lệ quốc tế.

6.1.5 Mục đích của thẩm định dự ánđầu tư

Đánh giá tính hợp lý của dự án: Tính hợp lý được biểu hiện một cách tổng hợp (biểu hiện trong tính hiệu quả và tính khả thi) và được biểu hiện ở từng nội dung và cách thức tính

tốn của dự án.

Đánh giá tính hiệu quả của dự án: hiệu quả của dự án được xem xét trên hai phương diện, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

Đánh giá tính khả thi của dự án: Đây là mục đích hết sức quan trọng trong thẩm định dự án. Một dự án hợp lý và hiệu quả cần phải cĩ tính khả thi. Tất nhiên hợp lý và hiệu quả là hai điều kiện quan trọng để dự án cĩ tính khả thi. Nhưng tính khả thi cịn phải xem xét với nội dung và phạm vi rộng hơn của dự án (xem xét các kế hoạch tổ chức thực hiện, mơi trường pháp lý của dự án...).

Ba mục đích trên đồng thời cũng là những yêu cầu chung đối với mọi dự án đầu tư. Một dự án muốn được đầu tư hoặc được tài trợ vốn thì dự án đĩ phải đảm bảo được các yêu cầu trên. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của việc thẩm định dự án cịn tuỳ thuộc vào chủ thể thẩm định dự án..

- Các chủ đầu tư trong và ngồi nước thẩm định dự án khả thi để đưa ra quyết định đầu

tư.

Các định chế tài chính (ngân hàng, tổng cục đầu tư và phát triển v.v...) thẩm định dự án khả thi để tài trợ hoặc cho vay vốn.

Các cơ quan quản lý vĩ mơ của Nhà nước (Bộ kế hoạch và Đầu tư, bộ và các cơ quan

ngang bộ, uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố...) thẩm định dự án khả thi để ra quyết định cho

phép đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư.

6.1.6 Nguyên tắc thẩm định dự án đầu tư

Trên gĩc độ quản lý Nhà nước các dự án đầu tư, việc thẩm định các tuân thủ các

nguyên tắc sau đây:

Tất cả các dự án đầu tư thuộc mọi nguồn vốn và mọi thành phần kinh tế đã được ra quyết định và cấp giấy phép đầu tư đều phải qua khâu thẩm định về hiệu quả kinh tế xã hội, về quy hoạch xây dựng, các phương án kiến trúc cơng nghệ mở rộng đất đai, tài nguyên. Nguyên tắc này đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội cho các dự án đầu tư. Tránh thực hiện những dự án chỉ đơn thuần cĩ lợi ích về hiệu quả chính. Các cơ quan nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý Nhà nước các dự án đầu tư trước hết phải bảo đảm sự hài hồ giữa lợi ích kinh tế xã hội và lợi ích của các chủ đầu tư.

Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước phải được thẩm định về phương diện

tài chính của dự án ngồi phương diện kinh tế xã hội đã nêu ở nguyên tắc trên. Nhà nước với

tư cách vừa là chủ đầu tư vừa là cơ quan quản lý chung các dự án thực hiện cả hai chức năng quản lý dự án: quản lý dự án với chức năng là chủ đầu tư và quản lý dự án với chức năng

quản lý vĩ mơ (quản lý Nhà nước). Thực hiện nguyên tắc này nhằm đảm bảo sử dụng cĩ hiệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quả nhất tiền vốn của Nhà nước. Trong mọi dự án đầu tư khơng thể tách rời giữa lợi ích của chủ đầu tư và lợi ích xã hội.

Cịn các dự án khơng sử dụng vốn nhà nước, các chủ đầu tư quan tâm đặc biệt đến hiệu

quả tài chính mà ít quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội, Nhà nước cần quan tâm đến phương diện kinh tế xã hội.

Đối với những dự án sử dụng vốn ODA và vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, khi thẩm định dự án cần chú ý đến những thơng lệ quốc tế.

Cấp nào cĩ quyền ra quyết định cho phép và cấp giấy phép đầu tư thì cấp đĩ cĩ trách

nhiệm thẩm định dự án. Thẩm định dự án được coi như là chức năng quan trọng trong quản

lý Nhà nước. Thẩm định đảm bảo cho các cơ quan quản lý Nhà nước ở các cấp khác nhau ra

quyết định cho phép và cấp giấy phép đầu tư được chính xác theo thẩm quyền của mình.

Nguyên tắc thẩm định cĩ thời hạn. Theo nguyên tắc này các cơ quan quản lý đầu tư

của Nhà nước cần nhanh chĩng thẩm định, tránh những thủ tục rườm rà, chậm trễ, gây phiền

hà trong việc ra quyết định và cấp giấy phép đầu tư.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 153 - 155)