PHÁP
3.3.1 .Kiến nghị đối với Chính phủ
Để thực hiện tốt các giải pháp đã nêu trên, xin kiến nghị một số vấn đề có ý nghĩa đối với điều kiện thực hiện các giải pháp như sau:
- Ban hanh, sửa đổi các văn bản pháp luật về ngân hàng và pháp luật về doanh nghiệp, luật đất đai nhất là về thế chấp tài sản, về hợp đồng kinh doanh, về quyền sở hữu tài sản....cho đầy đủ và đồng bộ hơn để từ đó hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh cũng như hoạt đông tín dụng Ngân hàng.
Bounthanh KEOBOUPPHA 75 Lớp KTCT - K28
Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Lào Chi nhánh LuangPrabang
- Chấn chỉnh việc chấp hành chế độ kế toán và quản lý tài chính của các doanh nghiệp. Tổ chức kiểm tra buộc các doanh nghiệp tiến hành hạch toán đúng theo Pháp lệnh hạch toán kế toán và Thống kê, đảm bảo số liệu trung thực, chính xác và kịp thời. Từ đó giúp các ngân hàng có được các thông tin để phân tích tín dụng được chính xác và hiệu quả hơn.
- Nhà nước ban hành chính sách đầu tư ổn định và lâu dài, để tránh tình trạng khi vốn tín dụng đã đầu tư cho các dự án sản xuất hàng xuất nhập khẩu, và các dự án khác, chưa kịp thu hồi thì lại có sự thay đổi chính sách, khiến cho nợ ngân hàng tăng. Đồng thời cần phải có biện pháp quản lý nghiêm ngặt về xuất nhập khẩu, đảm bảo cân đối, tránh xảy ra hiện tượng nhập tràn lan hoặc quá hạn chế gây ra những biến động thị trường.
- Cần nâng cao trách nhiệm của các cấp có thẩm quyền duyệt dự án. Tránh tình trạng các dự án được duyệt thiếu căn cứ khoa học, không thực tiễn nên không phát huy được hiệu quả, hoạt động bị đình đốn, nợ ngân hàng không trả được.
- Nhà nước phải có chính sách chính xác về các dự án thuộc phía Nhà nước như các dự án về cơ sở hạ tâng nhất là dự an xây dự đường bộ... để tránh tình trạng làm xong dự án nhưng không trả được tiền cho các doanh nghiêp dẫn đến các doanh nghiệp cũng không thể trả nợ Ngân hàng được.
- Vốn tự có của các ngân hàng thương mại nhà nước với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay thì chưa đáp ứng được nhu cau về vốn cho các danh nghiêp và các thành phần kinh tế. Nên Nhà nước cần phải có biện pháp để giải quyết vấn đề này.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
- Ngân hàng Nhà nước cần phải nghiên cứu, bổ sung các công văn, quyết định, thông tư, phải có biện pháp cơ cấu lại hệ thống văn bản pháp luật và hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cũng như tính pháp lý để tạo điều kiện
Bounthanh KEOBOUPPHA 76 Lớp KTCT - K28
Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Lào Chi nhánh LuangPrabang
cho công tác hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại được an toàn và hiệu quả hơn.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng: Các nguồn thông tin mà Ngân hàng có thể tiếp cận để thu thập thông tin về khách hàng. Để có thể hỗ trợ cho các Ngân hàng thương mại trong việc thu thập và tìm kiếm thông tin. NHNN cần hoàn thiện hệ thống thông tin, cụ thể là chấn chỉnh để làm tăng tính hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC).
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Ngoại Thương Lào
- xây dựng các văn bản, quy định liên quan đến việc thực hiện các dịch vụ ngân hàng theo hướng đơn giản hoá, dễ thực hiện, đảm bảo quy trình nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng Ngân hàng.
- Cần ban hành quy chế tuyển dụng các bộ trong ngành Ngân hàng Ngoại Thương Lào, trong đó quy chuẩn quy trình tuyển dụng và các điều kiện đầu vào cho từng loại nghiệp vụ chuyên môn nhất định.
- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ ngân hàng, chú trọng công tác đào tạo phải đi đôi với sử dụng cán bộ sau đào tạo.
- Xây dựng chiến lược đào tạo của toàn ngành xây dựng quy chuẩn cán bộ đối với từng lĩnh vực phù hợp với các chuẩn mực quốc tế để có kế hoạch đào tạo nâng cao, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên gia đầu ngành, kỹ năng nghiệp vụ các lĩnh vực đáp ứng được yêu cầu của công việc trong điều kiện cạnh tranh khi hội nhập hệ thống tài chính tiền tệ khu vực và thế giới.
- Phải bố trí sắp xếp lại mật độ ngân hàng trên địa bàn sao cho hợp lý, tập trung đầu tư công nghệ hiện đại, củng cố các chi nhánh trực thuộc, tạo điều kiện cho các chi nhánh hoạt động có hiệu quả, hình thành mạng lưới phân phối dịch vụ ngân hàng tốt nhất cho công chúng.
Bounthanh KEOBOUPPHA 77 Lớp KTCT - K28
Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Lào Chi nhánh LuangPrabang
KẾT LUẬN
Chất lượng hoạt động tín dụng là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của bất kỳ loại hình Ngân hàng Thương mại nào. Thế nhưng, không phải bất cứ có hoạt động Ngân hàng là sẽ có được chất lượng hoạt động tín dụng. Đối với các Ngân hàng thương mại Lào, hoạt động trong nền kinh tế thị trường, một môi trường mà ở đó thuận lợi có, nhưng khó khăn thử thách cũng rất lớn, thêm vào đó là những tồn tại, hạn chế cả ở hai phía khách quan và chủ quan, ở cả tầm vĩ mô và vi mô đã và sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng hoạt động tín dụng.
Để có được chất lượng tín dụng, thì hoạt động tín dụng phải có hiệu quả quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở sự tin cậy và uy tín. Hiểu đúng bản chất chất lượng tín dụng trên cơ sở phân tích và đánh giá đúng thực trạng hoạt động tín dụng hiện tại và xác định chính xác nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động tín dụng, sẽ giúp cho Ngân hàng có biện pháp quản lý thích hợp để có thể đứng vững và vợt qua được cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trường.
Chất lượng tín dụng của Ngân hàng Ngoai Thương Lào Chi nhánh LuangPrabang qua các thời kỳ đã có những chuyển biến tích cực, khẳng định được vai trò của một Chi nhánh lớn thuộc hệ thống Ngân hàng Ngoai Thương Lào, góp phần đầu tư có hiệu quả đồng vốn ngân hàng, thúc đảy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh LuangPrabang và cả nước, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tuy vậy, những tồn tại và hạn chế cần được xem xét nghiêm túc, kết hợp với những giải pháp đồng bộ như đã trình bày trên đây, hy vọng sẽ góp phần tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoai Thương Lào Chi nhánh LuangPrabang đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn phát triển mới.
Bounthanh KEOBOUPPHA 78 Lớp KTCT - K28
Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Lào Chi nhánh LuangPrabang
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Ngân hàng thương mại - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Chủ biên: T.S Phan Thị thu Hà.NXB-ĐHKTQD 2007.
2. Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lênin (Phần kinh tế tư bản chủ nghĩa) Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Chủ biên: TS. Ngô Văn Lương – ThS. Vũ Xuân Lai. NXB CTQG Hà Nội 2002.
3. Quyết định của Ngân hàng Nhà nước Lào số 10/NHNN, ngày 09/08/2000 4. Báo cáo thường niên 2010 Ngân hàng Ngoại Thương Lào.
5. Báo cáo kết quả kinh doanh 10 năm của Ngân hàng Ngoại Thương Lào Chi nhánh LuangPrabang từ năm 2000 đến 20011
6. Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Ngoại Thương Lào Chi nhánh LuangPrabang các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011
7. Báo cáo kết quả tín dụng của Ngân hàng Ngoại Thương Lào Chi nhánh LuangPrabang các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011
8. Phương hướng của Ngân hàng Ngoại Thương Lào Chi nhánh LuangPrabang năm 2012
9. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Ngoại Thương Lào Chi nhánh LuangPrabang
10. “Tín dụng Ngân hàng” của PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn - Nxb Thống kê năm 2005.
11. Luật ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng của Lào.
12. Luất Ngân hàng Nhà nươc Việt Nam ( 1998 ) Nxb Chính trị Quốc gia 13. Báo cáo tổng kết phát triển kinh tế - xã hội tỉnh LuangPrabang
( 2005-2011).
14. Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm tỉnh LuangPrabang ( 2011-2016).
15. Website của Ngân hàng Ngoại Thương Lào: www.bcel.com.la
Bounthanh KEOBOUPPHA 79 Lớp KTCT - K28